Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Tham Nhũng, Tiêu Cực Vẫn Là 'kẻ Thù ...
Có thể bạn quan tâm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Như Ý) |
"Chùn bước" những ai có động cơ không trong sáng
Sáng 30/6, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2012 – 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đánh giá, đây là một hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, bàn về những vấn đề liên quan đến "chống giặc nội xâm", giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị.
“Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng phải có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh; phải trung thực, liêm chính, "chí công vô tư", thực sự là "thanh bảo kiếm" sắc bén của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư cho biết, phát huy kết quả và rút kinh nghiệm về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong các giai đoạn trước, trong 10 năm gần đây, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (trực thuộc Bộ Chính trị) đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, và thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Không phải như một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm "nhụt chí", "chùn bước" những người dám nghĩ, dám làm, làm "chậm" sự phát triển đất nước; mà hoàn toàn ngược lại, chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, góp phần lấy lại và củng cố niềm tin của nhân dân; bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là "đấu đá nội bộ", "phe cánh".
"Cha ông ta đã dạy: Thiện căn ở tại lòng ta, chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài; có tài mà cậy chi tài; chữ 'Tài' liền với chữ 'Tai' một vần!. Tránh tình trạng: 'Chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người'; 'Thượng bất chính thì hạ tắc loạn!'; 'Cấp trên ở chẳng chính ngôi, cho nên ở dưới chúng tôi hỗn hào!'", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước chỉ làm "chùn bước" những ai có động cơ không trong sáng, đã trót "nhúng chàm" và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm”, Tổng Bí thư bày tỏ.
Qua tổng kết, chúng ta có thể khẳng định rằng, chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được thực hiện một cách mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản và hiệu quả như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Như Ý) |
Quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn
Bên cạnh những kết quả đạt được, Theo Tổng Bí thư, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng: Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, tồn tại như trong báo cáo đã nêu. Đó là: Một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế; tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp… Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
“Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng; can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, tham nhũng thường diễn ra trong nội bộ, do người có chức, có quyền thực hiện. Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình; liên quan đến lợi ích, chức vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân.
Vì vậy, phải có thái độ thật kiên quyết, không khoan nhượng và hành động thật quyết liệt, cụ thể, hiệu quả. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn.
“Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Nói phải 'nhốt' quyền lực vào trong 'lồng' cơ chế là với ý nghĩa như vậy”, Tổng Bí thư lưu ý.
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, phòng, chống tham nhũng là "chống giặc nội xâm", tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức; tiền tài, của cải, vật chất... do người khác "biếu xén", "cho, tặng", hối lộ... với động cơ không trong sáng. Nó thường diễn ra đối với những người có chức, có quyền.
Vì vậy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, "không nghỉ", "không ngừng" ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng"; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng"; và một cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng".
“Tham nhũng là 'khuyết tật bẩm sinh' của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xoá ngay tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn. Do vậy, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không thể chủ quan, nóng vội, thoả mãn; không được né tránh, cầm chừng; trái lại, phải rất kiên trì, không 'ngừng', không 'nghỉ'; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe…”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở"
Đề cập đến phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là nhiệm vụ không mới, nhưng rất quan trọng.
“Kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.“Mọi cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ sâu sắc lời căn dặn của Bác Hồ rằng: Đảng ta là đảng cầm quyền; Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng phải luôn luôn dựa vào dân, lắng nghe dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm và làm cho bằng được; ngược lại, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Việc gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm”, Tổng Bí thư lưu ý.
Cùng với đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham nhũng, tiêu cực".
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng; ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt"; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng…
Từ khóa » Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Chống Tham Nhũng
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Nói Về Phòng Chống Tham Nhũng
-
Ông Nguyễn Phú Trọng: Chống Tham Nhũng 'không Phải Là đấu đá ...
-
Phòng Chống Tham Nhũng Chỉ Làm "chùn Bước" Người Không Trong ...
-
Tổng Bí Thư: Cán Bộ Chống Tham Nhũng Mà Tham Nhũng, Tư Túi Sẽ Bị ...
-
Toàn Văn Phát Biểu Của Tổng Bí Thư Về Phòng Chống Tham Nhũng ...
-
Tổng Bí Thư: Cán Bộ Nào Vào Ban Chỉ đạo Mà Tư Túi, Vướng Vào Tham ...
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Khắc Phục Bất Cập, Bịt Kín 'khoảng ...
-
Sự Gương Mẫu Của Tổng Bí Thư Là Chỗ Dựa Vững Chắc Trong Chống ...
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Chỉ đạo Các Nhiệm Vụ ... - VnEconomy
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Chủ Trì Hội Nghị Toàn Quốc Về Công ...
-
Tổng Bí Thư: Chống Tham Nhũng Không Ngừng Nghỉ - VnExpress
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: "Cán Bộ Chống Tham Nhũng Mà Tư ...
-
Phát Biểu Của đồng Chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Tại Hội Nghị ...
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Phòng, Chống Tham Nhũng, Tiêu Cực ...