Tone Sáo Là Gì – Sáo đô, Sol, La, Si, Rê, Mi, Fa Là Gì?
Tone sáo là gì? Nên chọn mua sáo tone gì? Mới chơi thì nên mua sáo gì? Sáo đô là gì, sáo La trầm là gì, sáo C5 là gì? sáo A4 là gì, sáo sol, fa trầm, sáo si, sáo si giáng, … là gì? … Rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi các bạn bắt đầu muốn học thổi sáo, muốn mua cho mình một cây sáo đầu tiên, hoặc những bạn đã có sáo và muốn mua thêm. Ở bài viết này, mình sẽ giải đáp hết cho các bạn một cách dể hiểu nhất, đơn giản nhất, nhưng đầy đủ nhất.
Mục lục - Bấm vào mục lục để đến phần cần xem
- 1 Định nghĩa tone sáo là gì?
- 2 Các nốt nhạc sử dụng trong cảm âm và sheet nhạc cho sáo và vấn đề hòa âm.
- 3 Tone của tiêu sáo Việt.
- 4 Tone sáo Dizi – sáo Tàu và các loại tiêu sáo khác của Trung Quốc.
- 5 Tone của sáo Mèo sáo Bầu.
- 6 Bình luận
Định nghĩa tone sáo là gì?
Tone sáo hay giọng sáo là giọng của cây sáo đó. Ví dụ sáo Đô có giọng Đô trưởng (giọng Đô trưởng bao gồm các nốt Đô rê mi fa sol la Si). Ký hiệu của Đô là C, nên sẽ có sáo C5, C4, … là nốt Đô ở quảng 8 thứ 5 và quảng 8 thứ 4 trên đàn Piano (hiểu đơn giản là nốt Đô thứ 5 và thứ 4 tính từ trái sáng phải trên đàn Piano).
Bảng chuyển đổi ký hiệu các nốt nhạc:
C | D | E | F | G | A | B |
Đô | Rê | Mi | Fa | Sol | La | Si |
Trong đó khoảng cách về cao độ được quy định theo cung như sau:
- Đô (C) – 1 cung – Rê (D) – 1 cung – Mi (E) – 0,5 cung – Fa (F) – 1 cung – Sol (G) – 1 cung – La (A) – 1 cung – Si (B) – 0,5 cung – Đố (Đố 2) …
- Một quảng âm từ Đô đến Đố (Đô 2) được gọi là một quảng 8 và khoảng cách cao độ của nó là 6 cung. Tần số các nốt ở quảng 8 phía sau sẽ gấp đôi tần số các nốt ở quảng 8 trước đó (Ví dụ tần số Đô 2 gấp đôi Đô 1, Rê 3 gấp đôi Rê 2).
- Trong đàn Piano sẽ có các nốt từ C1, D1 …C2, D2 …F4, G4, A4, B4, C5, D5…
- Sáo có nốt thấp nhất là C5 thì sẽ được gọi là sáo C5, hay F4 là sáo F4, … tương tự với các tone khác.
- Các tone sáo thường có thêm các đặc tính như: trầm (tone sáo quảng 8 thứ 4), siêu trầm (tone sáo ở quảng 8 thứ 3), cao (tone sáo ở quảng 8 thứ 5). Việc gọi như vậy là để phân biệt các tone sáo cùng tên nhưng khác quảng với nhau. Tuy nhiên, ở các loại tiêu sáo khác nhau chúng ta có thể bỏ bớt các đặc tính đó do các tone phổ biến của loại tiêu sáo đó.
Ví dụ:
- Chúng ta gọi sáo Fa trầm F4 để phân biệt với sáo Fa cao F5, 2 tone sáo này cùng là sáo Fa, nhưng lệch nhau 1 quảng 8, tần số các nốt sáo F5 sẽ gấp đôi tần số các nốt sáo F4.
- Chúng ta gọi sáo La trầm hay sáo La đều có ý nghĩa như nhau vì sáo La cao A5 thì rất ít người sử dụng (hầu như không dùng đến vì khoảng cách các lỗ quá gần không bấm được).
- Chúng ta gọi tiêu Đô hay tiêu Đô trầm đều được, hoặc tiêu Si hay tiêu Si siêu trầm hay tiêu Si trầm thì người ta đều hiểu là tiêu C4 và B3 bởi vì người ta thường làm tiêu chỉ với các tone từ Fa trầm F4 hoặc thấp hơn (thường chỉ thấp đến G3 hoặc F3 vì thấp hơn thì rất khó bấm được các lỗ để chơi).
Các nốt nhạc sử dụng trong cảm âm và sheet nhạc cho sáo và vấn đề hòa âm.
