Tổng Hợp 30 Tone Nhạc & Vòng Hợp âm Trong Các Giọng Phổ Biến
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp 30 tone nhạc & vòng hợp âm trong các giọng phổ biến
Bạn muốn khám phá thế giới âm nhạc đầy màu sắc với 30 tone nhạc và vòng hợp âm đa dạng?
Chào mừng quý độc giả đến với Boi Ngoc Piano Official! Trong hành trình âm nhạc lần này, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá sâu sắc về thế giới đa dạng của âm nhạc thông qua 30 tone khác nhau và vòng hợp âm tương ứng, từ những giai điệu nhẹ nhàng cho đến những nét độc đáo của các giọng phổ biến.
Hãy cùng chúng tôi khám phá và chìm đắm trong không gian âm nhạc đẳng cấp, nơi mà mỗi nốt nhạc là một chuyến phiêu lưu mới đầy ý nghĩa.
Tone nhạc là gì? : Khám phá bản sắc của mỗi bản nhạc
“Tone” trong âm nhạc, hay còn gọi là “giọng”, là một khái niệm quan trọng, đóng vai trò như bản sắc riêng biệt cho mỗi tác phẩm. Nắm bắt được “giọng” của bản nhạc giúp ta hiểu rõ hơn về cấu trúc, cảm xúc và cách thức thể hiện âm nhạc một cách hiệu quả.
Vậy, “tone” của bản nhạc là gì?
Giống như con người, mỗi bản nhạc sở hữu một loại tone nhạc hay “giọng” riêng biệt, được quy ước bởi độ cao của một điệu thức cụ thể.
Có 30 loại “giọng” được chia thành các cặp giọng trưởng và giọng thứ song song, tạo nên sự đa dạng trong âm nhạc. Ví dụ:
- Đô trưởng (C) và La thứ (Am)
- Sol trưởng (G) và Mi thứ (Em)
- Rê trưởng (D) và Si thứ (Bm)
Làm thế nào để nhận biết “giọng” của bản nhạc?
Dấu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định “giọng” của bản nhạc. Thứ tự xuất hiện của dấu hóa trên khuông nhạc sẽ giúp ta nhận biết từng loại “giọng” cụ thể:
- Dấu thăng (#): Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si
- Dấu giáng (b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa
Vì sao “giọng” của bản nhạc lại quan trọng?
Nắm bắt được “giọng” của bản nhạc mang lại nhiều lợi ích:
- Giọng nhạc giúp xác định vị trí các nốt nhạc, hợp âm, tạo nên sự logic và mạch lạc trong cấu trúc tác phẩm.
- Mỗi “giọng” nhạc mang một sắc thái cảm xúc riêng biệt, từ vui tươi, rộn ràng đến trầm buồn, da diết.
- Hiểu rõ “giọng” nhạc giúp người chơi nhạc lựa chọn cách thức biểu diễn phù hợp, truyền tải trọn vẹn cảm xúc của tác phẩm.
30 “giọng” nhạc là 30 bản sắc âm nhạc riêng biệt, mở ra cánh cửa đến với thế giới âm thanh đầy màu sắc. Hãy dành thời gian khám phá, trải nghiệm và cảm nhận từng “giọng” nhạc để hiểu hơn về vẻ đẹp và chiều sâu của âm nhạc.
Quay trở lại với chủ đề các giọng/tone nhạc và những vòng hợp âm trong các giọng/tone nhạc đó gồm những hợp âm gì, ở bài viết này Bội Ngọc sẽ tổng hợp lại đặc điểm dấu hoá của của 30 tone/giọng nhạc và những hợp âm trong các giọng – 14 giọng (trưởng/thứ) phổ biển nhất.
Đầu tiên, mời các bạn xem hình bên dưới, chỉ ra những cặp giọng song song. *Cặp giọng song song gồm một giọng trường (chữ in hoa) và một giọng thứ (có chữ “m” đằng sau) và cả 2 giọng này đều nằm trong một loại hoá biểu – tức là sau khoá nhạc (khoá Sol/khoá Fa) có bao nhiêu dấu thăng (#)/ dấu giáng (b).
