Tổng Hợp 15 Bệnh Về Da Em Bé Bố Mẹ Cần Phải Biết - KidsPlaza
Có thể bạn quan tâm
Da bé rất mỏng manh và yếu đuối vì thế cần phải được chăm sóc đặc biệt để tránh bị những bệnh về da. Không phải bố mẹ nào cũng biết cách để chăm sóc da cho bé, bài viết này tôi sẽ chỉ cho bạn biết 15 bệnh về da bé thường gặp để có thể biết và phòng chữa bệnh cho bé được tốt hơn.
Nội dung chính
- 1 1.Hăm tã ở trẻ sơ sinh
- 2 2.Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
- 3 3.Bệnh Chàm sữa ở trẻ
- 4 4.Nổi hạt kê trên da bé
- 5 5.Bệnh Nấm da ở bé
- 6 6.Viêm da tiết bã đầu ở trẻ
- 7 7.Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ
- 8 8.Bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh
- 9 9.Mụn cóc ở trẻ
- 10 10.Bệnh Phát ban ở trẻ nhỏ
- 11 11.Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ
- 12 12.Chốc lở da bé
- 13 13.Bệnh chàm eczema ở trẻ sơ sinh
- 14 14.Bệnh chân tay miệng
- 15 15.Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
1.Hăm tã ở trẻ sơ sinh
Kem trị hăm cho trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu bé sơ sinh bị hăm tã :
- Da bé bị nổi mẩn đỏ thường xuyên, để một thời gian không thấy lặn.
- Mụn đỏ xuất hiện ở vùng da có nếp nhăn, bộ phận sinh dục và phần mông của bé.
- Vùng da bị hăm khi chạm vào ta sẽ cảm thấy nóng hơn so với những vùng da khác.
- Bé cảm thấy khó chịu, ương bướng và quấy khóc khi bố mẹ thay tã.
- Nếu da bị các vết loét có thể trường hợp bị hăm đã nặng lên cần phải đưa bé đi khám.
Cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh :
- Đầu tiên bố mẹ cần phải chú ý và quan tâm đến bé để kịp thời phát hiện ra các triệu chứng hăm tã sớm và có phương pháp phòng ngừa.
- Tiếp theo là phải vệ sinh thật sạch sẽ cho bé, nhất là mỗi lần bé đi vệ sinh xong, mẹ phải rửa sạch “vùng kín” cho bé bằng nước ấm, rồi lau khô bằng khăn bông. Mẹ có thể dùng loại khăn ướt không mùi, không chứa cồn để, không gây kích ứng da bé.
- Bố mẹ cũng nên để cho bé “nude” một khoảng thời trong ngày, như thế sẽ làm cho bé thấy thoả mãi hơn, bé được khô ráo hơn với những vùng da nhăn và các vết hăm cũng nhanh chóng lành hơn.
- Dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh sau khi đã tắm rửa sạch sẽ và lau khô người cho bé. Lưu ý nên chọn loại kem chống hăm lành tính với da nhạy cảm của bé.
- Sau cùng, mẹ nhớ là phải rửa tay sạch sẽ trước khi thay tã hoặc đụng vào da trẻ. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra bỉm tã để kịp thời thay cho bé.
>> 8 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé cực kỳ “hiệu quả”
2.Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bệnh vàng da :
- Da bé vàng hơn và lòng trắng mắt của trẻ cũng bị vàng, 2 – 4 ngày sau khi sinh vùng da vàng xuất hiện ở mặt, sau đó lan xuống khắp cơ thể.
- Trẻ sơ sinh non hoặc sinh ra trước 37 tuần cũng dễ bị mắc bệnh.
- Mẹ có thể kiểm tra bằng cách dùng ngón tay ép nhẹ nhàng lên da bé nếu vùng da trở nên vàng, có thể đó là dấu hiệu của bệnh vàng da.
Cách chữa trị bệnh vàng da :
- Bé bị nhẹ thì chỉ cần cho con bú sữa mẹ thường xuyên là bé có thể tự khỏi.
- Liệu pháp trị liệu bằng chiếu đèn: là phương pháp điều trị thông thường và hiệu quả cao, bé được đặt trên một chiếc giường đặc biệt có ánh sáng màu xanh để giúp phá vỡ bilirubin trong cơ thể của bé.
- Liệu pháp truyền máu : Bé sẽ được truyền một lượng máu để thay thế máu bị hỏng, việc này giúp tăng tế bào hồng cầu và làm giảm mức bilirubin.
