Tổng Bí Thư: Không được Cậy Quyền 'muốn Làm Gì Thì Làm, Thẳng Uốn ...
Có thể bạn quan tâm
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị - Ảnh: GIA HÂN
Sáng 30-6, phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, 10 năm qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao ý chí, niềm tin của nhân dân.
Phải thẳng thắn thừa nhận công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế
Đồng thời, không phải như một số ý kiến cho rằng nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm "nhụt chí", "chùn bước" những người dám nghĩ, dám làm, làm "chậm" sự phát triển đất nước, mà hoàn toàn ngược lại.
Chính nhờ làm tốt công tác này đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Đặc biệt góp phần bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là "đấu đá nội bộ", "phe cánh".
Tổng bí thư và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì hội nghị - Ảnh: TTXVN
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Tổng bí thư, phải thẳng thắn thừa nhận công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, tồn tại, như một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế; tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp...
Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ.
Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua, Tổng bí thư chỉ rõ có thể rút ra nhiều bài học.
Trong đó, tham nhũng thường diễn ra trong nội bộ, do người có chức, có quyền thực hiện. Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người. Phải có thái độ thật kiên quyết, không khoan nhượng và hành động thật quyết liệt, cụ thể, hiệu quả.
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, phải xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng.
"Ai ở trong cơ quan phòng chống tham nhũng vi phạm, tôi xử lý trước"
Tổng bí thư nhấn mạnh cần phải kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo trung ương.
Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng phải có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh; phải trung thực, liêm chính, "chí công vô tư", thực sự là "thanh bảo kiếm" sắc bén của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Kiểm soát quyền lực và thực hành liêm chính trước hết phải được tiến hành có hiệu quả trong các cơ quan này, phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng.
Ông chia sẻ, khi đi tiếp xúc cử tri, có ý kiến hoan nghênh việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh nhưng ông đã răn đe trước, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải xứng đáng làm công tác phòng, chống tham nhũng.
"Phải giữ mình cho sạch, trong sáng mới làm được. Nếu tay đã nhúng chàm không làm được đâu và có làm cũng không ai nghe" - Tổng bí thư nói.
Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: TTXVN
"Nhiều lần tôi nói rồi. Ai ở trong cơ quan phòng chống tham nhũng vi phạm, tôi xử lý trước. Tôi ở đây không phải là cá nhân tôi mà là cơ chế, luật pháp làm sao phải xử lý trước.
Không được cậy mình có quyền thế này, thế khác, muốn làm gì thì làm, uốn éo thế này thế khác, thẳng uốn thành cong, thích thì làm việc này, không thích thì làm thế khác, lấy lý do nọ kia, che chắn cho nhau. Phải hết sức trong sạch và bản thân mình có trong sạch mới chống được", Tổng bí thư nhấn mạnh thêm.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Tổng bí thư chỉ rõ cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực.
"Cha ông ta đã dạy: "Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài; có tài mà cậy chi tài; chữ "tài" liền với chữ "tai" một vần!". Tránh tình trạng "chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người"; "thượng bất chính thì hạ tắc loạn!"; "cấp trên ở chẳng chính ngôi, cho nên ở dưới chúng tôi hỗn hào!"", Tổng bí thư dẫn chứng.
Cạnh đó, ông yêu cầu nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, ngăn chặn có hiệu quả "tham nhũng vặt"...
Sau các vụ án đặc biệt nghiêm trọng đều có bóng dáng cán bộ dung túng, tiếp tay, thậm chí chủ mưuTTO - Theo Trưởng Ban Nội chính trung ương Phan Đình Trạc, đằng sau các vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhất là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp kéo dài đều có bóng dáng cán bộ, công chức làm ngơ, dung túng, tiếp tay, thậm chí chủ mưu.
Từ khóa » Tổng Bí Thư Là Làm Gì
-
Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Tổng Bí Thư – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vai Trò Của Tổng Bí Thư Và Chủ Tịch Nước Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Hệ Thống Chính Trị
-
Tổng Bí Thư | Lãnh đạo Đảng, Nhà Nước - Tư Liệu - Văn Kiện
-
Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội Là Lãnh ...
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ai Xứng đáng Thì Làm, Không Thì Thôi'
-
Vai Trò Của Bí Thư Đoàn Cơ Sở Trong Công Tác Chỉ đạo Hoạt ... - Sinh Viên
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: “Tôi Làm Gì Không Phải để đánh ...
-
Ông Nguyễn Phú Trọng - Văn Phòng Chủ Tịch Nước
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Khắc Phục Bất Cập, Bịt Kín 'khoảng ...
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Chủ Trì Họp Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư
-
Bổ Sung Mới Về Trách Nhiệm, Quyền Hạn Của Tổng Bí Thư Và Thường ...
-
Toàn Văn Phát Biểu Của Tổng Bí Thư Về Phòng Chống Tham Nhũng ...