Hình 1: Tổng hợp 30 giọng/tone nhạc tương ứng với các dấu khoá biểu
Trên hình 1, các bạn sẽ thấy tương ứng với một loại hoá biểu, sẽ có tên 2 hợp âm chủ (hay nói cách khác hợp âm chủ chính là giọng/tone của bài hát). Hợp âm chủ thường là hợp âm kết thúc bài hát/ hoặc hợp âm bắt đầu của bài hát, đây cũng chính là hợp âm quyết định vòng hoà âm của bài hát sẽ gồm những hợp âm gì, hay nói cách khác hợp âm chủ là giọng/tone của một bài hát.
Mỗi loại hoá biểu sẽ có một hợp âm chủ là trưởng (chữ in hoa) và một hợp âm chủ là thứ (có chữ “m” đằng sau), và đây gọi là một cặp giọng song song, vì nó cùng xuất hiện trong một loại hoá biểu.
Giọng chủ là trưởng thường là những bài có giai điệu tươi sáng, cho ta cảm giác một “kết thúc có hậu”; ngược lại giọng thứ thường là những bài có giai điệu buồn và cho ta cảm giác một kết thúc không quá tươi sáng.
Dựa vào hình trên, tương ứng với 30 giọng trưởng – thứ song song, chúng ta có 15 loại hoá biểu:
+ 1 loại hoá biểu không có dấu thăng (#)/ giáng (b) sau khoá Sol
+ 7 loại hoá biểu có dấu thăng (#) sau khoá Sol theo số lượng dấu thăng (#) xuất hiện trên khuông nhạc từ 1 dấu thăng đến 7 dấu thăng.
+ 7 loại hoá biểu có dấu giáng (b) sau khoá Sol theo số lượng dấu giáng (b) xuất hiện trên khuông nhạc từ 1 dấu giáng đến 7 dấu giáng.
Cách học và nhớ những giọng/tone nhạc như sau:
+ Bạn chỉ cần nhớ giọng chủ là trưởng tương ứng với các loại hoá biểu, từ đó có thể suy ra được giọng thứ song song với giọng trưởng đó, bằng cách thụt lùi xuống 2 bậc nốt.
Ví dụ: Hình hoá biểu có 1 dấu thăng (#), tôi biết chắc đó là dành cho giọng chủ G, vậy giọng thứ song song với giọng G sẽ là G > F > E (lùi 2 bậc nốt từ G sẽ là E, và tôi suy ra giọng song song với giọng trưởng G đó là giọng thứ Em)
+ Nếu bạn là người mới chơi nhạc, bạn chỉ cần nhớ đến tới hình hoá biểu có 3 dấu thăng (#) và 3 dấu giáng (b) là đã có thể chơi solo/ đệm hát được các bài hát.
Như vậy, sau bài đọc này, bạn nhớ những giọng như sau:
- Không thăng giáng: C
- 1 dấu thăng: G | 1 dấu giáng: F
- 2 dấu thăng: D | 2 dấu giáng: Bb
- 3 dấu thăng: A | 3 dấu giáng: Eb
Nếu bạn để ý, thì có thể nhớ bằng cách như sau:
+ Nếu là dấu thăng (#) thì cộng thêm 4 bậc nữa vào giọng trưởng hiện tại sẽ ra giọng trưởng tiếp theo ở hóa biểu có dấu thăng. Ví dụ: giọng không có thăng giáng là C thì giọng có 1 dấu thăng (#) sẽ là C + 4 = G, giọng có 2 dấu thăng (##) sẽ là G + 4 = D.
+ Nếu là dấu giáng (b) thì cộng thêm 3 bậc nữa vào giọng trưởng hiện tại sẽ ra giọng trưởng tiếp theo ở hóa biểu có dấu giáng. Ví dụ: giọng không có thăng giáng là C thì giọng có 1 dấu giáng (b) sẽ là C + 3 = F, giọng có 2 dấu giáng (bb) sẽ là F + 3 = Bb (tên là Bb vì dấu giáng trên khuông nhạc nằm ở nốt Si, sẽ phải gọi tên giọng là Bb chứ không phải là B)
Từ đó bạn có thể suy ra những giọng thứ song song tương ứng với các giọng trưởng và loại khoá biểu trên bằng cách lùi 2 bậc nốt từ giọng trưởng. Hãy thử xem và so sánh kết quả xem đúng không nhé.
