Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam - Wikipedia

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 11-2021) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Đừng nhầm lẫn với Tổng công ty Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước phụ trách Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Loại hìnhCông ty cổ phần Nhà nước nắm 95,4% vốn điều lệ
Ngành nghềHàng không
Lĩnh vực hoạt độngCảng hàng không
Thành lập2012
Người sáng lậpBộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
Trụ sở chính58 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Thành viên chủ chốtLại Xuân Thanh (chủ tịch) Vũ Thế Phiệt (tổng giám đốc)
Dịch vụHàng không
Chi nhánh22 cảng hàng không
Công ty conNAFSC
WebsiteTrang mạng chính thức

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (tiếng Anh: Airports Corporation of Vietnam - JSC, viết tắt: ACV) là một công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đây là công ty cổ phần với 95,4% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước.[1]

Các chi nhánh do ACV quản lý gồm có 10 cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cam Ranh, Đà Nẵng, Liên Khương, Phú Quốc, Cần Thơ, Phú Bài, Vinh, Cát Bi và 12 cảng hàng không quốc nội: Buôn Ma Thuột, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Tuy Hòa, Điện Biên, Nà Sản, Đồng Hới, Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Thọ Xuân.[1]

Ngoài ra, ACV còn là chủ đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, dự kiến hoàn thành vào năm 2026.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 2012, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã ra quyết định hợp nhất ba doanh nghiệp gồm Tổng công ty Cảng hàng không Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam thành Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam,[3] viết tắt là ACV.

Tháng 10 năm 2015, phương án cổ phần hóa ACV được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tháng 12 năm 2015, ACV tổ chức phiên bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Từ tháng 4 năm 2016, ACV chính thức hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, đổi tên thành Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP.[4]

Mô hình tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

ACV được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 01 công ty con, 11 công ty liên kết[5] và 22 chi nhánh cảng hàng không ở Việt Nam, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không quốc nội.

STT Tên chi nhánh Địa điểm Tình trạng
1 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Đang xây dựng nhà ga T3[6]
2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Huyện Sóc Sơn, Hà Nội
3 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng Quận Hải Châu, Đà Nẵng
4 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Thành phố Phú Quốc, Kiên Giang
5 Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ Quận Bình Thuỷ, Cần Thơ
6 Cảng hàng không quốc tế Phú Bài Thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế
7 Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh Thành phố Cam Ranh, Khánh Hoà
8 Cảng hàng không quốc tế Vinh Thành phố Vinh, Nghệ An
9 Cảng hàng không quốc tế Cát Bi Quận Hải An, Hải Phòng
10 Cảng hàng không quốc tế Liên Khương Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng
11 Cảng hàng không Buôn Ma Thuột Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
12 Cảng hàng không Rạch Giá Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang
13 Cảng hàng không Cà Mau Thành phố Cà Mau, Cà Mau
14 Cảng hàng không Côn Đảo Huyện Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu
15 Cảng hàng không Tuy Hoà Thành phố Tuy Hoà, Phú Yên
16 Cảng hàng không Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên
17 Cảng hàng không Nà Sản Huyện Mai Sơn, Sơn La Đóng cửa từ 2004 [7]
18 Cảng hàng không Đồng Hới Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình
19 Cảng hàng không Chu Lai Huyện Núi Thành, Quảng Nam
20 Cảng hàng không Pleiku Thành phố Pleiku, Gia Lai
21 Cảng hàng không Phù Cát Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
22 Cảng hàng không Thọ Xuân Huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Thông tin chung”. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. 28 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ ACV xin lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành
  3. ^ Establishment of a new Airports Corporation in Vietnam Lưu trữ tháng 6 10, 2015 tại Wayback Machine
  4. ^ Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP thành công tốt đẹp
  5. ^ Công ty con, công ty liên kết
  6. ^ Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
  7. ^ Vừa đề xuất "tái sinh" sân bay Nà Sản, vì đâu Sơn La lại muốn xây thêm sân bay Mộc Châu?

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức
  • x
  • t
  • s
Việt Nam Sân bay ở Việt Nam
1 Cả quân sự lẫn dân sự  · 2 Tư nhân quản lý
Quốc tế
  • Cam Ranh1
  • Cần Thơ1
  • Cát Bi
  • Đà Nẵng1
  • Nội Bài
  • Liên Khương
  • Phú Bài
  • Phú Quốc
  • Tân Sơn Nhất
  • Vân Đồn2
  • Vinh
Nội địa
  • Buôn Ma Thuột
  • Cà Mau
  • Chu Lai1
  • Côn Đảo
  • Điện Biên
  • Đồng Hới
  • Phù Cát1
  • Pleiku
  • Rạch Giá
  • Thọ Xuân1
  • Tuy Hòa1
  • Vũng Tàu1
Quân sự
  • Biên Hòa
  • Gia Lâm
  • Hòa Lạc
  • Kép
  • Kiến An
  • Yên Bái
  • Thành Sơn
  • Trường Sa
Đang xây dựnghoặc quy hoạch
  • Gia Bình
  • Gò Găng
  • Lai Châu
  • Long Thành
  • Nà Sản
  • Phan Thiết
  • Quảng Trị
  • Sa Pa
  • Tràng An
Đã ngừng hoạt động
  • An Hòa
  • Anh Sơn
  • Bạch Mai
  • Cam Ly
  • Châu Đốc
  • Dục Mỹ
  • Dương Đông
  • Kon Tum
  • Libi
  • Long Xuyên
  • Mộc Hóa
  • Năm Căn
  • Nha Trang
  • Nước Mặn
  • Nước Trong
  • Phú Giáo
  • Phước Bình
  • Quy Nhơn
  • Thất Sơn
  • Trà Vinh
  • Trúc Giang
  • Xuân Lộc

Dân tộc • Ngôn ngữ • Việt kiều • Các tỉnh • Thành phố • Vườn quốc gia • Sân bay • Cửa khẩu

Từ khóa » Giám đốc Cảng Hàng Không đồng Hới