Tone Nhạc Là Gì? 31+ Kiến Thức Cần Biết Về Tone Nhạc - Lạc Việt Audio
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn là người thích âm thanh đặc biệt là tìm hiểu về loa và các thiết bị hỗ trợ hoặc đã từng đi hát karaoke thì chắc chắn rằng không còn lạ gì với từ khóa “tone”. Đặc biệt các dòng đầu karaoke cao cấp sẽ có chỗ chỉnh tone bài hát. Vậy thật sự tone là gì và việc bạn nâng tone hoặc hạ tone có chuẩn không? thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Tone nhạc là gì?
Để hiểu được định nghĩa tone nhạc là gì? thì Lạc Việt audio xin giới thiệu đến các bạn 1 định nghĩa mới đó là bảng tuần hoàn tone nhạc, nhìn vào bảng tuần hoàn tone nhạc bạn sẽ nắm được định nghĩa và cách vận dụng tone nhạc vào bài hát tốt hơn.
“Tone” là chính xác là một từ tiếng anh, khi dịch sang tiếng việt trong lĩnh vực âm nhạc, âm nhạc thì nó có nghĩa là “Giọng”. Vậy có thể hiểu “tone nhạc” là giọng của bản nhạc. Vậy giọng của bản nhạc (tone nhạc) là gì? Giọng của bản nhạc được quy ước là độ cao của một điệu thức cụ thể nào đó. Người ta quy ước có 30 loại giọng khác nhau được xếp theo từng cặp giọng thứ và giọng trưởng song song, bao gồm:
- Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)
- Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)
- Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)
- La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)
- Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)
- Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)
- Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)
- Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)
- Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)
- Si (giáng) Trưởng (Bb) và Sol thứ (Gm)
- Mi (giáng) Trưởng (Eb) và Đô thứ (Cm)
- La (giáng) Trưởng (Ab) và Fa thứ (Fm)
- Rê (giáng) Trưởng (Db) và Si (giáng) thứ (Bbm)
- Sol (giáng) Trưởng (Gb) và Mi (giáng) thứ (Ebm)
- Đô (giáng) Trưởng (Cb) và La (giáng) thứ (Abm)
Lưu ý: Thứ tự các dấu hóa xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt là:
- Thăng (#): Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si
- Giáng (b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa
Từ những thông tin bên trên ta có thể kết luận rằng:
Tone nhạc – giọng nhạc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách một bài hát được trình bày và cách người nghe cảm nhận. Tone được xác định bởi cao độ (pitch) và có thể thay đổi để phù hợp người biểu diễn hoặc tạo ra các hiệu ứng khác nhau.
Định nghĩa là như vậy nhưng làm thế nào để xác định được “tone” của một bài hát, chúng ta cùng đi xuống phần bên dưới.
Những khái niệm bạn nên biết
Khái niệm Tone nhạc là gì đã được xử lý rõ ràng nên chúng ta sẽ cùng đi xem xét các định nghĩa liên quan. Một số khía cạnh có thể được gợi lên khi nhắc đến tone nhạc như:
Âm vực
Âm vực là phạm vi của các nốt nhạc mà một người hoặc nhạc cụ có thể phát ra, từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất. Âm vực được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên giọng hát hoặc loại nhạc cụ, ví dụ như soprano, alto, tenor và bass trong giọng hát.
Mỗi loại giọng hát có một âm vực riêng biệt và phù hợp với những thể loại nhạc nhất định. Hiểu rõ về âm vực giúp người biểu diễn lựa chọn bài hát phù hợp với giọng của mình, đồng thời giúp nhạc sĩ và nhà soạn nhạc tạo ra các tác phẩm phù hợp với khả năng của người biểu diễn.
Âm vực của bài hát
Âm vực của bài hát là khoảng cao độ mà bài hát đó yêu cầu người biểu diễn phải đạt được. Nó bao gồm các nốt nhạc thấp nhất và cao nhất trong bài hát.