* Lưu ý: Nếu đầu khuông nhạc có dấu thăng (#) ở vị trí nốt Fa thì tên giọng sẽ gọi là F#… chứ không gọi là F. Điển hình là hình hoá biểu có 3 dấu thăng, giọng trưởng là A và giọng thứ song song sẽ là lùi 2 bậc nốt: A > G > F và gọi tên là giọng F#m.
Bạn có thể tưởng tượng rằng, cùng một bài hát được hát lên thì mỗi ca sĩ/mỗi người hát sẽ chọn cho mình một âm vực giọng phù hợp nhất. Ví dụ cô X hát bài hát Diễm Xưa ở giọng Am nhưng cô Y lại hát bài hát đó ở giọng Gm, và anh Z lại hát bài hát đó ở giọng Dm. Đây là giải thích cho việc tại sao một bài hát có thể được biểu diễn bởi rất nhiều người khác nhau (áp dụng trong cả chơi piano solo và hát) và mỗi người sẽ chọn một loại giọng thuận lợi nhất với âm vực/ kinh nghiệm/ kĩ năng của mình.
Cùng là bài hát “Chắc Ai Đó Sẽ Về” của Sơn Tùng, nhưng ví dụ Sơn Tùng hát tone F, Bội Ngọc sẽ chơi đàn piano để tone C, và một người khác hát hoặc chơi đàn piano ở một tone khác, nhưng vẫn ra giai điệu của bài hát đó.
Quan trọng nhất của việc chơi piano để đạt đến sự tự do khi chơi đàn, đó là bạn cần tìm cho mình một cặp giọng (thứ – trưởng) mà bạn chơi tốt nhất đến mức không cần suy nghĩ mà vẫn biết, phản xạ và đoán được vòng hợp âm trong bài sẽ là những hợp âm gì.
Ngoài ra, quan trọng nhất của một người đệm đàn piano/guitar là nắm được hết các tone/giọng nhạc và vòng hợp âm trong các giọng nhạc đó để có thể ứng biến và đệm hát cho bất cứ ai, bất cứ bài hát nào. Lý do những người nhạc công có thể chơi được tất cả những bài hát mà bạn hát bởi vì họ thành thạo được các giọng/tone nhạc và diễn tiến của hợp âm trong từng giọng/tone nhạc đó.
Sử dụng vòng tròn bậc 5 để xác định bộ hợp âm trong Giọng
Còn một cách thể hiện khác của các giọng/tone nhạc như hình 1 là người ta sẽ sử dụng hình ảnh một vòng tròn gọi là “Circle Of Fifths” (Vòng tròn bậc 5/Vòng tròn quãng 5), đây là vòng tròn thể hiện trên đó tên các giọng/tone nhạc và loại hoá biểu tương ứng với các giọng/tone nhạc đó. Hầu hết những người chơi nhạc thành thạo hay sáng tác ở bất kì nhạc cụ nào cũng đều phải nắm được “Circle Of Fifths”.
Vòng tròn bậc 5 không chỉ hỗ trợ xác định giọng song song mà còn có ứng dụng đặc biệt trong việc nhanh chóng tìm bộ hợp âm của một Giọng. Để làm điều này, chỉ cần sử dụng cặp giọng trưởng thứ song song với Giọng cần xác định và kết hợp chúng với hai cặp giọng song song nằm bên trái và bên phải.
Cách sử dụng:
- Xác định “giọng” của bài hát: Ví dụ, bài hát của bạn có “giọng” Đô trưởng (C).
- Tìm “cặp song sinh”: Cặp song sinh của Đô trưởng là La thứ (Am).
- Tìm 2 “cặp song sinh” bên cạnh:
- Bên trái Am là Sol trưởng (G) và Mi thứ (Em).
- Bên phải Am là Re trưởng (D) và Si thứ (Bm).
- Lấy hợp âm chủ của các “giọng”:
- Hợp âm chủ của Đô trưởng là C.
- Hợp âm chủ của Sol trưởng là G.
- Hợp âm chủ của Mi thứ là F.
Kết quả: Bộ hợp âm phù hợp cho bài hát “giọng” Đô trưởng là C – F – G.
Lưu ý:
- Vòng tròn Bậc 5 chỉ là gợi ý, bạn có thể sáng tạo và thay đổi hợp âm theo ý thích.
- Có nhiều cách khác để tìm hợp âm cho bài hát, hãy thử nghiệm và tìm ra cách phù hợp nhất với bạn.
