Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Tổng Bí thư Ủy ban Trung ươngĐảng Cộng sản Trung Quốc | |
---|---|
Đảng huy Đảng Cộng sản Trung Quốc | |
Đảng kỳ Đảng Cộng sản Trung Quốc | |
Đương nhiệmTập Cận Bình(71 tuổi)từ 15 tháng 11 năm 201212 năm, 13 ngày | |
Kính ngữ | Tổng Bí thư |
Dinh thự | Trung Nam Hải, Tây Thành Khu, Bắc Kinh |
Đề cử bởi | Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Bổ nhiệm bởi | Ủy ban Trung ươngĐảng Cộng sản Trung Quốc |
Nhiệm kỳ | 5 năm (Không quy định tái nhiệm kỳ) |
Người đầu tiên nhậm chức | Trần Độc Tú (sáng lập năm 1925)Hồ Diệu Bang (Phục hồi chức vụ năm 1982) |
Thành lập | Thành lập chức vụ - năm 1925 Khôi phục chức vụ - năm 1982 |
Website | Trang web Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Tổng Bí thư Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (giản thể: 中国共产党中央委员会总书记; phồn thể: 中國共產黨中央委員會總書記; Hán-Việt: Trung Quốc Cộng sản đảng Trung ương Ủy viên hội Tổng Thư ký; bính âm: Zhōngguó Gòngchǎndǎng Zhōngyāng Wěiyuánhuì Zǒngshūjì), còn được gọi là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện nay là một chức danh chỉ người giữ chức vụ cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phụ trách triệu tập hội nghị Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, hội nghị Bộ Chính trị, cũng như chủ trì công tác của Ban Bí thư. Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư do Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đề xuất bầu cử. Nhiệm kỳ Tổng Bí thư tương đương với nhiệm kỳ của Ủy ban Trung ương Đảng. Với nhiệm kỳ 5 năm 1 khóa, không có quy định về số khóa nhiệm kỳ. Tổng Bí thư hiện nay là Tập Cận Bình, bắt đầu nhiệm kỳ từ tháng 11 năm 2012 từ kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa XVIII.
Chức vụ Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương được thành lập năm 1925 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa IV. Năm 1945, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa VII, chức vụ được thay thế bằng Chủ tịch Hội Ủy ban Trung ương. Đến năm 1982, Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa XII đã tái lập chức vụ này.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết này là một phần của loạt bài về |
Chính trị Trung Quốc |
---|
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa |
Lãnh đạo Trung Quốc Thế hệ Lãnh đạo Hiến pháp Trung Quốc Lãnh đạo Tối cao
|
Đảng Cộng sản Trung Quốc Ý thức hệ
|
Quốc vụ viện Quyền lực Hành pháp Tổ chức Quốc vụ viện
|
Nhân Đại Lập pháp Tổ chức Nhân Đại Toàn quốc
|
Chính Hiệp Mặt trận đoàn kết Tổ chức Chính Hiệp
|
Tư tưởng Trung Quốc Hệ tư tưởng
|
Nhà nước Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc Lãnh đạo Nhà nước
|
Giải phóng quân Nhân dân Vì Nhân dân phục vụ Giải phóng Tổ chức Quân đội
|
Vận động trong nước Chống tham nhũng
|
Thống nhất Trung Quốc Chủ nghĩa dân tộc Hồng Kông – Ma Cao
|
Quan hệ thế giới Chính sách đối ngoại
|
Kinh tế – xã hội Kinh tế Trung Quốc
|
Lịch sử chính trị Trung Quốc Trước 1949
|
Tổ chức địa phương Phân cấp hành chính
|
Chức vụ Chức vụ cao cấp
|
Liên quan
|
Cổng thông tin Trung Quốc |
|
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921, chức vụ lãnh đạo Đảng được thành lập với tên gọi Bí thư Bộ Trung ương, do Trần Độc Tú đảm nhiệm. Không lâu sau, chức danh này được đổi thành Ủy viên trưởng Ban Chấp hành Trung ương, vẫn do Trần Độc Tú đảm nhiệm.
