Tổng Cung Và Tổng Cầu - Cộng đồng Học Tập 24h, Học,học Mọi Lúc ...
Có thể bạn quan tâm
Có nhiều cách mô tả hoạt động của nền kinh tế, theo cách tiếp cận hệ thống, nển kinh tế được xem như là một hộ thống – gọi là hộ thống kinh tế vĩ mô. Theo P.A.Samuelson hệ thống này gồm 3 yếu tố:
- Những yếu tố đầu vào gồm: Các biến số hay công cụ chính sách như chính sách tài khoá, chính sách tiên tệ…và các biến ngoại sinh (đôi khi còn gọi là ngoại biến) như: Dân số, thời tiết, chiến tranh.. .thường chủ yếu do các lực lượng phi kinh tế gây ra.
- Những yếu tố đầu ra bao gồm các biến số được tạo ra của hệ thống. Đây cũng chính là các muc tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như: sản lượng, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu (đôi khi còn gọi là biến suy diễn hệ quả).
- Yếu tố trung tâm của hệ thống gọi là hộp đen kinh tế vĩ mô, còn gọi là nền kinh tế vĩ mô. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của nền kinh tế vĩ mô là tổng cầu và tổng cung.
Tổng cầu (AD – Aggregate Demand)
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn và có khả năng mua tương ứng với mức giá đã cho, trong các điều kiện khác không đổi. Nói cách khác, tổng cầu đo lường mức tổng chi tiêu dành cho mua sắm hàng hoá và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước,
Đường tổng cầu: Là đường biểu thị mối quan hệ giữa tổng mức cầu và mức giá chung trong các điều kiện khác không đổi.
Đường cầu có độ dốc nghiêng xuống – điều này hàm ý, khi giá cả giảm khối lượng chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế có xu hướng tăng lên, tổng cầu tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do khi giá giảm, thu nhập thực tế của công chúng tăng lên, tiêu dùng thực tế sẽ cao hơn, tổng cầu do đó cao hơn.
Tổng cung (AS – Aggregate Supply)
Là tổng khối lượng hàng hoá và địch vụ mà các hãng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế sẽ sản xuất và bán ra trong một thòi kỳ nhất định trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho.
Đường AS là đường biểu thị mối quan hệ giữa tổng mức cung và mức giá chung khi mọi biến số khác được giữ nguyên. Như vậy tổng cung là một hàm của giá.
Đường AS là một đường có xu hướng dốc ìẽn về phía phủi. Để hiểu vấn đề này chúng ta hãy xem nhân tố nào làm cho lượng cung sản phẩm thay đổi. Mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận, lượng cung sản phẩm được xác định bởi lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm. Lợi nhuận tăng, nhiều sản phẩm hơn sẽ được sản xuất ra, lượng cung sản phẩm sẽ tăng lên và ngược lại.
Trong ngắn hạn, chi phí của mỗi nhân tố tham gia vào sản xuất hàng hoá và dịch vụ cố định. Nếu mức giá cao hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận cao hơn trên một đơn vị sản phẩm trong thời gian ngắn, cho nên các hãng tăng cường mở rộng sản xuất. Khi mức giá tăng tổng mức cung có xu hướng tăng. VI vậy đường tổng cung có độ dốc nghiêng lên.
Tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn:
Đường /15 ngắn hạn: về mặt ngắn hạn – đường AS ban đầu tương đối nằm ngang, khi vượt qua điểm sản lượng tiềm năng, đường AS có độ dốc ngược lên. Sở dĩ nhu vậy vì trong ngắn hạn, nhiều khoản chi của hãng sản xuất kinh doanh là cố định như mức tiền công, tiền thuê nhà đất… Do vậy chỉ cần tăng giá một chút, các hãng sẽ gia tăng sản lượng sản xuất. Như vậy, tổng mức cầu của nền kinh tế tăng làm cho các hãng tãng sản lượng sản xuất nhưng đồng thời cũng tăng giá phần nào.
Đường AS dời hạn: Là một đường song song với trục tung và cắt trục hoành ở mức sản lượng tiềm năng (AS LR).
