Tổng Cục Thi Hành án Dân Sự - Bộ Tư Pháp

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Đăng nhập
  • English
Bộ tư pháp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sơ đồ cổng
  • Thư điện tử
  • Thông tin điều hành
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Số liệu thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
  • Chuyên Mục
    • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản chính sách mới
    • Hoạt động của lãnh đạo bộ
    • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
    • Hoạt động của tư pháp địa phương
    • Hoạt động của đảng - đoàn thể
    • Nghiên cứu trao đổi
    • Thông tin khác
  • Chức năng nhiệm vụ
  • Cơ cấu tổ chức
  • Lãnh đạo bộ
    • Lãnh đạo bộ qua các thời kỳ
      • Bộ trưởng
      • Thứ trưởng
  • Lịch sử phát triển ngành
  • Biên niên sử ngành tư pháp
  • Hình ảnh
  • Video
Kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL tại tỉnh Trà Vinh Quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy trình quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong công an nhân dân Kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông Hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Đẩy mạnh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về THADS, THAHC 18 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 8: Tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp phát triển 18 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 8: Tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp phát triển Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Đẩy mạnh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về THADS, THAHC, Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 91,65% prev2 next2 Xem tất cả
  • Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
  • Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
  • Nỗ lực rút ngắn thời gian soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn luật
  • Quy định của Bộ luật Hình sự về vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng
  • Hòa giải viên giỏi
  • Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
  • 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
  • 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
  • Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
  • Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
  • Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Thăm dò ý kiến Cơ cấu tổ chức Tổng cục Thi hành án dân sựTheo quy định tại Quyết định số 19/2023/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) trực thuộc Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau: 1. Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự 1. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. 2. Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền: a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thông tư, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các văn bản khác về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính; b) Chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, dự thảo báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính. 2. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định: a) Thành lập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự; các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; b) Quản lý tổ chức, công chức của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; c) Quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính; d) Quy định về thống kê thi hành án dân sự và thi hành án hành chính. 3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính sau khi được phê duyệt, ban hành. Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm bản án, quyết định dân sự, hành chính của Tòa án và các quy định khác theo quy định của pháp luật. 4. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật. 5. Tổ chức kiểm tra: a) Việc thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; b) Chế độ thống kê và báo cáo về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; c) Việc thu, chi tiền, giao, nhận tài sản trong thi hành án dân sự; việc thu, nộp các khoản phí, lệ phí và chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự; d) Các hoạt động khác liên quan đến công tác thi hành án dân sự và công tác quản lý về thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. 6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. 7. Thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính. 8a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự và thi hành án hành chính. 9. Theo dõi việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành, án hành chính. Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định. 10. Thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đánh giá kết quả về hợp tác quốc tế trong công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính. 11. Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện thanh tra về quản lý thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính và xử lý hành vi không chấp hành án theo quy định của pháp luật. 12. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội, 13. Tổ chức nghiên cứu, quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan thi hành án dân sự. 14. Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính. 15. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc; khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 16. Quản lý, thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 17. Quản lý khoản thu phí do cơ quan thi hành án dân sự nộp cho Tổng cục Thi hành án dân sự để thực hiện việc điều hòa phí thi hành án và sử dụng theo quy định của pháp luật. 18. Tổ chức và quản lý công tác thi đua - khen thưởng của hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 19. Thực hiện các quy định về bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. 20. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 21. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao và theo quy định của pháp luật. 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau: 1. Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương: a) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1); b) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2); c) Vụ Quản lý Thi hành án hành chính, thống kê và dữ liệu thi hành án (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3); d) Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo; đ) Vụ Tổ chức cán bộ; e) Vụ Kế hoạch - Tài chính; g) Văn phòng; h) Tạp chí điện tử Thi hành án dân sự. Các tổ chức quy định từ Điểm a đến Điểm g Khoản 1 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tổ chức quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này là tổ chức sự nghiệp công lập. 2. Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương: a) Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; b) Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện) trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật. 4. Cơ cấu công chức, viên chức của Tổng cục Thi hành án dân sự 1. Tổng cục Thi hành án dân sự có cơ cấu nhân sự sau đây: a) Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng; b) Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và công chức khác; c) Viên chức. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu công chức, tổ chức của các tổ chức giúp việc Tổng Cục trưởng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc cấp mình quản lý theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và theo quy định của pháp luật. 2. Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức theo quy định của pháp luật. 3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách. - Địa chỉ: 60 Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội - Điện thoại: 04.62739595 - Fax: 04.62739630 - Thư điện tử: tha@moj.gov.vn Tổng cục Thi hành án dân sự 06/07/2017