- Các nốt trong cảm âm và sheet nhạc:Trong cảm âm hay trong sheet nhạc, chúng ta có thể đọc hay dịch (sheet) thành, đô rê mi fa sol la Si đố rế mí … hoặc đô rê mi fa sol la si Đô2, rê2, mi2 …do3 … Nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng, vậy nếu dùng sáo La sẽ phải mở khác sáo Đô, hay sáo Sol, hoặc là do2, rê2 … có phải là các ký hiệu tương ứng với tone sáo C2, D2, … hay các nốt nhạc C2 D2 … trên đàn piano không. Câu trả lời là “không”! Để chơi theo cảm âm hay kể cả sheet nhạc, các bạn cứ quan niệm các nốt trên cây sáo đó như cây sáo tone Đô. Với sáo ngang 6 lỗ thì sẽ là Đô rê mi fa sol la si Đô2 Rê2 …
- Về việc hòa âm: Khi ta chơi một bản nhạc bằng các tone sáo khác nhau thì chúng ta sẽ có thế bấm ngón tay giống nhau (cùng 1 loại sáo nhé), làn điệu giống nhau nhưng có một mức độ cao khác nhau giống như 2 người cùng hát ra một bài hát nhưng một người hát cao hơn (sáo Đô C5 sẽ cao hơn sáo La A4 chẳng hạn). Do vậy, khi sử dụng các tone sáo khác nhau, chúng ta phải có các nhạc nền, beat nhạc khác nhau và tấc nhiên sáo khác tone nhau (cũng như các nhạc cụ khác) khi hòa vào nhau sẽ có sự chênh phô nhất định. Để tránh được sự chênh phô đó, chúng ta cần bấm các thế bấm khác nhau trên các tone sáo khác nhau (Ví dụ: sáo Đô thì chơi từ nốt Đô, sáo Sol sẽ chơi từ nốt Fa vì nốt thế bấm Fa trên cây sáo Sol chính là nốt Đô) hoặc sử dụng các cặp bè thuận như: bè quảng 8 (2 tone nhạc cụ cách nhau 1 quảng 8, ví dụ: đô C4 và Đô C5), hay bè quảng 5, bè quảng 3, …(để biết cụ thể hợn các bạn google về “giọng bè” nhé!).
Tone của tiêu sáo Việt.
- Tone của tiêu sáo Việt được đọc theo giọng trưởng của các nốt nhạc trên cây tiêu cây sáo đó. Ví dụ sáo tiêu tone Đô sẽ có các nốt chính là Đô rê mi Fa sol la Si Đô2 … (các nốt thăng giáng là các nốt phụ). Các tone khác chúng ta tự dịch lên theo quy tắc về cung.
- Hiểu một cách nôm na, thì tone của tiêu sáo Việt là nốt thấp nhất mà cây tiêu cây sáo đó thổi được. Ví dụ sáo Đô C5 là sáo có nốt thấp nhất là Đô (cụ thể là nốt C5).
- các tone của tiêu Việt: phổ biến nhất là Đô (trầm) C4, tiếp theo có thể kể đến Rê (trầm) D4, Si (siêu trầm) B3, Si giáng (siêu trầm) Bb3, … các tone hiếm như G3, F3 hoặc các tone cao hơn fa trầm F4.
- Tone của sáo ngang Việt: Phổ biến nhất là Đô (trung – cao) C5, tiếp theo là La trầm A4, Sol trầm G4, …(từ Fa trầm F4 đến Sol cao G5).
Tone sáo Dizi – sáo Tàu và các loại tiêu sáo khác của Trung Quốc.
- Đối với sáo Dizi hoặc các loại sáo Tàu, tiêu Trung Quốc, tone của sáo được quy định khác với tone sáo Việt Nam. Đối với sáo Trung Quốc, tone của sáo được gọi cao hơn tone sáo Việt Nam 2,5 cung. Ví dụ: sáo Dizi tone Đô sẽ ký hiệu là chữ F (Fa), sáo Dizi tone Sol thì ký hiệu là chữ C (Đô). Lý do là sáo Dizi tone Đô sẽ được ký hiệu chữ F ngay vị trí đặt ngón tay mở thế bấm nốt Fa. Giải thích một cách cụ thể hơn thì ở sáo Dizi hay các loại tiêu sáo Tàu khác sẽ có các nốt Đô, rê, Mi, Fa, Sol, La, Sib (si giáng), Đô2, … (nhạc Hoa ít có nốt Si) nên đây lại là giọng Fa trưởng. Do vậy họ mới ký hiệu tone như vậy.
- Người Việt Nam chơi Dizi sử dụng cả nốt Si giáng và Si bình, nên tone sẽ được quy đổi theo nốt thấp nhất của sáo (giống tiêu sáo Việt) và nó thấp hơn tone của Trung Quốc 2,5 cung. F (Đô), G(Rê), C(Sol), D(La), …
- Các tone của sáo Dizi: Phổ biến nhất là tone La (D), tiếp đến là Đô (F), Sol (C), Rê (G), ở Trung Quốc trong Rê (G) khá phổ biến, nhưng ở Việt Nam tone Đô phổ biến hơn vì nó trung với tone phổ biến nhất của tiêu sáo Việt (sáo Đô).