Trong đài hạn toàn bộ giá đầu vào và đầu ra có tính chất linh hoạt. Nếu chi phí đầu vào tăng một số lần nào đó đồng thời giá đầu ra cũng tăng tương ứng thì các hãng kinh doanh đều muốn cung cấp cùng một mức sản lượng.
Cân bằng kinh tê vĩ mô
Nếu ghép hai mặt của nền kinh tế (Tổng cung và Tổng cầu) lại với nhau và đưa vào cùng một hệ trục toạ độ. Hai đường tổng cấu và tổng cung cắt nhau tại một điểm, giả sử điểm E. Điểm E gọi là điểm cân bằng của nền kinh tế. Tại điểm cân bằng: toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế được các hãng kinh doanh đáp ứng đầy đủ. Giao điểm của hai đường tổng cầu và tổng cung đồng thời xác định mức giá cân bằng và mức san lượng cân bằng.
Hình 1.8 chỉ ra cho ta thấy, giao điểm của đường AD và AS ngắn hạn gọi là điểm cân bằng trong ngắn hạn (E). Giao điểm của đường AD, AS và đường ASLR gọi là điểm cân bằng trong dài hạn (Eị).
Có thể sử dụng tổng mức cầu và tổng mức cung minh hoạ trên hình 1.8 để nghiên cứu một số sự kiện lớn diễn ra trong đời sống kinh tế của các nước như tình trạng nền kinh tế hoạt động làm sản lượng thực tế vượt quá mức sản lượng tiềm năng, dẫn đến lạm phát về giá cả; cũng có thể nền kinh tế dơi vào tình trạng đình trệ lạm phát (vừa đình trệ lại vừa lạm phát).
Khi một cú sốc về phía tổng cung làm dịch chuyển đường AS sang trái, dẫn đến tình trạng giá cao hơn cùng với mức sản lượng giảm đi. Cú sốc này đã có tác động xấu đến toàn bộ các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô.
Một trạng thái khác cũng xẩy ra khi giảm cung ứng tiền tệ, lãi suất tăng làm giảm tốc độ chi tiêu dẫn đến dịch chuyển đường AD sang trái. Cú sốc này làm tình trạng nén kinh tế xẩy ra trái ngược hẳn với cú sốc ở phần trên là làm sản lượng giảm, giá giảm, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng theo.
Có thể nói một số biến động của nền kinh tế là do sự dịch chuyển của đường tổng cầu hoặc sự dịch chuyển của đường tổng cung sang phải hoặc sang trái. Nhiệm vụ chính về hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế là phải chuẩn đoán hình thái của những cú sốc tác động đến đường tổng cầu hay đưòng tổng cung để định ra các chính sách thích hợp.
Giáo trình kinh tế học vĩ mô
Từ khóa » đường Tổng Cung Và Tổng Cầu Cắt Nhau Biểu Thị
-
Đường Tổng Cung Và Tổng Cầu Cắt Nhau Biểu Thị: - Trắc Nghiệm Online
-
Đường Tổng Cung Và Tổng Cầu Cắt Nhau Biểu Thị: - .vn
-
Mô Hình Tổng Cầu Và Tổng Cung – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Cung, Tổng Cầu - SlideShare
-
Đường Tổng Cung Và Tổng Cầu Cắt Nhau Biểu Thị: | 7scv
-
[PDF] Tổng Cung – Tổng Cầu
-
Đường Tổng Cầu Là Gì ? Mô Hình Tổng Cầu Và Tổng Cung
-
[PPT] 3. Cân Bằng Kinh Tế Vĩ Mô 1. TỔNG CẦU 1.1. Khái Niệm
-
Tổng Cầu Và Tổng Cung - Nội Dung Xây Dựng Các Mô Hình ... - StuDocu
-
[PDF] BÀI 5 MÔ HÌNH TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG - Topica
-
Đường Tổng Cung (aggregate Supply Curve) Là Gì ? - Luật Minh Khuê
-
TỔNG CUNG TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ - Tài Liệu Text
-
Tổng Cầu Và Tổng Cung - Docsity