Tổng Cục QLTT: Siết Chặt Kỷ Cương để Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 25/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới của Tổng cục QLTT.
Xăng, dầu là mặt hàng kiểm tra, kiểm soát trọng tâm
Báo cáo kết quả tình hình hoạt động của lực lượng QLTT trong 6 tháng đầu năm, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho biết, đúng như dự báo ở cuối năm 2021, đầu năm 2022, dịch bệnh đã được kiểm soát, cũng từ đây, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu, tồn kho, quá hạn đã quay trở lại thị trường. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, xăng dầu là mặt hàng cần kiểm tra đột xuất, do vậy, nhiệm vụ chuyên môn của lực lượng thay đổi rất nhiều.
Nửa đầu năm, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện giám sát gần 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc và thực kiểm tra trên 1.000 vụ, xử lý gần 190 vụ vi phạm, số tiền xử phạt hành chính trên 5,9 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUANXử lý nghiêm DN để xảy ra tình trạng thiếu xăng, dầu
Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra của quản lý thị trường
Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, xử lý các cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm
"Lực lượng QLTT luôn coi xăng dầu là mặt hàng trọng tâm, trọng điểm để kiểm tra, xử lý. Nhờ công tác kiểm tra, kiểm soát gắt gao hiện tượng gian lận thương mại tại các cây xăng ngày càng giảm", ông Trần Hữu Linh nói.
Ngoài mặt hàng xăng, dầu, các mặt hàng như phân bón, vật tư nông nghiệp, đường cát... cũng là những mặt hàng rất "nóng", nổi bật ở các tỉnh Long An, Kiên Giang, Tiền Giang... Lực lượng QLTT kiểm tra, phát hiện rất nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến phân bón giả, kém chất lượng.
Liên quan đến vấn đề hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử, lực lượng QLTT liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc lớn như vụ triệt phá 1 cơ sở kinh doanh với 4 kho hàng tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Hay vụ việc liên quan đến mặt hàng mới là thuốc lá điện tử.
Liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm, 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã kiểm tra 2.516 vụ, xử lý 1.472 vụ việc, xử phạt gần 5,9 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng, hàng hóa không có nhãn...
Trong nửa đầu năm, QLTT cả nước đã kiểm tra 30.527 vụ việc; phát hiện, xử lý 17.305 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 54 vụ; thu nộp ngân sách đạt gần 137 tỷ đồng.
Cũng theo Tổng Cục trưởng, mục tiêu của lực lượng QLTT trong năm 2022 là thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ đạo mà Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương giao, do vậy, Tổng cục xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của các cấp trong toàn lực lượng QLTT. Quán triệt lại vai trò nêu gương, trách nhiệm của người đứng đầu ở các cấp.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn còn nhức nhối
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận: Lực lượng QLTT hoạt động có tính đặc thù cao, thẩm quyền trách nhiệm lớn nhưng lại hoạt động mang tính độc lập, thậm chí đơn lẻ, nên việc giám sát quản lý lực lượng này đòi hỏi sự ý thức tự giác của cán bộ, công chức QLTT; sự nghiêm minh của tổ chức, sự gương mẫu của người đứng đầu, tập thể lãnh đạo; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương; và sự giám sát của người dân.
"Gần 4 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, bên cạnh mặt tích cực, lực lượng còn tồn tại nhiều hạn chế. Do vậy, phải chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, từ đó, tìm ra giải pháp, kịp thời khắc phục. Đồng thời, tiếp tục làm tốt hơn những việc đã làm tốt, để lực lượng thực sự là 'thanh gươm bảo kiếm', là lực lượng quan trọng giúp cho nền kinh tế đất nước bảo đảm lành mạnh", Bộ trưởng nói.
Bên cạnh việc biểu dương những kết quả lực lượng QLTT đã đạt được, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ ra một số hạn chế như: Số vụ kiểm tra, phát hiện xử lý giảm so với cùng kỳ 2021; ý thức tuân thủ pháp luật của của một số cán bộ công chức QLTT chưa cao; tình trạng buôn lậu, vận chuyển tàng trữ hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, sản xuất kinh doanh hàng giả vẫn diễn ra ở nhiều địa phương; nội bộ một số đơn vị thiếu đoàn kết.
Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trên, Bộ trưởng cho rằng, nguyên nhân khách quan, đó là luật pháp, chính sách thiếu đồng bộ, chồng chéo; địa bàn rộng trong khi lực lượng lại mỏng, phương tiện và điều kiện hạn chế, còn đối phượng vi phạm ngày càng tinh vi; đặc thù hoạt động của lực lượng khá đơn lẻ, khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân chủ quan như: Công tác quản lý, giáo dục cán bộ ở nhiều đơn vị cơ sở chưa tốt; cán bộ lãnh đạo quản lý thiếu gương mẫu, nội bộ mất đoàn kết, vai trò của cấp ủy, tổ chức Đảng, đoàn thể chưa được phát huy; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý chưa nghiêm; sự phối hợp với các lực lượng chức năng ở một số địa phương chưa tốt, chưa tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy, cơ quan địa phương …
Giao 6 nhiệm vụ cho Tổng cục QLTT
Trong bối cảnh tác động ngày càng phức tạp của kinh tế thế giới và tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị lãnh đạo Cục QLTT địa phương, Ban Chỉ đạo 389 địa phương thực hiện 6 nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục mở các đợt cao điểm nghiên cứu, quán triệt về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật cho toàn lực lượng, nhất là việc quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của ngành, chỉ đạo của Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục trong thực thi nhiệm vụ của mình.
