Tổng Hợp 100+ Các Biển Báo Giao Thông đường Bộ Phổ Biến
Có thể bạn quan tâm
Người tham gia giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện giao thông cần nắm được các biển báo để tránh tình trạng tắc nghẽn và tai nạn không đáng có. Ngoài ra, việc học thuộc ý nghĩa của các biển báo giao thông giúp bạn có thể vượt qua kỳ thi sát hạch bằng lái xe suôn sẻ nhất. Về cơ bản, có 5 loại biển báo giao thông có ký hiệu và ý nghĩa cụ thể như sau:
Nội Dung
Nội Dung Chính
- Biển báo cấm
- Biển báo nguy hiểm
- Biển hiệu lệnh
- Biển chỉ dẫn
- Biển báo phụ
- Biển báo đường cao tốc
- Biển báo theo hiệp định GMS-CBTA
Biển báo cấm
Một trong các biển báo giao thông dễ nhận dạng nhất đó chính là biển báo cấm. Những loại biển này đều có viền đỏ, nền trắng có hình vẽ đen tượng trưng cho các sự hạn chế của các phương tiện cơ giới, thô sơ hoặc người đi bộ. Thông thường, biển báo cấm có đường kính 70cm, viền 10cm và vạch sơn đỏ khoảng 5cm.
Biển báo cấm có ý nghĩa cấm người tham gia giao thông không được làm và phải chấp hành những điều cấm mà biển đã thông báo. Hiệu lực của biển cấm có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ trên một số làn của một chiều xe chạy. Vì vậy, các làn đường phải được đánh dấu riêng bằng vạch dọc liền trên mặt đường xe chạy. Ngoài ra, hiệu lực của biển cấm chỉ hạn chế trong một số trường hợp có kèm biển phụ đặt dưới biển chính.
Nhóm biển báo cấm bao gồm 39 kiểu được đánh số thứ tự từ 101 – 140 theo quy định chuẩn số 41. Ngoài ra, biển báo 122 hình bát giác sẽ có ý nghĩa là “Dừng lại”.
Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm có hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên. Trừ biển W.208 đỉnh tương ứng hướng xuống dưới có ý nghĩa “Giao nhau với đường ưu tiên”. Nhóm biển báo này cảnh báo tới người điều khiển phương tiện giao thông biết trước được tính nguy hiểm ở phần đường hiện tại hoặc phía trước. Từ đó giúp họ di chuyển cẩn thận và an toàn hơn.
Nhóm biển báo giao thông nguy hiểm bao gồm 47 kiểu, đánh số thứ tự từ 201 đến 247.
Biển hiệu lệnh
Nhóm biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh, hình vẽ trắng. Ý nghĩa của nhóm biển này đó là đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện. Ví dụ như phải đi thẳng, phải rẽ trái, phải chạy chậm hơn tốc độ tối đa,…Nếu hết hiệu lệnh thì biển thường sử dụng vạch chéo đỏ đè lên hình màu trắng.
Biển hiệu lệnh bao gồm 10 loại được đánh số thứ tự từ 301 – 310.
Biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh, hình vẽ màu trắng dùng để hướng dẫn, thông báo cho người đi đường biết những định hướng di chuyển nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi.Loại biển này không có tính bắt buộc như biển báo cấm.
Nhóm biển chỉ dẫn bao gồm 48 kiểu được đánh số thứ tự từ 401 – 448 với ý nghĩa cụ thể như sau:
Biển báo phụ
Biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền trắng, viền đen, hình vẽ đen và chúng thường đi kèm với biển chính để bổ sung, làm rõ ý nghĩa cho biển chính. Thông thường là biển nguy hiểm, biển cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn. Trừ biển S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập.
Biển báo phụ bao gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ 501 – 510.
Biển báo đường cao tốc
Biển báo trên đường cao tốc thường áp dụng với những loại xe cơ giới chạy tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt, không giao cắt cùng mức với đường khác.
Khi di chuyển trên đường cao tốc, người lái xe sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác biệt với biển báo giao thông bình thường.
Biển báo theo hiệp định GMS-CBTA
Nhóm biển báo này được hiệp định GMS-CBTA ký kết nhằm tạo ra hệ thống vận tải xuyên quốc gia của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng bao gồm các nước: Lào, Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc. Nhóm biển báo này thường sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại.
Trên đây là tổng hợp các biển báo giao thông đường bộ phổ biến hiện nay. Nếu bạn là người tham gia giao thông thì cần nắm chắc ý nghĩa của từng loại biển và chấp hành nghiêm chỉnh. Việc làm này sẽ giúp đảm bảo trật tự, thứ tự di chuyển và hạn chế tai nạn tối đa.
Bài viết liên quan
Túi đóng gói hàng: Đặc điểm, phân loại và kích thước
Túi dóng gói hàng hay còn gọi là loại túi chuyên dùng để gói hàng hóa, sản phẩm để đảm bảo trong quá trình vận chuyển...Chia sẻ 10+ kinh nghiệm đóng gói hàng hóa chuẩn, tối ưu chi phí
Hiện nay, nhu cầu mua bán hàng hóa tăng rất nhanh và ngày càng nhiều nên việc đóng gói hàng hóa là rất cần thiết Tuy nhiên, làm...Bao bì đóng gói hàng hóa là gì? Phân loại và chức năng
Theo báo cáo "The Future of Global Packaging to 2022", nhu cầu bao bì toàn cầu tiếp tục tăng trưởng với mức 2,9% Doanh số bao bì toàn...Hướng dẫn đóng gói hàng gửi bưu điện chuẩn theo từng loại hàng
Một trong những cách thức gửi hàng hóa đơn giản và tiện lợi nhất hiện nay là gửi qua bưu điện Hình thức này giúp đảm... Bình luận của bạn Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.Từ khóa » Hình Biển Báo Hiệu Lệnh
-
Biển Báo Hiệu Lệnh Và Những điều Cần Lưu ý
-
Hình ảnh, ý Nghĩa Nội Dung Của Biển Báo Hiệu Lệnh
-
Các Loại Biển Hiệu Lệnh Và ý Nghĩa Của Từng Loại - LuatVietnam
-
Biển Báo Giao Thông: Đặc điểm, Cách Nhận Biết 5 Loại Biển
-
Biển Hiệu Lệnh – Ý Nghĩa Từng Loại
-
Biển Hiệu Lệnh đường Bộ Việt Nam - Thuê Xe
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Việt Nam ...
-
Biển Hiệu Lệnh đường Bộ Việt Nam (Cập Nhật 07/2022) - Cùng Phượt
-
Đặc điểm Chung Của Nhóm Biển Báo Hiệu Lệnh Là Gì?
-
Hình ảnh, ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Mới Nhất
-
Một Số Hình Dáng Phổ Biến Của Biển Báo Giao Thông
-
Biển Báo Hiệu Lệnh Là Gì? Ý Nghĩa Của Từng Loại Biển Báo
-
Cách Nhận Biết Các Biển Báo Giao Thông, Vạch Kẻ đường Bộ