>>> Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không
- Gạc rơ lưỡi Kidshealth 7.500₫ Xếp hạng: 100.000000% of 100 (7) 5 Mua ngay
- Kem chống và trị hăm Chicco 100ml 272.000₫ Xếp hạng: 97.000000% of 100 (100) 53 Mua ngay
- Kem chống và trị hăm Sudocrem 60g 115.000₫ Xếp hạng: 98.000000% of 100 (44) 130 Mua ngay
- Kem chống và trị hăm Bepanthen Balm 30gr 89.000₫ Xếp hạng: 95.000000% of 100 (118) 127 Mua ngay
- Quà tặng Kem dưỡng da Bubchen Creme Đức hương dâu 20ml 45.000₫ Xếp hạng: 0.000000% of 100 (9) 4 Mua ngay
- Quà tặng Mới Lăn chống muỗi LOMOS Lavender 20ml 75.000₫ Xếp hạng: 0.000000% of 100 (0) 2 Mua ngay
3.Bệnh Chàm sữa ở trẻ
Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh :
- Bé xuất hiện những mẩn đỏ, chạm vào sẽ có cảm giác khô ráp và có những vảy nhỏ.
- Mẹ thấy bé hay đưa tay lên mặt gãi ngứa hoặc chà vào đầu, nhiều mụn nước vỡ ra.
- Bé cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc và lười bú sữa mẹ.
Cách điều trị chàm sữa cho bé :
- Cho bé ăn chế độ hợp lí : Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ biển, trứng, đậu phộng, cà chua. Nên cho bé dùng sữa mẹ, chỉ nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Dùng thuốc đặc trị : Nếu bé có những dấu hiệu của chàm sữa, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc không dùng các phương pháp dân gian nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ sẽ khiến bệnh nặng thêm.
4.Nổi hạt kê trên da bé
Dấu hiệu hạt kê ở trẻ sơ sinh :
- Mụn kê có thể xuất hiện với trẻ sơ sinh hoặc với bé sau 3 tháng tuổi.
- Da bé có những hạt mụn nhỏ, vừa mềm vừa trắng ở mũi, cằm hoặc má.
- Nếu nhìn bình thường trông giống như mụn trứng cá của trẻ dậy thì.
Cách trị mụn kê cho bé :
- Tắm cho bé : Nguyên nhân bị mụn kê một phần là do thời tiết nóng, nên mẹ có thể dùng cách tắm để giúp làn da trẻ thoáng mát.
- Chế độ ăn uống cho mẹ : Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh, vì thế mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Mẹ nên ăn các thực phẩm mát, tránh đồ tanh, những thứ có thể gây dị ứng cho bé như tôm, cua.
- Chăm sóc da bé : Da bé rất mỏng manh và dễ bị tổn thương vì thế tránh cọ xát mạnh vào các vùng da nổi kê của trẻ, không tiếp xúc với ánh nắng gắt chiếu trực tiếp lên da. Tuyệt đối, không cho người khác chạm vào các mụn kê vì vi khuẩn có thể xâm nhập, gây viêm nhiễm khiến bệnh nặng hơn.
5.Bệnh Nấm da ở bé
Dấu hiệu bệnh nấm da :
- Bé có một hoặc nhiều mảng da đóng vảy, có thể kích thước như một đồng xu.
- Lúc đầu mụn xuất hiện như hình tròn do thời gian chúng lớn dần và tạo thành một vòng vảy xung quanh một lớp da trung tâm.
- Nấm có thể khô hoặc ẩm ướt và xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể.
- Nấm còn xuất hiện trên da đầu hoặc đốm hói trên đầu của bé. Mẹ cũng có thể thấy chân tóc bị rụng ở giữa các điểm hói.
Cách chữa bệnh nấm da cho bé :
- Không để cho bé đổ mồ hôi bằng cách không mặc quá nhiều quần áo hoặc lau khô để không bị ảnh hưởng đến vùng bị nấm.
- Không dùng chung khăn tắm, bàn chải tóc, gối, quần áo, hoặc các đồ tương tự với người khác.
- Tránh cho bé tiếp xúc với vật nuôi vì nó có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nấm.
- Lưu ý, bệnh nấm rất dễ lây cho những người xung quanh. Nếu thấy có triệu chứng phải điều trị ngay.
- Giữ sạch sẽ môi trường sống cũng như khu vực sinh hoạt.
6.Viêm da tiết bã đầu ở trẻ
Các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ :
- Trên đầu của bé xuất hiện các mảng tróc hoặc vảy dày.