Khi chọn bài hát để biểu diễn, điều quan trọng là phải xem xét âm vực của bài hát có phù hợp với âm vực của người hát hay không. Một bài hát có âm vực quá rộng hoặc không phù hợp có thể gây khó khăn cho người hát và ảnh hưởng đến chất lượng trình diễn.
Âm vực của người hát
Âm vực của người hát là phạm vi các nốt nhạc mà người đó có thể hát một cách tự nhiên và thoải mái.
Âm vực của người hát thường được xác định thông qua luyện tập và kiểm tra giọng hát. Biết được âm vực của mình giúp người hát lựa chọn những bài hát phù hợp và phát triển kỹ năng hát một cách hiệu quả.
Cách xác định tone nhạc của một bài hát
Việc xác định tone nhạc trong một bài hát sẽ giúp các bạn lựa chọn được đúng “tone” giọng khi hát, như vậy thì khi hát ở các dàn karaoke chuyên nghiệp thì bạn sẽ hát hay hơn, có thể gần như là ca sĩ.
Bạn phải hiểu việc xác định tone nhạc của 1 bài hát là bạn chọn ra nốt chính trong toàn bộ ca khúc cùng thuộc một giai điệu âm thanh để việc đệm hát dễ dàng hơn và hay hơn. Các bước làm như sau:
- Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.
- Kế tiếp đó, để xác định giọng của bài hát chuẩn nhất, chúng ta sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố sau:
- Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát.
- Ô nhịp mở đầu (không tính nhịp lấy đà) và ô nhịp kết thúc của bản nhạc.Thường thì, các ô nhịp này chính là âm chính của giọng trong bài hát.
- Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm để đệm hát thì sẽ rất dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều được kết thúc bằng hợp âm chủ.
- Nếu để ý, thì bạn sẽ rất hay gặp ca sĩ hay nhạc công thường nói đến giọng La thứ, Son trưởng,… thì đây chính là giọng chính của bài hát đó.
- Đối với những người chuyên nghiệp việc xác định Tone rất dễ họ thường lắng nghe âm giai và tìm những nốt nhạc tương ứng với âm giai rồi suy ra hợp âm chủ của bài và cứ như vậy đánh theo quy luật vòng hòa âm.
- Một cách phổ biến nhất là nghe những nốt nhạc cuối cùng của bài hát đó. Nốt cuối cùng của bài hát là nốt gì, và ta sẽ suy ra bài hát đó sẽ chơi ở giọng trưởng hoặc thứ mang tên nốt đó.
- Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.
Ví dụ cụ thể cho từng trường hợp để xác định được tone của một bài hát
Trường hợp bản nhạc có 3 dấu thăng, vậy nếu trường hợp dấu thăng thứ ba là Sol, cộng thêm một bậc thành La, vậy thì bản nhạc có giọng Trưởng là La Trưởng (A), suy ra giọng thứ song song của bài hát này sẽ bắt buộc là Fa (thăng) thứ (F#m).
Nếu trong trường hợp sau khóa nhạc có dấu giáng, thì ta phải xác định ngay giọng của bản nhạc,các bạn chỉ cần xem tên của dấu giáng đứng thứ hai từ cuối lên để làm giọng trưởng chính của bài và khi này đương nhiên bạn có thể tìm ra giọng thứ song song của bài hát. Nếu bạn biết thêm định nghĩa về cổng AUX của thiết bị âm thanh thì đọc bài này sẽ dễ hiểu hơn đó.
Cách xác định tone giọng của mỗi người
Xác định tone giọng của mỗi người là bước quan trọng để hiểu rõ khả năng hát của mình và lựa chọn những bài hát phù hợp. Dưới đây là các bước cơ bản để xác định tone giọng của bạn:
Bước 1: Khởi động giọng hát
Trước khi bắt đầu xác định tone giọng, hãy khởi động giọng hát của bạn để giọng của bạn được làm ấm và sẵn sàng cho việc kiểm tra âm vực. Bạn có thể khởi động bằng các bài tập đơn giản như humming, lip trills, hoặc hát các nốt từ thấp đến cao và ngược lại.