Chức vụ Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương được thành lập năm 1925 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa IV, giữ vai trò lãnh đạo cao nhất của Đảng. Năm 1928, Hướng Trung Phát được bầu làm Tổng Bí thư, kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Bộ Chính trị Trung ương Đảng mới thành lập. Từ năm 1930 đến 1945, chức vụ Tổng Bí thư chỉ còn giữ vai trò lãnh đạo tối cao trên danh nghĩa, trên thực tế, vai trò lãnh đạo tối cao thuộc về một số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị như Lý Lập Tam (1930), Vương Minh (1931). Bấy giờ, vai trò Tổng Bí thư chỉ có quyền triệu tập và chủ trì hội nghị Ủy ban Thường vụ Cục Chính trị, hội nghị Bộ Chính trị, song quyết định chung tối cao tại hội nghị do đa số Ủy viên thông qua. Sau khi Hướng Trung Phát qua đời, chức vụ Tổng Bí thư bị khuyết, vai trò lãnh đạo Đảng do Bác Cổ nắm giữ từ 1931 đến 1934. Mãi đến kỳ họp thứ năm của Hội Ủy viên Trung ương khóa VI, Bác Cổ mới được bầu chính thức giữ chức vụ Tổng Bí thư. Tại Hội nghị Tuân Nghĩa, Bác Cổ bị phê bình và bị bãi nhiệm, Trương Văn Thiên được bầu vào chức vụ Tổng Bí thư. Tuy nhiên, quyền lãnh đạo thực tế thuộc về Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Mao Trạch Đông (từ 1943 là Chủ tịch Bộ Chính trị). Chức vụ Tổng Bí thư chỉ còn vai trò là một Bí thư bình thường trong Ban Bí thư Trung ương (cải tổ từ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị năm 1934), bó hẹp trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, không có thực quyền.
Năm 1945, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa VII, vai trò lãnh đạo tối cao trong Đảng được xác lập bởi chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương, gọi tắt là Chủ tịch Đảng. Chức vụ Tổng Bí thư bị thay bằng chức vụ Chủ tịch Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Ban Bí thư Trung ương do Mao Trạch Đông kiêm nhiệm.
Từ năm 1949 khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, dưới hệ thống chính trị "chế độ hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo", Đảng Cộng sản Trung Quốc thực tế chịu trách nhiệm lãnh đạo Nhà nước, vì thế chức vụ lãnh đạo Đảng tương đương hoặc ở cấp cao hơn chức vụ lãnh đạo Nhà nước. Vì thế, Mao Trạch Đông, với các chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương, Chủ tịch Ban Bí thư Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng Nhân dân, trên thực tế trở thành lãnh đạo tối cao với quyền lực tuyệt đối của chính trị, quân sự và hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Năm 1982, Điều lệ Đảng được sửa đổi, xóa bỏ chức vụ Chủ tịch Đảng và Phó Chủ tịch Đảng, chức vụ Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương được tái lập và trở lại là chức vụ cao nhất của Đảng.
Mặc dù về danh nghĩa, từ năm 1979 đến năm 1989, các đời Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương là lãnh đạo tối cao, nhưng trên thực tế, thực quyền lãnh đạo tối cao thuộc về Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đặng Tiểu Bình. Tình trạng này tiếp diễn kéo dài đến năm 2004, khi Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân trao lại quyền lực cho Hồ Cẩm Đào, chính thức hợp nhất vai trò Tổng Bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Bên cạnh đó, theo Hiến pháp, Tổng Bí thư không có quyền lực về mặt Nhà nước. Mặc dù vậy, do Trung Quốc là nhà nước độc đảng lãnh đạo, nên từ năm 1993, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, giữ vai trò nguyên thủ quốc gia, có quyền lực hơn cả Thủ tướng. Từ đó, theo thông lệ, Tổng Bí thư sẽ được bầu làm Chủ tịch nước, ngay trong kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc gần nhất.