- Da đầu khô, nhờn bao phủ bởi các mảng gàu trắng và vàng.
- Đầu bé xuất hiện những mảng da bong ra.
- Da còn có thể ửng đỏ.
Cách điều trị bệnh cho bé :
- Viêm da tiết bã ở trẻ thường không cần điều trị mà nó tự khỏi trong vài tháng. Nên gội đầu mỗi ngày bằng dầu gội đầu cho trẻ sơ sinh và chải nhẹ da bằng bàn chải mềm để vảy tróc ra từ từ.
- Nếu gội đầu không hiệu quả, bố mẹ nên đưa bé đến các phòng khám để được tư vấn của bác sĩ.
- Không được sử dụng kem chống nấm khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi vì một số sản phẩm có thể độc hại khi hấp thụ qua da trẻ.
7.Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ
Triệu chứng bệnh nổi mề đay mẩn ngứa :
- Da bé xuất hiện những nốt sần đỏ nổi lên tương đối lớn và thành từng mảng.
- Ban đầu vùng đỏ này rất nhỏ, sau chúng lan rộng ra toàn cơ thể.
- Bé cảm thấy rất ngứa và khó chịu với những mụn đó.
- Ngoài ra, bé còn cảm thấy chóng mặt, khó thở, quấy khóc và viêm sưng ở tay chân.
Cách điều trị bệnh nổi mề đay cho bé :
- Cho bé ngâm mình trong bồn tắm có chứa nước yến mạch chưa nấu chín hay chứa nước baking soda để làm dịu làn da của bé.
- Có thể cho bé xông hơi lá kinh giới, cho bé tắm bằng nước lá khế, ăn canh lá ngải.
- Nếu tình trạng bé vẫn không giảm thì bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh.
8.Bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh :
- Cơ thể trẻ nổi phát ban đỏ, ngứa ngáy toàn thân, quấy khóc, những mụn nước sẽ dần hình thành.
- Trẻ bị sốt cao ở những ngày đầu bị nhiễm virus, có lúc lên tới 39 – 40 độ.
- Bé có biểu hiện bị bệnh cúm, ho, chảy nước mũi, thở khò khè, lười bú sữa mẹ.
Cách phòng và chữa bệnh thuỷ đậu :
- Đầu tiên, mẹ nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai khoảng 3-6 tháng. kháng thể được truyền từ mẹ sang con qua cơ thể mẹ và qua sữa mẹ, giúp bảo vệ bé trước nguy cơ mắc bệnh.
- Nếu mẹ mắc bệnh nên tạm dừng cho con bú sữa trực tiếp. Mẹ cũng không được hôn hít, ôm ấp con.
- Mẹ không được cho bé đưa tay lên gãi các vết phỏng, sử dụng thuốc metyl bôi ngoài da khi mụn nước bị vỡ để kháng viêm.
- Trẻ sơ sinh bị thủy đậu, phải vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm cho trẻ, có thể sử dụng nước muối pha loãng để sát khuẩn.
9.Mụn cóc ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết mụn cóc :
- Mụn cóc là một vùng nhỏ của da bị cứng lại, sần sùi và có bề mặt gồ ghề. Mụn cóc có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác, có thể lây từ người này sang người khác.
- Mụn có nhiều loại kích cỡ, hình dáng, thường thì các mạch máu tạo nên mụn cóc trông giống như chấm đen ở trung tâm của mụn cóc, thường xuất hiện trên bàn tay, xung quanh móng hoặc nơi da bị rách.
- Mụn này thường không đau, nhưng nếu mọc ở những nơi chịu lực ép thì có thể gây đau cho bé.
Cách điều trị mụn cóc ở trẻ sơ sinh :
- Có một số loại mụn cóc có thể tự biến mất, đó là những mụn lành tính.
- Nếu một thời gian mụn vẫn không hết, bé cảm thấy đau thì bố mẹ nên đưa bé đến phòng khám để được tư vấn chữa trị của các bác sĩ.
- Ngoài ra, Mẹ còn có thẻ dùng miếng dán băng keo, dán miếng băng đó lên mụn khoảng 6 ngày. Sau đó, ngâm mụn rồi cào nhẹ bằng móng tay. Lặp lại qui trình này khoảng 2 tháng cho tới khi mụn biến mất.
- Mụn cóc có thể lây lan nên khi tiếp xúc với mụn cần vệ sinh sạch sẽ.
