Tổng Giám đốc Vietlott Từ Chức: 'Lý Do Cá Nhân' Hay Lý Do 510 Tỷ đồng?
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, theo hồ sơ tài liệu, rất có thể ông Trường có liên quan đến những bê bối tại PVN, cụ thể là một số vụ việc sai phạm trong thời gian ông này làm Tổng Giám đốc tại Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC).
Ông Tống Quốc Trường. Ảnh: Vietlott. |
Từ ngày 7/10, khi Bộ Tài Chính thông tin chấp thuận đơn từ chức Tổng giám đốc Vietlott của ông Tống Quốc Trường và trên website của Vietlott, tên ông Tống Quốc Trường đã không còn xuất hiện ở mục giới thiệu ban lãnh đạo công ty thì nguyên nhân của việc từ chức được dư luận hết sức quan tâm. Bởi vì ông Trường xin từ chức vào thời điểm Vietlott luôn đạt được kết quả tăng trưởng ấn tượng.
Đơn cử như 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu bán vé xổ số có thuế của Vietlott đạt 1.884 tỷ đồng, đạt 53,07% kế hoạch năm. Vậy thì lý do gì phải từ chức? Theo như đơn xin từ chức của ông Trường gửi tới lãnh đạo Bộ Tài chính, ông này chỉ nêu đơn giản là: "Vì lý do cá nhân", tuy nhiên, dư luận cho rằng, nguyên nhân thực sự của việc từ chức là do ông Trường có liên quan đến các vụ việc thời còn làm Tổng Giám đốc PVFC.
Theo tài liệu điều tra, ông Tống Quốc Trường sinh năm 1972 ở Nam Định, từng là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2007, được nhận Giải thưởng Sao đỏ năm 2008, được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều giải thưởng cao quý khác...
Từ tháng 6/2007 đến tháng 3/2010, ông Tống Quốc Trường được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC). Đáng chú ý, người nắm giữ vị trí này trước ông Trường là ông Nguyễn Xuân Sơn mới đây đã bị TAND TP Hà Nội tuyên án tử hình trong đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Oceanbank.
Các cơ quan Nhà nước đã phát hiện, trong giai đoạn hoạt động của PVFC từ năm 2006-2011 đã xảy ra những vấn đề trái quy định pháp luật như mất vốn, nợ xấu tăng cao…
Năm 2007, với nguồn thu khủng từ giá dầu trên 100 USD/thùng, nguồn quỹ và ngân sách dồi dào cùng tham vọng trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phê chuẩn đề xuất của PVFC thành lập Cty CP đầu tư và tư vấn tài chính dầu khí (PVFC Invest) với vốn điều lệ 500 tỉ đồng và tham vọng công ty này sẽ trở thành mũi nhọn trên con đường đưa PVN trở thành tập đoàn đầu tư, tài chính hàng đầu.
Tuy nhiên, theo luật Các tổ chức tín dụng, PVFC chỉ có thể góp vốn vào một công ty con như PVFC Invest tối đa là 11% vốn điều lệ. Nhưng để giữ quyền chi phối và biến PVFC Invest thành công ty sân sau nên PVFC đã lách luật và qua mặt các cơ quan chức năng bằng các hợp đồng ủy thác trả chậm của CBCNV. PVFC sở hữu tới 59% cổ phần tại PVFC Invest dưới các hình thức: góp vốn trực tiếp, 11%; “nhận” 38% vốn ủy thác của CBCNV (thực chất là tiền nhà nước) và “góp thay” 10% cổ phần của một nhà đầu tư bên ngoài (Cty CP đầu tư hạ tầng Việt Nga)…
Khoản 38% “nhận ủy thác của CBCNV” thực chất là hình thức cho vay trá hình không có tài sản đảm bảo, dòng tiền, cũng như mọi quyền lợi của CBNV chỉ được ghi nhận trên giấy tờ, sổ sách không có thật. Nhờ mối quan hệ “ruột thịt”, sở hữu chéo, chi phối từ trên xuống nên PVN đã “cài” một loạt người của mình vào Hội đồng quản trị (HĐQT) của PVFC Invest.
Tại đại hội cổ đông của PVFC cuối năm 2007 để chuẩn bị cho kế hoạch lên sàn, PVN đã có văn bản giới thiệu một loạt lãnh đạo chủ chốt tham gia HĐQT và Ban kiểm soát của PVFC. Trong đó có các ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT; ông Tống Quốc Trường - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc; ông Đỗ Quang - Ủy viên HĐQT. Đặc biệt là ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó TGĐ, vừa bị tuyên án tử hình trong đại án Hà Văn Thắm.
PVN đã dùng tiền ngân sách để góp 295 tỉ đồng (59% vốn điều lệ), trong đó 240 tỉ đồng cho cá nhân vay trả chậm mua cổ phiếu PVFC Invest. Các hợp đồng ủy thác đầu tư trả chậm có thời hạn 3 năm, đến tháng 10/2010 hết hạn chỉ có một vài cá nhân hoàn trả được 10 tỉ đồng, 230 tỉ đồng còn lại không thể thu hồi được.
