Tôn Thất Tùng (1912 -1982): Trăm Năm Chung Một Sợi Dây Tơ Hồng

“Bác sĩ Tùng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo: chú làm việc rất hăng hái. Tôi rất vui lòng. Chú cứ gắng sức. Kháng chiến nhất định thắng lợi. Tổ quốc sẽ nhớ công  con hiền cháu thảo. Thím và các cháu đều nạnh khỏe chứ? Tôi luôn luôn bình an. Gửi chú và thím lời chào thân ái và quyết thắng”. Đây là thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho bác sĩ Tôn Thất Tùng trong kháng chiến chống Pháp, lúc ông công tác ở Phú Thọ.

Từ năm 1931, Tôn Thất Tùng ra Hà Nội học trường Bưởi rồi trường Y. Lẽ ra năm 1937, ông phải trình luận án thi ra làm bác sĩ, nhưng rồi cứ phân vân: “Ra bác sĩ để đi làm kiếm tiền trong khi đó chưa học hành ra gì cả”. Qua năm sau, khi tổ chức thi nội trú cho các bệnh viện Hà Nội, ông là người duy nhất được nhận và tự chọn chỗ làm việc tại Khoa Ngoại của Trường đại học Y khoa Hà Nội - tức bệnh viện Việt- Đức ngày nay. Cuộc đời khoa học của ông bắt đầu từ những năm tháng này và cũng là lúc tình yêu gõ của vào trái tim ông.

Ton That Tung (1912 -1982): Tram nam chung mot soi day to hong
"Thiên tài y hoc" Tôn Thất Tùng

Bấy giờ,  trong mối quan hệ, bác sĩ Tôn Thất Tùng rất thân với bác sĩ Hồ Đắc Di. Một phần vì tình đồng hương và một phần bác sĩ Di rất uyên bác, là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ phẩu thuật và cũng là nguời Việt Nam duy nhất được công nhận học hàm Giáo sư đại học thời Pháp thuộc.

Vợ của bác sĩ Di có cô cháu ruột tên là Vi Thị Nguyệt Hồ, mới 16 xuân. Cô Hồ là cháu nội của Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định, đang là một hoa khôi của trường Félix Faure mà nhiều chàng trai đang ngắm nghé, trộm nhớ thương thầm. Thế nhưng, qua mai mối  của bác sĩ Hồ Đắc Di, cô Nguyệt Hồ đã xiêu lòng khi nhìn thấy Tôn Thất Tùng - một thanh niên đã 30 tuổi có khuôn mặt thông minh, sáng láng và nụ cười rất đỗi chân thành. Trai tài gái sắc phải lòng nhau là chuyện thường tình. Họ yêu nhau say đắm.

Có lẽ bác sĩ Tôn Thất Tùng không có nhiều thời gian để đưa người yêu dạo chơi. Bởi lẽ trong hồi ký, ông cho biết là “cả quãng đời thanh niên của tôi đều đóng chặt trong bốn bức tường của bệnh viện ấy, như trong một nhà tu”. Phải thật sự yêu nhau, cô Nguyệt Hồ mới có thể thông cảm được cho Tôn Thất Tùng, khi ông dành thời gian cho nghiên cứu khoa học hơn dành cho mình.

Năm 1944, cả hai tự nguyện được ràng buộc nhau suốt đời bằng dây tơ hồng. Nên duyên chồng vợ, họ xây dựng tổ ấm ở khu nhà dành cho các bác sĩ ở 75 Hàng Bông. Từ đây, tiểu thư Nguyệt Hồ sẽ trở thành người đứng phía sau Tôn Thất Tùng, lo toan tất cả mọi công việc đời thường để ông yên tâm cống hiến cho khoa học.

Bây giờ, mỗi khi nhắc đến bác sĩ Tôn Thất Tùng, ta trân trọng, kính phục một con người đã phát minh phương pháp cắt gan có quy phạm. Từ năm 1935-1939 ông đã mổ hơn 200 gan người chết, phẫu thuật tất cả các gan ấy và vẽ lại trên sơ đồ, rồi đối chiếu với nhau để tìm ra những nét chung. Nhờ sự lao động nghiêm túc, ông đã hoàn thành công việc nghiên cứu về cấu trúc tĩnh mạch trong gan.