Danh sách Tổng Bí thư qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Khóa | Chân dung | Họ tên | Nhiệm kỳ bắt đầu | Nhiệm kỳ kết thúc | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
Bí thư Bộ Trung ương[sửa | sửa mã nguồn] | |||||
1 | |||||
Trần Độc Tú 陈独秀(1879 - 1942) | 7/1921 | 7/1922 | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa I | ||
Ủy viên trưởng Ban Chấp hành Trung ương[sửa | sửa mã nguồn] | |||||
2-3 | |||||
Trần Độc Tú 陈独秀(1879 - 1942) | 7/1922 | 1/1925 | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa II | ||
Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương[sửa | sửa mã nguồn] | |||||
4-5 | Trần Độc Tú 陈独秀(1879 - 1942) | 1/1925 | 7/1928 | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa IV | |
- | Cù Thu Bạch 瞿秋白(1899 - 1935) | 1927 | 1928 | Quyền Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương | |
6 | Hướng Trung Phát 向忠发(1880 - 1931) | 6 - 7/1928 | 1931 | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa IV | |
- | chức vụ khuyết | 1931 | 1934 | Do Vương Minh (1931) và Bác Cổ (1931 - 1934) chủ trì công tác trung ương | |
6 | Bác Cổ 博古(1907 - 1946) | 1/1934 | 1/1935 | Được bầu tại Hội nghị lần thứ 5 khóa VI (1/1934) | |
6 | Trương Văn Thiên 张闻天(1900 - 1976) | 1/1935 | 3/1943 | Được bầu tại Hội nghị Tuân Nghĩa (1/1935) | |
Chủ tịch Bộ Chính trị Trung ương[sửa | sửa mã nguồn] | |||||
6 | Mao Trạch Đông 毛泽东(1893 - 1976) | 3/1943 | 9/1956 | Được Hội nghị Bộ Chính trị quyết định (3/1943) | |
Chủ tịch Ủy ban Trung ương[sửa | sửa mã nguồn] | |||||
7-10 | Mao Trạch Đông 毛泽东(1893 - 1976) | 6/1945 | 9/1976 | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa VII | |
10-11 | Hoa Quốc Phong 华国锋(1921 - 2008) | 10/1976 | 6/1981 | Được Hội nghị Bộ Chính trị thông qua (10/1976) và được Hội nghị lần thứ 3 khóa X công nhận (7/1977) | |
11 | Hồ Diệu Bang 胡耀邦(1915 - 1989) | 6/1981 | 9/1982 | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XI | |
Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương[sửa | sửa mã nguồn] | |||||
12 | Hồ Diệu Bang 胡耀邦(1915 - 1989) | 9/1982 | 1/1987 | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XII | |
13 | Triệu Tử Dương 赵紫阳(1919 - 2005) | 11/1987 | 6/1989 | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII | |
13-15 | Giang Trạch Dân 江泽民(1926 - 2022) | 6/1989 | 11/2002 | Được bầu tại Hội nghị lần thứ 4 khóa XIII | |
16-17 | Hồ Cẩm Đào 胡锦涛(1942 -) | 11/2002 | 11/2012 | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XVI | |
18-20 | Tập Cận Bình 习近平(1953 -) | 11/2012 | nay | Được bầu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XVIII |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Danh sách lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân
- Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết tiểu sử nhân vật Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| |
---|---|
Trần Độc Tú (1921-1928) • Cù Thu Bạch (1927-1928)1 • Hướng Trung Phát (1928-1931) • Lý Lập Tam (1928-1930)2 • Vương Minh (1931)1 • Bác Cổ (1931-19341; 1934-1935) • Lạc Phủ (1935-1943) • Mao Trạch Đông (1943-1956; 1945-19763) • Hoa Quốc Phong (1976-1981)3 • Hồ Diệu Bang (1981-19823; 1982-1987) • Triệu Tử Dương (1987-1989) • Giang Trạch Dân (1989-2002) • Hồ Cẩm Đào (2002-2012) • Tập Cận Bình (2012-) • | |
1. Quyền Tổng bí thư; 2. Bí thư trưởng bên cạnh Tổng bí thư; 3. Chủ tịch Ủy ban Trung Ương |
Từ khóa » Tổng Bí Thư Trung Quốc
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm Với Tổng Bí Thư, Chủ Tịch ...
-
Danh Sách Lãnh đạo Tối Cao Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc
-
Ông Tập Cận Bình được Bầu Làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung ...
-
Diễn đàn Giữa Đảng Cộng Sản Trung Quốc Và Các ...
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm Với Tổng Bí ... - Báo Tuổi Trẻ
-
Tổng Bí Thư Hai Nước Việt Nam, Trung Quốc Trao đổi Thư Chúc Mừng ...
-
Tổng Bí Thư Việt Nam, Trung Quốc Trao đổi Thư Chúc Mừng Năm Mới
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Thăm Trung Quốc - VnExpress
-
Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc | Vietnam+ (VietnamPlus)
-
Trung Quốc: Tập Cận Bình Dùng Lịch Sử để Củng Cố Quyền Lực - RFI
-
Ông Tập Cận Bình Nói Gì Với ông Nguyễn Phú Trọng? - BBC
-
Chùm ảnh Tổng Bí Thư Dự Hội Nghị Giữa Đảng Cộng Sản Trung ...
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Và Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Trung ...