Tổng Hợp 33+ Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết Hay Và ý ...
Có thể bạn quan tâm
Liêm khiết là một đức tính vô cùng quan trọng không thể thiếu của con người. Những người có tính liêm khiết thường sẽ được nể phục và nhận được sự tôn trọng từ xã hội. Đã từ lâu, những người có tính liêm khiết sẽ biết cách giải quyết những vấn đề hợp tình, hợp lý, từ đó mang lại những lợi ích cho cộng đồng. Vì vậy, từ xa xưa thì ông bà đã để lại những câu ca dao tục ngữ về liêm khiết để truyền lại cho con cháu, hy vọng con cháu sẽ trở thành người chính trực, liêm khiết. Cùng tìm hiểu những câu ca dao tục ngữ về tính liêm khiết đã được duavang.net tổng hợp lại trong bài viết sau.
Mục Lục
- 1 Liêm khiết là gì
- 2 Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về liêm khiết hay và ý nghĩa nhất
Liêm khiết là gì
Theo sách giáo khoa giáo dục công dân năm lớp 8 định nghĩa thì liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người. Đây là bản chất thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh lợi hay tính toán nhỏ nhen. Nhờ đức tính này, những người liêm khiết thường có một tâm hồn thanh thản, không bị cám dỗ bởi vật chất tầm thường. Hơn nữa, những người có tính liêm khiết luôn nhận được sự yêu mến và tin cậy từ người khác.
Thế nên, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn nêu cao đạo đức “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.
Liêm khiết nghĩa là gì? Khái niệm liêm khiết (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Những câu nói hay về phụ nữ,
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về liêm khiết hay và ý nghĩa nhất
Dưới đây là tổng hợp tất cả những câu nói hay, những câu thơ, câu ca dao, tục ngữ về tính liêm khiết được dứa vàng tổng hợp lại. Mời quý độc giả đón đọc, hy vọng những câu nói này sẽ giúp bạn hiểu ra bản chất của liêm khiết.
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Ăn ngay nói phải.
- Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
- Ban ngày quan lớn như thần. Ban đêm quan lớn tần mần như ma. (Câu này ám chỉ những người có chức quyền trong xã hội nhưng không có tính liêm khiết. Bên ngoài thì tỏ ra chính trực nhưng bên trong chỉ lo vơ vét cho mình một cách người chẳng biết, quỷ chẳng hay).
- Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
- Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Công bình chính trực.
- Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.
- Của thấy không xin, của công giữ gìn, của rơi không nhặt. (Câu này mang ý nghĩa khuyên răn mọi người không nên tham lam những thứ không thuộc về mình).
- Cười người chớ vội cười lâu. Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Chịu oan mang tiếng bán vàm. Bán vàm tôi bán điếm đàng tôi lo.
- Dù anh què quặc chân tay. Anh làm chuyện phải em nài theo anh. Dù anh sạp rượu nhà vàng. Anh làm điều quấy giỏ vàng cũng chê. Anh ơi sự thế não nề. Khuyên anh cố giữ lối về quê hương.
- Đói cho sạch, rách cho thơm. Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu. (Câu này mang ý nghĩa răn dạy mọi người dù nghèo khổ cũng cần có tự trọng, có boa nhiêu ăn bấy nhiêu chứ đừng tham lam, trộm cắp của người khác).
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn biết ở như người giàu sang.
- Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
- Khôn ngoan ba chốn bốn bề. Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai.
- Làm người mà chẳng biết suy. Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.
- Làm người phải đắn phải đo. Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
- Làm người suy chín xét xa. Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.
- Lời hay lẽ phải.
- Lời hơn lẽ thiệt.
- Mặc đẹp chưa hẳn đã là sang. Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng. Tư cách trang đài, do biết nghĩ. Kín đáo, sạch sẽ tướng thật sang. (Câu này nói rằng, những người sống liêm khiết thì dù ăn mặc đơn giản nhưng sạch sẽ, kín đáo cũng sang trọng hơn những kẻ quần áo lụa là nhưng nhân cách xấu xa).
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
- Nghe điều phải thích lời hay.
- Những người tính nết thật thà. Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
- Sự thật che sự bóng.
- Tu thân rồi mới tề gia. Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
- Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
- Vén mây mù mới thấy trời xanh.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 99+ những câu nói hay của BTS giúp truyền cảm hứng giới trẻ
Lời kết
Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên bạn đã hiểu được liêm khiết là gì và ý nghĩa của liêm khiết. Có thể thấy, đức tính liêm khiết đã được vào những áng văn, những câu ca dao tục ngữ. Thật vậy, chỉ với kho tàng ca dao tục ngữ về liêm khiết đã giúp những người đời sau hiểu được những tính nhân văn, đạo đức ở trong đó. Hãy luôn giữ cho mình đức tính liêm khiết để có một cuộc sống vui vẻ, thoải mái hơn.
Ashley Nguyen – duavang.net
5 / 5 ( 1 bình chọn )Từ khóa » Câu Tục Ngữ Nói Về Tính Liêm Khiết Là
-
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Tính Liêm Khiết
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Tính Liêm Khiết - Tin Đẹp
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Tính Liêm Khiết Hay Nhất - Top Lời Giải
-
Em Hãy Sưu Tầm Một Số Câu Ca Dao, Tục Ngữ, Danh Ngôn ... - Tech12h
-
Câu Ca Dao, Tục Ngữ, Danh Ngôn Nói Về Tính Liêm Khiết.
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết ❤️️ 1001 Câu Hay Nhất - SCR.VN
-
1 Số Câu Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Liêm Khiết Câu Hỏi 149262
-
Một Số Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tính Liêm Khiết Hay Và ý Nghĩa - Gravatar
-
Một Số Câu Ca Dao, Tục Ngữ, Danh Ngôn Nói Về Tính Liêm Khiết
-
Một Số Câu Tục Ngữ Nói Về Tính Liêm Khiết
-
Câu Ca Dao, Tục Ngữ, Danh Ngôn Nói Về Tính Liêm Khiết - Đọc Tài Liệu
-
TopList #Tag: Câu Ca Dao, Tục Ngữ, Danh Ngôn Nói Về Tính Liêm Khiết
-
Em Hãy Sưu Tầm Một Số Câu Ca Dao, Tục Ngữ, Danh ...
-
Cho Ví Dụ Về Các Câu Ca Dao, Tục Ngữ, Danh Ngôn Nói Về Tính Liêm ...