- Tone của tiêu Trung Quốc: chủ yếu là tone Đô (F) và Rê (G) trong đó tone Đô đang được sử dụng phổ biến nhất và ở Việt Nam cũng chỉ bán tiêu tone Đô và tiêu tone Rê.
Xem thêm bài viết nên mua sáo Dizi tone gì
Tone của sáo Mèo sáo Bầu.
- Tone của sáo mèo sáo bầu có khá nhiều cách gọi khác nhau.
Tone của sáo mèo Việt:
- Tone của sáo Mèo Việt được tính theo giọng thứ. Sáo mèo Việt tone Đô sẽ có giọng Đô thứ bao gồm các nốt Sòn, Đô, Rê, Mi giáng, Fa, Sol, La, Si giáng, Đô2. Tuy nhiên, nếu sáo Mèo việt có thêm nốt sì giáng chúng ta cũng có thể gọi đó là sáo Mèo có giọng Sì giáng trưởng.
- Hiểu nôm na thì tone của sáo mèo Việt là nốt cao nhất của cây sáo mèo Đó.
Tone của sáo mèo Tàu sáo bầu Trung Quốc:
- Tone của sáo Mèo Tàu, sáo Bầu Trung Quốc cũng giống như tone của sáo Dizi, tiêu Tàu, được ký hiệu ở lỗ bấm thứ 3 từ đuôi sáo lên. Khi chúng ta dịch tone của nó theo như sáo Dizi và tiêu để giống với dòng sáo Việt (dịch thấp xuống 2,5 cung) thì các nốt trên sáo Mèo Tàu, sáo bầu sẽ cao hơn sẽ cao hơn trên sáo Mèo Việt cùng tone là 1 cung (sáo mèo tàu tone F dịch thành sáo mèo Tàu tone Đô, nhưng sẽ có nốt Rê2 là nốt cao nhất và các nốt chính và hệ bấm cũng sẽ khác nhau).
- Tuy nhiên cũng có nhiều người gọi tone của sáo Mèo sáo Bầu Trung Quốc tương tự sáo Mèo Việt hoặc theo giọng trưởng thứ (dân chuyên).
Tone của sáo Bầu chầu văn – sáo mèo hát văn:
- Sáo bầu chầu văn, hát văn có hệ bấm và thang âm khác hẵn so với sáo bầu thông thường, sáo Bầu chầu văn sẽ thổi các nốt thấp để luồn vào một cây sáo mèo chầu văn tone Cao tạo nên một cặp giọng Bầu – Mèo chầu văn có âm vực rộng hơn. Ví dụ cây sáo Bầu chầu văn tone La giáng (nốt La giáng cao nhất) sẽ cặp với một sáo Mèo chầu văn tone Đô# (nốt Rê# cao nhất) thành 1 cặp ở giọng La giáng, cây sáo Bầu phụ trách những đoạn nhạc thấp, còn cây sáo mèo sẽ thể hiện những đoạn nhạc cao hơn. Tuy nhiên, cách gọi tone và cách thiết kế hệ lỗ bấm ở sáo Bầu, sáo Mèo sử dụng trong hát văn cũng không hoàn toàn đồng nhất và mình sẽ không nói rõ trong bài viết này.
- About
- Latest Posts
- Cách đặt tone của tiêu sáo Trung Quốc - 13/01/2021
- Sáo Đô C5 – sáo La Trầm A4 – Các mẫu sáo Đẹp – Chất Lượng – Độc Đáo nhất nên mua - 12/01/2021
- Tác dụng ưu nhược điểm và các lưu ý, bảo quản khi sử dụng sáo khớp nối - 12/01/2021
Bình luận
Bình luận
Từ khóa » Nốt Do2 Là Gì
-
Cảm âm Là Gì? Cách Tăng Khả Năng Cảm âm Hiệu Quả - Kênh ITV
-
Cách Cảm âm Bài Hát - Hướng Dẫn Cách đọc Nốt Nhạc Của Các Bài Hát
-
Học Cảm âm
-
Chuyển Đổi Cảm Âm - Linh Dizi Shop
-
Cách Bấm Thổi Các Nốt Nhạc Trên Sáo Trúc 6 Lỗ - Nguyễn Quyền
-
CÁCH THỔI SÁO
-
Cách Cảm âm Bài Hát để Học Thổi Sáo Trúc
-
Tìm Hiểu Vị Trí Các Nốt Nhạc Trên Phím đàn Piano - Việt Thương Music
-
Cảm Âm Yêu Đơn Phương Là Gì | H0n (NC) | Chuẩn Nốt Nhạc
-
Phân Biệt Sáo Mèo Việt Và Sáo Mèo Tàu - Sáo Trúc Bùi Gia
-
Cảm âm Sau Tất Cả - Sáo Trúc Bùi Gia
-
Cách đọc Nốt Nhạc Piano Cho Người Mới Học Nhạc | Yamaha
-
Cách Bấm Thổi Các Nốt Nhạc Trên Sáo Trúc 6 Lỗ - CTG Blog