Ton That Tung (1912 -1982): Tram nam chung mot soi day to hong
 

Năm 1961 báo The Lancet (Anh), tạp chí Zentralattfur (Đức) công bố phương pháp của ông, lập tức gây tiếng vang lớn trong giới khoa học thế giới. Đến năm 1965, ông đã lập kỷ lục thế giới với 322 trường hợp cắt gan và trở thành ủy viên danh dự của Viện Hàn lâm khoa học Liên xô (1965), ủy viên nước ngoài của Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris (1974), ủy viên Hội phẫu thuật Lyon(1972). Ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1).

Nhưng công việc nghiên cứu của ông không chỉ đóng khung trong bốn bức tường của bệnh viện. Sau năm 1945, tiếng súng hào hiệp và chính nghĩa của Việt Minh đã thức tỉnh ông ý thức của một công dân. Một hôm, ông được gọi gấp đến xem bệnh cho một cán bộ cách mạng lão thành. Đó là ông cụ gầy, xanh xao nhưng đôi mắt sáng. Sau khi chữa bệnh, ông cụ giữ ông lại để hỏi han chuyện gia đình. Tôn Thất Tùng nói:

-  Thưa cụ, cháu vừa có con trai  đầu lòng ạ !

Ông cụ từ tốn nói:

- Để tôi đặt tên cho nó. Tên chú có bộ mộc, nên đặt tên cho con chú là Bách.

Và cuộc gặp gỡ đầu tiên này, tâm hồn ông đã chuyển biến theo cách mạng Việt Nam dưới đôi mắt sáng ấy. Ông cụ chính là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trở về nhà, bác sĩ Tôn Thất Tùng có kể lại chuyện này cho vợ nghe, bà rất sung sướng và hài lòng.

Có một kỷ niệm nhỏ mà ông bà Tôn Thất Tùng còn nhớ mãi là vào buổi sáng ngày 19.12.1946, ngoài trời rét ngọt, mưa bụi bay, ông ngồi uống trà cùng vợ và lật quyển sổ tử vi ra xem. Đây là quyển sổ mà mẹ của ông đã đặt nhà nho lấy giùm lá số lúc ông còn bé.

Ông hào hứng đọc cho vợ nghe một câu có ghi trong đó: “Thử niên xuất ngoại” nghĩa là sang năm, ông sẽ đi ngao du ở nước ngoài! Nghe xong, bà cũng tủm tỉm cười. Tối hôm ấy, điện tắt từ lúc bảy giờ, tiếng súng bắt đầu nổ vang trời từ Chèm và Láng. Sau này, ông dí dỏm nhớ lại: “Tôi “xuất ngoại” thật, tôi đã đi theo kháng chiến, với gia đình có một đứa con mới đầy sáu tháng”.

Ton That Tung (1912 -1982): Tram nam chung mot soi day to hong
Gia đình GS Tôn Thất Tùng

 Dù sinh trong một gia đình giàu có, nhưng khi đi theo chồng  phục vụ kháng chiến với biết bao thiếu thốn, gian khổ nhưng không một giây phút nào bà Hồ tỏ ra nuối tiếc những vàng son xưa cũ. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chính Minh thường gọi đùa Tôn Thất Tùng là cidevant- một danh từ mà Cách mạng Pháp 1789 dành cho các nhà quý tộc. Thật cảm động khi bà Hồ thường nói, ý nghĩa của cuộc sống bà đã dành trọn vẹn cho ông. Tình yêu ấy sống mãi theo năm tháng. Sau này, dù ông mất trước nhưng chiều chủ nhật nào bà cũng lên nghĩa trang Mai Dịch để “chuyện trò” cùng với ông.

Tình yêu của họ đơm hoa kết trái: Bác sĩ Tôn Thất Bách người con cả của mối tình tuyệt đẹp này là Hiệu trưởng Trường Y Hà Nội, là người Châu Á đầu tiên được phong tiến sĩ danh dự của ĐH Lille (Pháp) và cũng là Hội viên Hội Phẫu thuật quốc tế, viện sĩ Viện hàn lâm phẫu thuật Pháp.

Lê Minh Quốc

* Tài liệu tham khảo: Đường vào khoa học của tôi - Hồi ký Tôn Thất Tùng -NXB Thanh Niên 1978; Báo An ninh thế giới số 2.12.1999.

Từ khóa » Vợ Của Giáo Sư Tôn Thất Tùng