Tôn Nữ Thị Ninh – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 1/2022)
Tôn Nữ Thị Ninh
Tập tin:Mme Ton Nu Thi Ninh on C-SPAN.pngBà Tôn Nữ Thị Ninh tại một hội thảo năm 2017 ở Washington, D.C.
SinhTôn Nữ Thị Ninh30 tháng 10, 1947 (77 tuổi)TP. Huế, Thừa Thiên Huế
Quốc tịchViệt Nam Việt Nam
Tên khácThị Ninh
Nghề nghiệpPhó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam

Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Xã hội và Giáo dục Trí Việt

Nguyên Đại sứ Việt Nam bên cạnh EU và tại Bỉ

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội

Tôn Nữ Thị Ninh (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1947) từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ. Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bà có vai trò tích cực trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Nữ Thị Ninh sinh ra tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, là hậu duệ của hoàng tộc nhà Nguyễn. Năm 1950 bà theo gia đình sang Pháp và sau đó lại cùng gia đình trở về Sài Gòn. Bà học trung học tại trường Marie Curie tại Sài Gòn. Vào năm 1964, bà sang Pháp du học ở Đại học Paris (Pháp) và Đại học Cambridge (Anh). Bà đã tham gia hoạt động với Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam với vai trò là người trợ giúp vòng ngoài cho Phái đoàn đàm phán của Việt Nam tại Paris trong những năm 1968 - 1973 và một số lần là phiên dịch tiếng Anh trong các cuộc tiếp xúc không chính thức cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình.[1] Bà còn dạy Anh văn và văn học Anh ở Đại học Paris 1, École Normale Supérieure, Fontenay-aux-Roses và Université des Droits[cần dẫn nguồn].

Sự nghiệp ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đó, khi về nước năm 1972, bà làm Phó Khoa của Phân khoa Anh ngữ (Đại học Sư phạm Sài Gòn). Cho đến năm 1975, tình cờ bà gặp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Xuân Thủy - người đã từng biết bà trong thời gian hội nghị Paris (1968-1972) và theo lời khuyên của ông, bà về làm việc tại Ban Đối ngoại Trung ương.

Bà trở thành nhà ngoại giao bắt đầu bằng công việc phiên dịch và bà đã học được nhiều kinh nghiệm khi đi dịch cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Xuân Thủy, ông Nguyễn Cơ Thạch... Ông Jean-Pierre Debris, khi nghe bà dịch cho Tổng thống Pháp François Mitterrand trong chuyến thăm Việt Nam năm 1993 đã ví bà như người thợ kim hoàn lành nghề. Bà đã làm đại sứ ở Bỉ, và bên cạnh Liên minh châu Âu (EU). Bà còn giữ cương vị là người đứng đầu đại diện của phái đoàn Việt Nam ở Liên minh châu Âu tại Brussel (Bỉ) và đã từng giữ một nhiệm kỳ trong Ủy ban Trung ương của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Cương vị gần đây nhất mà bà nắm giữ là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội.[2] Trên cương vị đó bà đã có một số những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ.

Tháng 2 năm 2013, bà được Chính phủ Cộng hòa Pháp tặng huân chương Bắc đẩu Bội tinh.[3]

Nghỉ hưu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 2007, bà đã thôi giữ chức tại Quốc hội và tham gia vào lĩnh vực giáo dục với tư cách Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường Đại học Tư thục Trí Việt[4]. Tuy nhiên dự án này bị thất bại[5].

Năm 2016 bà lên tiếng chỉ trích việc Đại học Fulbright Vietnam bổ nhiệm cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bob Kerrey giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng tín thác của trường đại học này.

Câu nói nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tại buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2004:
Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.[6]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà có chồng từng làm Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội (hiện đã nghỉ hưu) và có một người con trai.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Paris: "Vườn ươm" lực lượng”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2014. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “Quan điểm về ngoại giao hiện đại”. BBC Vietnamese. 9 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ “Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận Bắc đẩu Bội tinh”. Vietnamnet. ngày 27 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ Tản mạn cuối năm với bà Tôn Nữ Thị Ninh, Nguyễn Thị Ngọc Hải, viet-studies
  5. ^ Bà Tôn Nữ Thị Ninh tiết lộ bí quyết thành công, thanhnien, 24/10/2013
  6. ^ “Mối tương quan mất dạy!”. Nguoi-viet. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tôn Nữ Thị Ninh, bà là ai? trên Talawas (có thể không truy cập được từ Việt Nam, cache)
  • Khi Phụ nữ đi làm ngoại giao
  • "Những ngày Việt Nam tại Bỉ"
  • Bài nói chuyện của bà Tôn Nữ Thị Ninh
  • VOA phỏng vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh
  • Bàn về ý kiến chủ động thu hút Việt Kiều của bà Tôn Nữ Thị Ninh[liên kết hỏng]
  • selecting-judges-for-eu-essay-contest-by-europeanunioninvietnam-has-become-a-farce-fedfbb725061

Từ khóa » Tôn Ninh