Ví dụ:
Bài hát “Nỗi Buồn Đêm Đông” có “giọng” C (Đô trưởng), nhưng bộ hợp âm đệm hát phổ biến lại sử dụng các hợp âm Am, F, C, G (thuộc vòng hợp âm 2-5-1-4 trong giọng Am).
Hình 2: Circle Of Fifths – Vòng tròn bậc/quãng 5
Bạn có thể chọn nhớ đặc điểm của các giọng/tone nhạc bằng “Hình 1: Tổng hợp 30 giọng/tone nhạc tương ứng với các dấu hoá biểu” hoặc bằng “Hình 2: Circle Of Fifths – Vòng tròn bậc/quãng 5”.
** Nếu bạn muốn tiếp cận với phương pháp đơn giản, dễ dàng hơn để ứng dụng chơi nhạc hiện đại, hãy tham khảo 2 giáo trình Bội Ngọc Piano hướng dẫn tự học hiệu quả & rút ngắn thời gian cho người mới bắt đầu: Phương Pháp Đệm Hát Piano & Piano Solo Method.
Xác định các vòng hợp âm trong các giọng sau khi biết đặc điểm hoá biểu của các giọng/tone nhạc
Bước tiếp theo, bạn cần biết hợp âm có trong các giọng là gồm những hợp âm gì đi xuyên suốt bài hát. Bên dưới là hình ảnh của 14 giọng (7 giọng trưởng và 7 giọng thứ) cùng 5 hợp âm tương ứng sẽ hay xuất hiện trong bài hát của các giọng này.
Hình 3: Những hợp âm trong 7 giọng trưởng phổ biến
Nhìn vào hình trên, ta viết số từ trái sang phải đi từ I đến VII, đây gọi là bậc của hợp âm. Hợp âm bậc I chính là giọng/tone (hợp âm chủ) của bài hát.
- Ví dụ: Trong bài hát giọng C sẽ có xuất hiện các hợp âm là Dm, Em, F, G , Am và tuỳ vào tiến triển của giai điệu bài hát mà các hợp âm này sẽ có thứ tự trước sau khác nhau.
Bạn có thể thử tìm hợp âm của một bài hát, nếu bài hát có giọng chủ là C thì bạn đồng thời sẽ thấy tên những hợp âm khác có trong bài sẽ là Dm, Em, F, G, Am. Đây gọi là hoà âm cơ bản nhất của một bài hát, chỉ bao gồm hợp âm trưởng, hợp âm thứ. Ngoài ra cũng có những bài hát xuất hiện thêm tên những hợp âm đáng lẽ bình thường sẽ không có mặt trong giọng đó. Ví dụ đôi khi bạn thấy bài hát giọng C lại có hợp âm E, A hay Bb.
Tuy nhiên, là người mới bắt đầu, và ở hầu hết tất cả các bài hát nhạc nhẹ, thì hoà âm cơ bản và đơn giản gồm hợp âm trưởng, hợp âm thứ đã có thể giúp bạn hình thành nên bất cứ bài hát nào.
Hình 4: Những hợp âm trong 7 giọng thứ phổ biến
Mẹo ghi nhớ các hợp âm có trong các giọng
Để nhớ hợp âm có trong các giọng, bạn để ý rằng:
+ Ở những bài hát giọng trưởng (hợp âm bậc I là hợp âm trưởng), thì chắc chắn hợp âm bậc IV và bậc V sẽ cùng loại là hợp âm trưởng; và các hợp âm các bậc còn lại sẽ là hợp âm thứ.
+ Tương tự cho bài hát giọng thứ (hợp âm bậc I là hợp âm thứ), hợp âm bậc IV V cũng sẽ cùng là thứ, và các hợp âm còn lại sẽ là hợp âm trưởng. Đặc biệt, hợp âm bậc V của giọng thứ sẽ có cả 2 trường hợp là hợp âm thứ, và hợp âm trưởng.
- Lưu ý: Trong giọng La Thứ (Am), hợp âm bậc 5 có 2 trường hợp là Mi Thứ (Em) và Mi Trưởng (E).