Việc ký kết các hợp đồng đầu tư ủy thác này của PVFC đã bị Thanh tra NHNN coi là trái luật. Năm 2009 Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã có các công văn xác định trái luật và yêu cầu PVFC phải chấm dứt ngay nhưng đơn vị này đã không thực hiện.
Một sai phạm nghiêm trọng nữa, vào năm 2008, khi PVFC lên sàn chứng khoán với số vốn điều lệ khoảng 5.000 tỷ đồng, lãnh đạo Tổng công ty đã không bán ra mà sử dụng tiền nhà nước để đấu giá cổ phiếu của chính công ty, ồ ạt rót vốn cho PVFC Invest bằng một loạt các hợp đồng ủy thác qua các công ty con. Hậu quả, khi thị trường chứng khoán xì hơi, hơn 419 tỉ tiền gốc mà PVFC “cho CBCNV vay” mua cổ phiếu và 86 tỉ đồng tiền lãi phát sinh hiện không thu hồi được vì không rõ yếu tố pháp lý và vì trong danh sách gần 800 cá nhân ủy thác đầu tư cổ phiếu của PVFC có người đã chết, có người về hưu, có người đi tù… Trong danh sách này có cả hai nhân vật chủ chốt trong đại án Oceanbank vừa bị xét xử là Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch PVN, lúc đó giữ chức Phó TGĐ PVFC và Nguyễn Thị Minh Thu, nguyên Tổng giám đốc OceanBank...
Tổng cộng, số tiền 510 tỉ đồng vốn ủy thác khiến PVFC Invest thiệt hại 419 tỉ gốc và 86 tỉ đồng lãi do CBCNV vay không có khả năng hoàn trả...
Cũng với thủ pháp như khi góp vốn, để chuẩn bị đấu giá IPO, PVFC đã ồ ạt rót vốn cho PVFC Invest bằng một loạt các hợp đồng ủy thác: ủy thác đầu tư trực tiếp 200 tỉ đồng từ PVFC; cho một công ty con khác, PVFC Land, rót 400 tỉ đồng cho PVFC Invest; thông qua Công ty PV Inconness (PVFC là cổ đông lớn chiếm 30% vốn điều lệ) ký hợp đồng ủy thác đầu tư 71 tỉ đồng.
Với 3 “hợp đồng” này, cùng với 500 tỉ đồng điều lệ, PVFC Invest có ngay trong tay 1.171 tỉ đồng. Và để có được lợi thế trong đợt đấu giá gần 60 triệu cổ phiếu bán công khai trên sàn, PVFC Invest đã dùng 510 tỉ đồng, thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư trả chậm (bản chất là cho CBCNV vay trả chậm mua cổ phần với tỷ lệ 50 - 50) để đấu giá mua cổ phần của công ty mẹ. Bằng cách này, PVFC Invest đã trúng 20 triệu cổ phần (chiếm 1/3) với giá 71.000 đồng/cổ phần, trong đó có 14 triệu cổ phần do CBCNV mua.
Điều đáng nói, với những sai phạm rõ ràng như trên, không hiểu vì lý do gì Tổng Giám đốc của PVFC Tống Quốc Trường vẫn vô can và từng bước leo lên ngồi ghế Tổng giám đốc Vietlott. Chính vì vậy, việc ông Trường từ chức rất có thể không phải vì “lý do cá nhân” như trong đơn đã viết.
Sau khi Bộ Tài Chính chấp thuận cho ông Tống Quốc Trường từ chức, ông Nguyễn Thanh Đạm, Phó Tổng giám đốc đang được giao tạm thời giao phụ trách Ban điều hành Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam từ tháng 10/2017. |
Từ khóa » Tống Quốc Trường Bị Bắt
-
Tổng Giám đốc Tống Quốc Trường: Từ Vũng Lầy PVFC đến Ngôi Sao ...
-
Vì Sao ông Tống Quốc Trường - Tổng Giám đốc Vietlott Từ Chức?
-
Vì Sao ông Tống Quốc Trường-Tổng Giám đốc Vietlott Từ Chức?
-
Sự Thật Tổng Giám Đốc Vietlott Tống Quốc Trường Bị Bắt Từ Chức ...
-
Nghề Luật Sư - MẢNG TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (PVFC) VÀ ĐƯỜNG ĐI...
-
Tổng Giám đốc Vietlott Tống Quốc Trường đột Ngột Xin Từ Chức
-
Những điều Chưa Biết Về Tổng Giám đốc Vietlott Vừa đột Ngột Xin ...
-
Sai Phạm Của PVFC Dưới Thời ông Tống Quốc Trường - 1thegioi
-
Tổng Giám đốc Vietlott đột Ngột Từ Chức - VCCI
-
Không Có Tiêu đề
-
Tổng Giám đốc Tống Quốc Trường: Từ Vũng Lầy ... - Blog Chia Sẻ AZ
-
Vietlott Có Tổng Giám đốc Mới Thay Tống Quốc Trường New 2020
-
Tổng Giám đốc Vietlott Vừa đột Ngột Xin Nghỉ Việc Từng Là "sếp" Tại ...
-
Tổng Giám đốc Vietlott đột Ngột Xin Từ Chức - Kenh14