Tôn Lộc Đường đại Sư Căn Dặn Trước Khi Lâm Chung

Tôn Lộc Đường đại sư căn dặn trước khi lâm chung

Nguồn: https://www.sohu.com/a/159688880_310362

Biên dịch: Mr. Nguyễn Hoàng Quân

Nghệ vô chỉ cảnh,

Tay nghề của ta dù tốt, nhưng tất có người hơn ta. Người cao hơn ta, ta cần đối đãi như thầy, lấy sở trường của họ bổ khuyết cho sở đoản của ta, giúp ta tiến bộ. Truyền tiến bộ cho đời sau, có ích cho đạo của ta. Cho dù tài nghệ tinh thông hơn người, cũng không được tự mãn. Nghệ vô chỉ cảnh. Học vấn vô nhai. Sao tự ngăn mình!

Nhu tịnh vi tiên

Khi tập quyền, cần tiềm tâm thể hội. Như hành man lực, tuyệt đối bất đắc khiếu quyết. Việc tu tâm như thùy liễu, ý tùy lưu thủy, tứ chi khinh linh, trung tiết làm chủ. Nếu được như vậy, thì có thể nắm bắt cơ hội, trong sát na phát kình, nhanh như thiểm điện. Tuy tứ lạng lực mà có thể bát đảo thiên cân 。

Thần khí bố mãn

Ngạn ngữ nói năng lực của con người như ba đầu sáu tay. Nhưng tất cần lấy tâm làm chủ. Nếu tâm có chỗ thiên lệch, thì động thủ mà lỏng lẻo, vô dụng. Như thần khí của ta bố mãn toàn thân, toàn thân linh kình không chút gián đoạn, thì người phát mà không thể khống chế ta, ta phát có thể không chế người. Đều là do công phu thần khí bố mãn.

Lưu hành vật đoạn

Khí và thể phân âm dương. Động là dương, tịnh là âm. Nội gia quyền tuy chuyên trọng sử dụng khí. Nhưng khí là vật vô hình, không thể tìm được dấu hiệu, thực tế tồn tại trong cơ thể chúng ta. Khí phân âm dương. Nếu dưỡng không thích đáng, thì sinh hại lỏng lẻo hoặc trở ngại. Bình thường khi an tọa, tâm khí dần dần sẽ trấn định như trạng thái vô sự. Khi vận động nếu thần chí thăng đoạt, sẽ tổn hại việc an dưỡng trấn tịnh khí bình thường. Đó là chưa đắc nghệ.

Xưa kia tiền bối dạy đệ tử, trước tiên khiến cho có thể tự dưỡng khí, làm cho thăng mà không động tâm. Có được căn cơ (bất bạt) đó, thì dù hoạt động thế nào nguyên khí vẫn sung túc, không bị khuyết tổn, động tịnh hằng ngày chân khí được dồi dào. Tới đây mới là chân truyền.

Thân thần thống nhất

Giả sử trước mắt có vật, khởi ý muốn lấy, tay đưa ra, đó là ý thông với khí. Nên muốn sử dụng vật đó, cần có lực. Nơi lực xuất ra là nơi khí tập trung. Nơi khí thông cũng là nơi lực tập trung. Khí và lực không phải là hai vật – do ý tập trung khí sử lực. Như vậy mới đắc thuận toại. Nếu lực xuất ra trước, là đảo lộn chủ và nô, cái hại rất nhiều. Cho nên thường ngày, cần bỏ lực, luyện khí. Chỉ cầu việc sử dụng khí được thuận toại đắc thể, thì người nào cũng có lực sẵn có, ứng với việc mà xuất lực phù hợp.

Từ khóa » Tôn Lộc đường