Tổng Cục Môi Trường (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt

Tổng cục Môi trường
Tên viết tắtVEA
Thành lập30/9/2008
Giải tán01/01/2023
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýĐã ngừng hoạt động
Mục đíchThực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước
Trụ sở chínhSố 10, Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy
Vị trí
  • Hà Nội, Việt Nam
Vùng phục vụ  Việt Nam
Ngôn ngữ chính Tiếng Việt
Chủ quảnBộ Tài nguyên và Môi trường
Trang webhttp://vea.gov.vn/

Tổng cục Môi trường (tiếng Anh: Vietnam Environment Administration, viết tắt là VEA) (đã ngừng hoạt động từ ngày 01/01/2023) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Môi trường thành lập ngày 30/9/2008, theo Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.[1]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường được quy định tại Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg ngày 12/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.[2]

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 2, Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg ngày 12/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Môi trường có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

  • Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường các loại văn bản thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
  1. Quy hoạch bảo vệ môi trường.
  2. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
  3. Kiểm soát nguồn ô nhiễm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  4. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
  5. Quản lý và cải thiện chất lượng môi trường.
  6. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
  7. Quan trắc, quản lý số liệu quan trắc và lập báo cáo hiện trạng môi trường.
  8. Quản lý thông tin, dữ liệu môi trường và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng.
  9. Khoa học và công nghệ (thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục).
  • Về hợp tác quốc tế:
  1. Đề xuất tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế; tham gia các tổ chức quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; làm đầu mối quốc gia  thực hiện Công ước Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar, Nghị định thư Cartagena, Nghị định thư Nagoya, Công ước Stockholm, Công ước Basel, Công ước Rotterdam (PIC), Sáng kiến toàn cầu về bảo tồn hổ (GTI), Hiệp định Thành lập Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) và các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực môi trường và đa dạng sinh học theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; tham gia các hoạt động liên chính phủ về Tiếp cận chiến lược trong quản lý hóa chất quốc tế (SAICM);
  2. Chủ trì việc lập hồ sơ đề cử công nhận các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, khu Dự trữ sinh quyển thế giới; Vườn di sản ASEAN; hồ sơ đề cử nhận giải thưởng Thành phố bền vững môi trường ASEAN;
  3. Đầu mối hợp tác với các tổ chức quốc tế hoặc công ước quốc tế trong lĩnh vực sức khỏe môi trường; tham gia mạng lưới sức khỏe môi trường toàn cầu.
  • Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công.

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Điều 3, Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg ngày 12/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ)

Các đơn vị tham mưu, tổng hợp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng Tổng cục
  • Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra
  • Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế
  • Vụ Kế hoạch - Tài chính
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Quản lý chất thải
  • Vụ Quản lý chất lượng môi trường
  • Vụ Thẩm định đánh giá tác động môi trường

Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học
  • Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc
  • Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây nguyên
  • Cục Bảo vệ môi trường miền Nam

Các đơn vị sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Viện Khoa học môi trường
  • Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường
  • Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường
  • Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc
  • Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên
  • Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam
  • Tạp chí Môi trường

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ”.
  2. ^ “Quyết định Số 15/2018/QĐ-TTg ngày 12/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tổng cục Môi trường (Việt Nam).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức Lưu trữ 2018-03-14 tại Wayback Machine
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
Cục
  • Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam
  • Cục Viễn thám Quốc gia
  • Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường
  • Cục Biến đổi khí hậu
  • Cục Quản lý tài nguyên nước
  • Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
Tổng cục
  • Tổng cục Quản lý đất đai (đã giải thể)
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn
    • Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
  • Tổng cục Môi trường (đã giải thể)
  • Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (đã giải thể)
Đơn vị sự nghiệp
  • Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
  • Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Từ khóa » Tổng Cục Môi Trường Miền Bắc