Để tìm hiểu về lý do tại sao lại xuất hiện hợp âm E trong giọng Am, bạn có thể tìm hiểu thêm về kiến thức nâng cao hơn – khái niệm: giọng thứ tự nhiên (natural minor scale), giọng thứ thứ hoà âm (harmonic minor scale), giọng thứ giai điệu (melodic minor scale)
Tại sao tên gọi các vòng hợp âm lại đôi khi có dấu thăng (#), dấu giáng (b)? Đó là vì nó liên quan tới đặc điểm hoá biểu của giọng đó.
Như Bội Ngọc có đề cập ở trên, ví dụ trong giọng D, theo đặc điểm hoá biểu thì giọng D có 2 dấu thăng ở vị trí nốt Fa và nốt Đô (theo dõi hình 1). Như vậy tên gọi của hợp âm F sẽ là F#…, đó chính là lý do vì sao bạn thấy trong bảng hợp âm của giọng D các tên gọi hợp âm là: Em F#m G A Bm (theo dõi hình 2).
Bài tập dành cho bạn
Sau bài viết này, để xác định vòng hợp âm có trong các giọng, bạn cần làm 3 điều:
1/ Liệt kê ra tên các giọng trưởng tương ứng với 7 dạng hoá biểu (không thăng giáng, 1-2-3 dấu thăng, 1-2-3 dấu giáng). Nếu bạn chưa thuộc thì hãy tìm cách để nhớ cho thuộc. (đáp án dựa vào hình 1)
2/ Liệt kê ra tên các giọng thứ song song tương ứng với các giọng trưởng trên ở câu hỏi 1. (đáp án dựa vào hình 1)
3/ Liệt kê ra tên các hợp âm có trong 3 giọng trưởng, 3 giọng thứ mà bạn đã liệt kê ở câu hỏi 1 và câu hỏi 2. (đáp án dựa vào hình 3, hình 4)
Bạn có thể để lại comment bên dưới bài viết này câu trả lời của bạn, và đừng quên viết lại những gì bạn học được và để nó ở cạnh cây đàn của mình, để lúc nào bạn cũng sẽ nhớ tới nó.
Đây là bước đầu cho người muốn bắt đầu học chơi piano solo/ đệm hát piano theo cảm âm và luyện tập phản xạ cảm âm. Bạn cần thuần thục được các loại hoá biểu, giọng chủ tương ứng với hoá biểu và các vòng hợp âm có trong giọng chủ đó.
** Nếu bạn muốn tiếp cận với phương pháp đơn giản, dễ dàng hơn để ứng dụng chơi nhạc hiện đại, hãy tham khảo 2 giáo trình Bội Ngọc Piano hướng dẫn tự học hiệu quả & rút ngắn thời gian cho người mới bắt đầu: Phương Pháp Đệm Hát Piano & Piano Solo Method.
Bội Ngọc Piano
“Chia sẻ động lực, lan toả đam mê”
- Theo dõi Bội Ngọc Piano tại: Facebook Page | Youtube
- Xem thêm các khóa học piano online của Bội Ngọc Piano
- Khóa học Piano Solo Method
- Khóa học Đệm hát Piano
- Làm trắc nghiệm chọn khoá học piano phù hợp
Từ khóa » Tông Rê Thứ
-
Hợp âm Tone Rê Thứ - Tự Học Guitar đệm Hát - YouTube
-
Rê Thứ – Wikipedia Tiếng Việt
-
TONE NHẠC LÀ GÌ? - Trường Ca Audio
-
Untitled Document
-
Hợp âm Tone Rê Thứ – Tự Học Guitar đệm Hát - VinaiChill
-
Hợp âm Tone Rê Thứ – Tự Học Guitar đệm Hát - Học Piano Online
-
Tone Là Gì? Cách Xác định Tone Nhạc Của Bài Hát Và Của Từng Người
-
CHUYỂN TONE NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH TONE SAO ...
-
Tone Là Gì? Cách Xác định Tone Của Bài Hát Chính Xác Nhất
-
Cách Xác định Giọng Cho Một Bài Hát Trên Bản Nhạc
-
Rê Thứ Nghĩa Là Gì - Cách Xác Định Tone Của Bài Hát Chính Xác ...
-
Tone Nhạc Là Gì? 31+ Kiến Thức Cần Biết Về Tone Nhạc - Lạc Việt Audio
-
Các Cách Bắt Tone Và Dò Tone Khi đệm Hát Guitar - Tân Nhạc Cụ