Bước 2: Sử dụng piano hoặc đàn phím
Dùng một cây đàn piano hoặc đàn phím để xác định các nốt nhạc. Nếu bạn không có đàn, bạn có thể sử dụng các ứng dụng đàn phím trên điện thoại hoặc máy tính.
Bước 3: Tìm nốt thấp nhất của bạn
Bắt đầu từ nốt C giữa (C4) trên đàn phím và hát xuống từng nốt một cho đến khi bạn không thể hát được nốt nào thấp hơn. Ghi lại nốt thấp nhất mà bạn có thể hát một cách rõ ràng và thoải mái. Đây là điểm bắt đầu của âm vực của bạn.
Bước 4: Tìm nốt cao nhất của bạn
Từ nốt C giữa (C4), hát lên từng nốt một cho đến khi bạn không thể hát được nốt nào cao hơn. Ghi lại nốt cao nhất mà bạn có thể hát một cách rõ ràng và thoải mái. Đây là điểm kết thúc của âm vực của bạn.
Bước 5: Xác định loại giọng hát
Dựa trên phạm vi các nốt bạn đã ghi lại, bạn có thể xác định loại giọng hát của mình. Dưới đây là một số loại giọng hát cơ bản và âm vực tương ứng:
- Soprano: Từ khoảng C4 đến C6
- Mezzo-soprano: Từ khoảng A3 đến A5
- Alto (Contralto): Từ khoảng F3 đến F5
- Tenor: Từ khoảng B2 đến A4
- Baritone: Từ khoảng G2 đến G4
- Bass: Từ khoảng E2 đến E4
Cách nâng, hạ tone nhạc hiệu quả
Việc nâng hạ tone nhạc là việc cực kỳ quan trọng giúp bài hát dễ hát hơn với mọi người vì mỗi người có giọng hát và mỗi bài hát lại có nhiều nhạc cụ và giai điệu khác nhau.
Vì sao phải nâng hạ tone nhạc, bài hát?
Đầu tiên phải đặt câu hỏi tại sao phải nâng hạ tone một bài hát khi mà nhạc sĩ đã gần như cố định tone của một bài hát rồi? Đây là câu trả lời: Bình thường thì mỗi người thổi sáo sẽ có đầy đủ tất cả các bộ sáo cơ bản các tone như Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si, Sib,…. để có thể khớp với beat của từng bài, giọng của từng bài.
Nếu không có cả bộ sáo này thì đương nhiên chúng ta cần phải sắm cho mình những tone cơ bản nhất như Đô, Sib, La. Tiếp đó cần sử dụng phần mềm chuyên nâng tone và hạ tone nhạc là mp3 KeyShifter để nâng hạ tone beat bài hát sao cho khớp với tone cây sáo của bạn đang sử dụng. Khi này khi thổi sáo sẽ khớp với beat, không bị chênh hay phô làm cho mọi thứ từ giọng hát đến nhạc cụ đều hòa vào nhau chứ không có cái nào quá nổi trội. Tương tự vậy với người hát, ca sĩ mỗi người sẽ có một giọng cao thấp khác nhau.
Phần mềm chuyên dụng để nâng hạ tone nhạc
Cách hạ tone nhạc cơ bản bạn sẽ phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng để hạ tone nhạc, một số phần mềm có thể kể đến như: MP3 KeyShifter,.. tính năng cơ bản của các phần mềm nâng, hạ tone nhạc này có thể kể đến như:
- Beat nhạc khi qua phần mềm có thể được điều chỉnh : nâng hạ tone nhạc.