10.Bệnh Phát ban ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhận biết bệnh:
- Trẻ có thể bị sốt cao và nhiệt độ cơ thể bé có thể tăng lên tới 39-40 độ. Bé còn có thể bị đau họng, ho, chảy nước mũi trước và trong khi sốt.
- Cơ thể trẻ xuất hiện mụn phát ban mịn, sáng và thường không gồ ghề lên da. Phát ban sẽ nổi đồng loạt trên cơ thể.
- Phát ban thường sẽ xuất hiện ở tai rồi lan dần ra mặt, xuống bụng và toàn thân.
- Bé có những biểu hiện như: mệt mỏi, khó chịu, sổ mũi, tiêu chảy nhẹ, mắt bị sưng, biếng ăn.
Cách phòng ngừa và điều trị phát ban cho trẻ :
- Phát ban thường rất dễ lây lan vì thế cần kiêng không cho bé ra ngoài, tránh không tiếp xúc với người đang bị mắc bệnh.
- Phải cho bé vệ sinh tay chân sạch sẽ để tránh vi khuẩn và bổ sung vitamin C từ hoa quả tăng cường sức đề kháng chống lại virus.
- Khi bé bị sốt phát ban thì nên cho nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt.
- Bố mẹ có thể cho bé uống paracetamol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chườm mát cho trẻ bằng nước ấm.
- Cho bé uống nhiều nước khoáng, nước chanh, nước ép trái cây tươi để bù lại lượng nước mất.
- Cho bé uống thuốc có nguồn gốc thảo dược để để trị ho cho bé.
- Tránh kiêng gió và kỵ nước cho bé.
11.Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu của bệnh rôm sảy :
- Rôm sảy chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng,nách, háng chứa mụn nước dưới da, mẩn đỏ và gây ngứa cho bé.
- Rôm sảy dạng tinh thể là dạng nhẹ nhất có dấu hiệu dạng tinh thể là xuất hiện mụn nước và bóng nước dễ vỡ.
- Rôm sảy gai (còn gọi là rôm sảy đỏ) xuất hiện những mụn đỏ ở sâu trong da, ngứa hoặc có cảm giác như bị kiến cắn.
- Rôm sảy mủ là tình trạng viêm nang mồ hôi.
- Rôm sảy sâu bên trong da do tuyến mồ hôi rỉ ra, gây nên các tổn thương có màu đỏ giống như da gà.
Cách điều trị rôm sảy cho bé :
- Vệ sinh cho bé : Tắm sạch cho bé bằng sữa tắm có nồng độ PH trung bình, lau khô người cho bé bằng khăn tắm mềm mịn.
- Thay quần áo thường xuyên cho bé : Nên mua cho bé những bộ quần áo rộng, thoáng, cotton 100% tấm hút mồ hôi.
- Không cho bé chà sát vào vùng da bị rôm sảy : bằng cách chủ động cắt móng tay hoặc giũa móng tay cho bé, có thể đeo bao tay mỏng cho bé để tránh làm trầy sước da.
- Trong tình trạng bệnh không khỏi và có tình trạng lan rộng thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.
- Sử dụng phấn rôm : có tác dụng làm dịu cơn ngứa làm khô thoáng da của bé, giúp điều trị hiện rôm sảy.
12.Chốc lở da bé
Dấu hiệu bệnh chốc lở da bé :
- Chốc không bọng nước : bé bị đỏ và sưng quanh mũi, trên môi và có thể lây lan. Sau vài ngày, vết sưng chuyển thành nâu, vết lở sẽ khô và bong ra. Dù không đau nhưng rất ngứa và gãi thường xuyên.
- Chốc bọng nước : Xuất hiện các mụn màu hồng đỏ trên khắp cơ thể bé dần có mủ bên trong. Vết lở này thường xuất hiện ở những nếp gấp da như vùng mặc tã hay cổ.
- Chốc loét : Vết lở lớn có chứa mủ xuất hiện ở chân, mông và có xu hướng ngày càng lan rộng và sâu hơn.
Cách chữa trị bệnh chốc lở :
- Kháng sinh bôi ngoài da : Dùng nước ấm để rửa sạch các vết lở sau đó dùng kháng sinh bôi lên những vùng da bị nhiễm trùng hoặc xunh quanh. Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua vào bôi thôi cho bé.
- Kháng sinh uống : Khi tình trạng của bé trở nên nặng hơn thì bác sĩ sẽ cho bé uống thuốc kháng sinh để tình hình của bé được tốt hơn.