Theo quy định tại Quyết định số 19/2023/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) trực thuộc Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau: 1. Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự 1. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. 2. Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền: a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thông tư, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các văn bản khác về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính; b) Chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, dự thảo báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính. 2. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định: a) Thành lập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự; các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; b) Quản lý tổ chức, công chức của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; c) Quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính; d) Quy định về thống kê thi hành án dân sự và thi hành án hành chính. 3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính sau khi được phê duyệt, ban hành. Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm bản án, quyết định dân sự, hành chính của Tòa án và các quy định khác theo quy định của pháp luật. 4. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật. 5. Tổ chức kiểm tra: a) Việc thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; b) Chế độ thống kê và báo cáo về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; c) Việc thu, chi tiền, giao, nhận tài sản trong thi hành án dân sự; việc thu, nộp các khoản phí, lệ phí và chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự; d) Các hoạt động khác liên quan đến công tác thi hành án dân sự và công tác quản lý về thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. 6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. 7. Thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính. 8a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự và thi hành án hành chính. 9. Theo dõi việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành, án hành chính. Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định. 10. Thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đánh giá kết quả về hợp tác quốc tế trong công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính. 11. Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện thanh tra về quản lý thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính và xử lý hành vi không chấp hành án theo quy định của pháp luật. 12. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội, 13. Tổ chức nghiên cứu, quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan thi hành án dân sự. 14. Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính. 15. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc; khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 16. Quản lý, thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 17. Quản lý khoản thu phí do cơ quan thi hành án dân sự nộp cho Tổng cục Thi hành án dân sự để thực hiện việc điều hòa phí thi hành án và sử dụng theo quy định của pháp luật. 18. Tổ chức và quản lý công tác thi đua - khen thưởng của hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 19. Thực hiện các quy định về bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. 20. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 21. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao và theo quy định của pháp luật. 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau: 1. Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương: a) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1); b) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2); c) Vụ Quản lý Thi hành án hành chính, thống kê và dữ liệu thi hành án (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3); d) Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo; đ) Vụ Tổ chức cán bộ; e) Vụ Kế hoạch - Tài chính; g) Văn phòng; h) Tạp chí điện tử Thi hành án dân sự. Các tổ chức quy định từ Điểm a đến Điểm g Khoản 1 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tổ chức quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này là tổ chức sự nghiệp công lập. 2. Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương: a) Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; b) Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện) trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật. 4. Cơ cấu công chức, viên chức của Tổng cục Thi hành án dân sự 1. Tổng cục Thi hành án dân sự có cơ cấu nhân sự sau đây: a) Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng; b) Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và công chức khác; c) Viên chức. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu công chức, tổ chức của các tổ chức giúp việc Tổng Cục trưởng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc cấp mình quản lý theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và theo quy định của pháp luật. 2. Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức theo quy định của pháp luật. 3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách. ​ - Địa chỉ: 60 Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội - Điện thoại: 04.62739595 - Fax: 04.62739630 - Thư điện tử: tha@moj.gov.vn

In bài viết Gửi Email Các tin khác
  • Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột (06/07/2017)
  • Cục Công nghệ thông tin (06/07/2017)
  • Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý (06/07/2017)
  • Vụ Hợp tác quốc tế (06/07/2017)
  • Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (06/07/2017)
  • Trường Cao đẳng Luật miền Nam (06/07/2017)
  • Trường Cao đẳng Luật miền Trung (06/07/2017)
  • Trường Cao đẳng Luật miền Bắc (06/07/2017)
  • Cục Công tác phía Nam (06/07/2017)
  • Nhà xuất bản Tư pháp (06/07/2017)
​​​
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản pháp luật chuyên ngành
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Thông tin thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.

Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.

Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Tổng Cục Thi Hành An Dân Sự Wiki