- Thay đổi mức độ nhanh chậm của beat nhạc
- Lưu thành các file dễ sử dụng như: mp3, mp4, flac,..
- Tính tùy biến cao phù hợp với từng loại nhạc cụ theo ý muốn, ví dụ như Sáo Trúc, kèn, hát ….
- Đặc biệt phần mềm MP3 KeyShifter này có thể dùng với cả bài hát, bài nhạc analog hoặc kỹ thuật số (digital)
Nâng hạ tone nhạc online
Bên trên là khi bạn sử dụng phần mềm để nâng hạ tone bài hát nhưng đôi khi máy tính của bạn cấu hình yếu sẽ không thể cài được phần mềm thì việc sử dụng các ứng dụng online để nâng hạ nhạc sẽ vô cùng hiệu quả và chất lượng. Về cơ bản chứng năng của các phần mềm nâng hạ tone online này thì chức năng nó chỉ kém của phần mềm cài ở máy 1 chút nhưng mà tiện dụng hơn rất nhiều và nhẹ máy.
Việc hạ tone nhạc trực tuyến này có thể sẽ mang lại cho bạn những bất ngờ mà bạn chưa từng biết vì tính đa dạng và sự linh hoạt của nó.
Hướng dẫn điều chỉnh tone nhạc hiệu quả
Điều chỉnh tone nhạc là kỹ năng quan trọng giúp người hát hoặc người chơi nhạc cụ biểu diễn một cách tự tin và chính xác. Dưới đây là các bước hướng dẫn để điều chỉnh tone nhạc hiệu quả:
Bước 1: Hiểu rõ về tone nhạc và âm vực
Trước khi bắt đầu điều chỉnh, bạn cần hiểu rõ tone nhạc (giọng nhạc) và âm vực (vocal range). Tone nhạc là mức cao hay thấp của âm thanh, còn âm vực là phạm vi các nốt nhạc mà bạn có thể hát hoặc chơi.
Bước 2: Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Để điều chỉnh tone nhạc, bạn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy điều chỉnh tone (pitch shifter), máy tạo tone (tone generator) hoặc các ứng dụng điện thoại có chức năng điều chỉnh tone.
Bước 3: Xác định tone ban đầu
Trước khi thay đổi tone, hãy xác định tone ban đầu của bài hát hoặc đoạn nhạc mà bạn muốn điều chỉnh, giúp bạn hiểu rõ điểm xuất phát và mục tiêu của việc điều chỉnh.
Bước 4: Điều chỉnh từng bước
Khi điều chỉnh tone, hãy thực hiện từng bước nhỏ để tránh làm mất đi tính nguyên bản của bài hát. Bạn có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm nửa cung (half step) cho đến khi đạt được tone mong muốn.
Bước 5: Kiểm tra lại
Sau khi điều chỉnh tone, hãy kiểm tra lại bằng cách hát hoặc chơi đoạn nhạc đó. Thao tác này giúp bạn đảm bảo rằng tone mới phù hợp với giọng hát hoặc nhạc cụ của bạn và không gây ra các vấn đề khác.
Bước 6: Sử dụng phần mềm hoặc ứng dụng
Các phần mềm hoặc ứng dụng chỉnh sửa âm thanh như Audacity, GarageBand hoặc các ứng dụng trên điện thoại có thể giúp bạn điều chỉnh tone nhạc một cách dễ dàng và chính xác. Bạn chỉ cần tải bài hát lên và sử dụng chức năng thay đổi tone để điều chỉnh theo ý muốn.
Bước 7: Luyện tập thường xuyên
Luyện tập thường xuyên giúp bạn làm quen với việc điều chỉnh tone và cải thiện kỹ năng hát hoặc chơi nhạc cụ, tạo điều kiện để bạn nhận biết được các tone khác nhau và cách chúng ảnh hưởng đến bài hát hoặc đoạn nhạc.