- Không cho bé đụng tới vết lở để tránh lây lan sang chỗ khác và đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng, bằng cách cắt móng tay cho bé hoặc băng vết thương vào cho bé.
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé và cả vùng chốc lở mỗi ngày.
13.Bệnh chàm eczema ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bị chàm eczema ở trẻ :
- Da bé thường nổi đỏ thành từng mảng,khô hơn những vùng da khác.
- Nếu bị nặng thì vùng da bị viêm sẽ trở nên đỏ hơn và ứa nước.
- Chàm eczema lúc đầu thường xuất hiện trên mặt, trán hoặc da đầu, tay chân, sau đó lan ra khắp cơ thể.
Cách chữa trị chám eczema :
- Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, có thể tránh được một số trường hợp của bệnh chàm.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi và một số loại thực phẩm.
- Tránh dùng các loại xà phòng có độ kiềm mạnh, chất tẩy rửa có thể gây kích ứng da.
- Dùng kem dưỡng ẩm cho bé 2-3 lần một ngày sau khi tắm sạch và lau khô người để phòng bệnh eczema.
- Để bé mặc đồ vải cotton mềm mại, rộng rãi tránh việc cọ xát.
14.Bệnh chân tay miệng
Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ
- Bé bị sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu Sốt cao mà không thấy hạ nhiệt thì đó là dấu hiệu của bệnh nặng.
- Da của bé có tình trạng bị rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.
- Một số trường hợp có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc.
Cách chăm sóc và điều trị
- Bệnh chân tay miệng có thể là do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bố mẹ có thể dùng các biện pháp điều trị tại nhà.
- Dùng thuốc giảm đau, sát trùng miệng bằng nước muối 0,9%, Kamistad…
- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu như cháo loãng, sữa…
- Tắm cho bé bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt. Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
- Nếu bằng các cách đơn giản mà tình trạng bệnh của bé vẫn không giảm thì nên đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, Mẹ phải theo dõi và phát hiện tình trạng bệnh có nặng lên không để tránh hậu quả đáng tiếc.
15.Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bệnh viêm da cở địa :
- Da bé xuất hiện nhiều mẩn đỏ và kèm theo những cơn ngứa ngáy làm bé khó chịu.
- Bệnh nặng hơn thì xuất hiện mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, gây ra sưng phù, mụn chảy nước và gây ra ngứa nhiều hơn.
Cách phòng và chữa bệnh cho bé :
- Vệ sinh thật sạch sẽ cho bé bằng cách tắm cho bé bằng nước ấm khoảng 5-10 phút.
- Quần áo mặc cho trẻ phải rộng rãi tránh cọ sát và sử dụng những bột giặt giành riêng cho trẻ sơ sinh. Luôn giữ cho bé được khô thoáng và sạch sẽ.
- Có thể dùng kem dưỡng ẩm da hoặc những loại thuốc được bác sĩ chỉ định và khuyên dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho bé.
Xem thêm các bài viết :
- 10 sản phẩm dưỡng da TỐT NHẤT cho bé
- Hướng dẫn chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh cùng với Bác Sĩ chuyên gia
- Kinh nghiệm chữa hăm tã hiệu quả và cách phòng chống hăm ở trẻ
Từ khóa » Da Bé Sần Sùi
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Nguy Hiểm Hay Không? Cách điều Trị?
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Phải Là Bất Thường? - Vinmec
-
Da Bé Bị Khô Và Sần Có Phải Do Viêm Da Cơ địa?
-
Những Bất Thường ở Da Thường Gặp - Bệnh Viện Nhi đồng 1
-
Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Có 4 Loại Da, Mẹ đã Biết Chưa? - Hello Bacsi
-
Da Bé Bị Nổi Sần Như Da Gà Là Bị Gì Và Cách Chữa Trị
-
Tại Sao Da Bé Bị Khô Và Sần, Xử Lý Thế Nào Cho An Toàn? - VIETSKIN
-
Da Bé Sơ Sinh Sần Sùi – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Là Gì Mẹ Có ...
-
12 Tổn Thương Da Thường Gặp ở Trẻ
-
Bé Bị Viêm Da Dị ứng Cần Làm Gì để Cải Thiện?
-
Da Bé Bị Khô Và Sần Mẹ Phải Làm Sao? | Phụ Nữ & Gia Đình
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Vì Bệnh Gì? Làm Sao để điều Trị Dứt điểm?
-
Da Bé Bị Sần Sùi Có Nguy Hiểm Hay Không? - Cẩm Nang Online