Tổn Thương Vôi Hóa Trong Gan - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

Bệnh vôi hóa gan, nguyên nhân gây vôi hóa gan

Vôi hóa gan là gì?

Vôi hoá gan hay còn được gọi là vôi gan, là một tổn thương gan mãn tính. Bản chất vôi hoá gan không phải là bệnh mà chỉ là một vết sẹo do tổn thương ở lá gan, do áp xe gan hoặc bị nhiễm các loại ký sinh trùng. Những vết tổn thương tạo thành những hạt sỏi nhỏ, dần bị vôi hoá cứng và đọng lại trong đường mật ở cơ quan có chức năng thải độc này và không thể thoát ra ngoài cơ thể.

Nguyên nhân gây vôi hóa gan

– Viêm tế bào nhu mô gan: viêm gan gây ra do quá trình hình thành sỏi trong tuyến mật hay do lắng đọng sắc tố mật; hoặc viêm gan do tác động của rượu bia, chất kích thích…

– Xác ký sinh trùng

– Thuốc điều trị bệnh lao tích tụ tại gan: do những thuốc điều trị lao đều được chuyển hoá ở gan, lâu dần sẽ tích tụ lại và gây ra những nốt vôi hoá gan.

– Gan nhiễm độc, gan nhiễm mỡ lâu ngày

– Khối u gan gây ra tích tụ canxi

– Uống rượu bia

– Rối loạn chức năng gan

Dấu hiệu nhận biết bệnh vôi hóa gan

Khi nốt vôi hóa gan có kích thước nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến người bệnh và chỉ khi đi khám mới phát hiện. Tuy nhiên nếu vôi hóa gan phát triển có kích thước lớn có những biểu hiện như:

– Đau tức hạ sườn phải

– Sốt, rét run

– Vàng da, vàng niêm mạc mắt

– Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, sợ mỡ, đầy bụng, chậm tiêu

Hình ảnh siêu âm vôi hóa gan

Vôi hóa gan có nguy hiểm không?

Tình trạng vôi hóa gan không phải là một bệnh nghiêm trọng, thường cho kết quả lành tính, thế nhưng nếu kích thước lớn sẽ dẫn đến viêm đường mật, ứ mật mạn tính và nặng hơn có thể dẫn tới xơ gan mật thứ phát.

  • Giai đoạn vôi hóa ban đầu: không có biểu hiện rõ ràng, ít khi gây ra những biến chứng nguy hiểm

  • Kích thước nốt vôi hoá lớn: người bệnh cảm thấy đau đớn nhất là khi vận động mạnh, sốt rét, co giật, rối loạn tiêu hoá. Khi nốt vôi hóa có kích thước lớn sẽ gây chèn ép đường mật, nhiễm trùng tái diễn đường mật và có thể ảnh hưởng tới chức năng gan mật.

  • Vôi hoá gan lâu dài: gây viêm gan thể mãn tính, xơ gan, ung thư gan phải phẫu thuật.

Phòng ngừa vôi hóa gan

Để hạn chế các nốt vôi hoá phát triển, người bệnh cần tuân thủ theo các biện pháp phòng ngừa cụ thể như sau:

  • Tập thể dục đều đặn thường xuyên, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi. Tăng khả năng miễn dịch giúp hạn chế bệnh lý và phải sử dụng thuốc ảnh hưởng tới gan.

  • Chế độ ăn: Cần hạn chế cholesterol trong khẩu phần ăn làm giảm nguy cơ lắng đọng sắc tố mật. Cholesterol có nhiều trong nội tạng động vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật… nên cần hạn chế. Cần tăng cường hoa quả tươi, rau xanh, các loại thịt trắng và nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no, không nên ăn quá khuya.

  • Hạn chế uống rượu, bia, các chất gây độc cho gan và khi sử dụng các loại thuốc độc cho gan cần được hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt một số loại thuốc có nguồn gốc không rõ ràng, các loại thuốc nam bảo quản không đúng cách gây nhiễm nấm không nên uống.

  • Không nên làm việc quá sức, ngủ đủ giấc mỗi ngày, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, không nên lo lắng khi có nốt vôi hóa gan vì đây là tình trạng lành tính.

  • Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng để đánh giá nốt vôi hóa gan có tiến triển lớn hơn không, đánh giá chức năng gan mật và khám ngay khi có những dấu hiệu như đau vùng gan, sốt, vàng da…

  • Định kỳ tẩy giun 6 tháng đến 1 năm một lần:

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Nốt Vôi Gan Có Nguy Hiểm Không