Một số lỗi thường gặp với tone nhạc
Trong quá trình ca hát, tone nhạc có thể gặp một số sự cố nổi bật sau đây:
- Một trong những lỗi phổ biến nhất là chọn tone quá cao hoặc quá thấp so với giọng hát của mình. Điều này có thể khiến người hát gặp khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng trình diễn.
- Không luyện tập đủ trước khi điều chỉnh tone có thể dẫn đến việc không thể kiểm soát tốt giọng hát hoặc nhạc cụ khi biểu diễn. Luyện tập giúp bạn làm quen với tone mới và cải thiện kỹ năng.
- Điều chỉnh tone quá nhiều hoặc quá nhanh có thể làm mất đi tính nguyên bản của bài hát và khiến người nghe cảm thấy không tự nhiên. Hãy điều chỉnh từng bước nhỏ để giữ nguyên tính cách của bài hát.
- Không kiểm tra lại tone sau khi điều chỉnh có thể dẫn đến việc phát hiện ra các vấn đề khi đã lên sân khấu hoặc trong quá trình biểu diễn. Luôn kiểm tra lại để đảm bảo tone mới phù hợp và không gây ra các vấn đề khác.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ điều chỉnh tone không đúng cách có thể làm biến đổi âm thanh quá mức và làm mất đi tính tự nhiên của bài hát. Hãy tìm hiểu và sử dụng thiết bị đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất.
Mở rộng kiến thức âm thanh cùng Lạc Việt Audio
Như vậy là trong bài viết này, Lạc Việt audio đã giới thiệu đến các bạn những định nghĩa và công dụng cách sử dụng tone nhạc sao cho phù hợp, mọi ý kiến đóng góp các bạn cứ để dưới comment chúng ta cùng trao đổi nhé! Nếu có gì cần biết hãy liên hệ đến chúng tôi qua hotline 0982.655.355 để nhận được sự trợ giúp từ đội ngũ chuyên viên âm thanh dày dặn kinh nghiệm của đơn vị.
Duy ShinotaLà người kinh doanh trong lĩnh vực âm thanh hơn 15 năm qua ,tôi hiện là giám đốc tại Lạc Việt Audio -nhà phân phối thiết bị âm thanh số 1 Việt Nam.Chúng tôi chuyên cung cấp và setup các sản phẩm thiết bị và hệ thống âm thanh chuyên nghiệp có chất lượng tốt nhất cùng mức giá cạnh tranh hàng đầu tại thị trường trong nước
Từ khóa » Tông C Là Tone Gì
-
Tone Là Gì? Cách Xác định Tone Nhạc Của Bài Hát Và Của Từng Người
-
Tone Là Gì? Cách Xác định Tone Của Bài Hát Chính Xác Nhất
-
Tone Là Gì? Xác định Tone Giọng Của Mỗi Người đơn Giản
-
TONE NHẠC LÀ GÌ? - Trường Ca Audio
-
Tone Là Gì? Cách Xác định Tone Của Bài Hát Chính Xác Nhất - DXAudio
-
Tone (Tông) Bài Hát Là Gì? Có Tất Cả Bao Nhiêu Tone Cho ... - YouTube
-
CHUYỂN TONE NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH TONE SAO ...
-
Tone Là Gì? Cách Xác định Tone Của Bài Hát Chính Xác Nhất - EXP.GG
-
Tone Là Gì? Cách Xác định Tông Nhạc Và Giọng Của Mỗi Người
-
30 Tone Nhạc Và Vòng Các Hợp âm Có Trong 14 Giọng Cơ Bản
-
Lên Tone Là Gì ? Cách Xác Định Tone Nhạc Của Bài Hát Và Của ...
-
Tông Nhạc Là Gì ? Cách Xác Định Tone Nhạc Của ...
-
Nên Chọn Mua Sáo Dizi Tone Gì?
-
Tone Là Gì - Cách Xác định Tone Của Bài Hát Chính - Thienmaonline