Đồng thời, từ thực tiễn hoạt động, các cán bộ, từ các tổ, đội, Cục QLTT địa phương, các phòng nghiệp vụ thuộc Tổng cục, lãnh đạo quản lý các cấp của lực lượng QLTT cần nghiên cứu đề xuất, kiến nghị, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định của ngành với lực lượng; quy trình công tác, xử lý vụ việc; cơ chế quản lý, giám sát hoạt động; chế tài xử lý khi đã xảy ra vi phạm pháp luật quy định và các vi phạm khác.
"Dứt khoát phải có cơ chế bảo đảm "song trùng" quản lý giữa lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục, các cấp ủy chính quyền địa phương và cơ chế phối hợp với các lực lượng từ Trung ương đến địa phương", Bộ trưởng yêu cầu.
Thứ hai, tập trung rà soát trong từng lĩnh vực, trên mọi địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm; kịp thời đề xuất, bịt kín các lỗ hổng trong quản lý theo đúng các quy định của pháp luật và nguyên tắc Đảng, phù hợp với thực tiễn tình hình.
Chú ý tranh thủ và bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cấp chính quyền của địa phương; sự phối hợp, ủng hộ của các lực lượng chức năng trên từng địa bàn để giải quyết, xử lý vụ việc. Tuy nhiên, cũng phải bảo đảm nguyên tắc độc lập, khách quan, tuyệt đối tuân thủ pháp luật, kịp thời phản ánh, kiến nghị với Bộ, Tổng cục khi gặp khó khăn.
Sau ngày 31/12 không còn chế độ quyền Cục trưởng Cục QLTT địa phương
Đáng nói, Bộ trưởng cũng lưu ý lãnh đạo Tổng cục QLTT về những tồn tại, bức xúc từ khi hoạt động theo mô hình Tổng cục cho đến nay cần được rà soát, giải quyết dứt điểm trước ngày 31/12/2022.
"Quá trình xử lý cần tuân thủ 3 nguyên tắc về pháp luật, chính trị, nghiệp vụ. Sau ngày 31/12/2022 mà còn hiện tượng bức xúc tồn tại chưa được giải quyết mà không có lý do chính đáng thì tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm", Bộ trưởng khẳng định.
Thứ ba, bám sát chỉ đạo của Bộ và Tổng cục, bám sát tình hình và diễn biến thị trường trong nước và trên từng địa bàn… để chủ động xây dựng kế hoạch công tác của từng đơn vị, từng lực lượng; phân công trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát cụ thể nhằm nâng cao hiệu suất công tác và thực thi đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi tổ chức, cá nhân trong toàn lực lượng trên từng địa bàn, lĩnh vực.
Thứ tư, chú trọng làm công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự ủng hộ chia sẻ của toàn dân đối với những khó khăn, vất vả, các hoạt động rất đặc thù của ngành công thương và lực lượng.
Đồng thời Tổng cục và các đơn vị thuộc Tổng cục làm tốt công tác chế độ thông tin về nội bộ để những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả của các đơn vị được phổ biến kịp thời; những tình huống, thậm chí những sai phạm và hình thức xử lý đối với tổ chức sai phạm cũng phải cập nhật với các đơn vị, để lấy đó làm gương.
Thứ năm, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đồng thời rà soát, kiện toàn và đề xuất kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý của toàn lực lượng theo chủ trương, chỉ đạo của Ban Cán sự và lãnh đạo Bộ để sau ngày 31/12 không còn chế độ quyền Cục trưởng Cục QLTT địa phương.
Thứ sáu, đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho lực lượng QLTT hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra, nhất là chỉ đạo các lực lượng chức năng của địa phương phối hợp tốt với lực lượng QLTT địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
Phan Trang
Từ khóa » Tổng Cục Quản Lý Thị Trường Bộ Công Thương
-
Trang Chủ - Cổng Thông Tin Tổng Cục Quản Lý Thị Trường
-
Tổng Cục Quản Lý Thị Trường - Bộ Công Thương
-
Quản Lý Thị Trường - Bộ Công Thương
-
Cục Nghiệp Vụ Quản Lý Thị Trường - Bộ Công Thương
-
Tổng Cục Quản Lý Thị Trường (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tạp Chí Quản Lý Thị Trường
-
Tổng Cục Quản Lý Thị Trường - Báo Tuổi Trẻ
-
Tổng Cục Trưởng Quản Lý Thị Trường Chia Sẻ Về Việc 200 Cán Bộ Bị Kỷ ...
-
Tổng Cục Quản Lý Thị Trường Thành Lập Tổ Công Tác Về Thương Mại ...
-
Sẽ Xử Lý Nghiêm Các Trường Hợp Tăng Giá Bất Hợp Lý - Báo Lao động
-
Tổng Cục Quản Lý Thị Trường - Tạp Chí Công Thương
-
Tổng Cục Quản Lý Thị Trường: “Nước Xa Có Cứu được Lửa Gần”?
-
Quy định Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của ...