Tổng Hợp 40+ Mẫu Menu Trà Sữa Quen Thuộc Nhưng Khác Biệt

Bạn là chủ của một quán trà sữa thu hút giới trẻ và đang trong quá trình tìm kiếm một mẫu menu trà sữa độc đáo dành riêng cho quán của mình? Đừng bỏ qua bài viết này vì chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những mẫu thiết kế tiêu chuẩn nhưng cũng không kém phần sáng tạo và có khả năng thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

 

mẫu menu trà sữa độc đáo dành riêng cho quán

 

Giới thiệu mẫu menu quán trà và trà sữa

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc tìm cho mình một thiết kế menu đầy đủ thông tin nhưng cũng không kém phần đẹp mắt và độc đáo thì hãy tham khảo một số mẫu menu quán trà và trà sữa mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây. Những thiết kế này chắc chắn sẽ không khiến cho bạn phải thất vọng.

 

Giới thiệu mẫu menu quán trà và trà sữa

Thiết kế tinh giản nhưng đầy đủ thông tin của Gongcha

 

Menu trà sữa đẹp

Những cái tên thu hút khách hàng ngay từ lần đầu tiên

 

Menu trà sữa gỗ

Thực đơn giả gỗ với những hình ảnh cuốn hút và đẹp mắt

 

Menu trà sữa đứng

Khuyến mại được chú thích cụ thể để kích thích khách hàng

 

Menu trà sữa tím

Tone tím siêu đẹp làm thực đơn trở nên “thơ mộng” hơn

 

Menu trà sữa nữ tính

Thiết kế phù hợp với phong cách của những cô nàng nữ tính

 

Menu trà sữa để bàn

Thực đơn dạng lịch để bàn rất tiện lợi để dựng đứng trên quầy order

 

Menu trà sữa đồng giá

Chương trình đồng giá khiến ai cũng phải thích thú

 

Menu trà sữa bảng

Dạng bảng biển được dựng ở quầy order giúp khách hàng dễ lựa chọn nhanh chóng

 

Menu trà sữa hoa văn

Thiết kế hoa văn chìm tạo nên một ấn phẩm tinh tế và có chiều sâu

 

Menu trà sữa đơn giản

Một mẫu đơn giản mà ai cũng có thể làm được bằng Word

 

Menu trà sữa trụ

Dạng hình trụ đứng trông lạ mắt và thu hút hơn rất nhiều

 

Menu trà sữa 3 step

Hướng dẫn rõ 3 bước order giúp khách hàng dễ dàng biết cách thức đặt món

Xem thêm bảng giá in menu tại: https://intphcm.com/dich-vu/in-menu-383.html

Nguyên tắc thiết kế menu quán trà sữa

Menu hay còn được gọi với một cái tên khác - thực đơn được sử dụng hầu hết trong các nhà hàng, quán đồ ăn, trà sữa hay các quán nhậu. Đây là một bảng danh mục có mục đích chính là liệt kê ra những loại món ăn, đồ uống mà cửa hàng cung cấp tới khách hàng.

Vì thực đơn là cơ sở để khách hàng có được những đánh giá ban đầu về hình thức đồ uống cũng như trình độ chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của quán nên cần phải có những nguyên tắc nhất định trong thiết kế. Những nguyên tắc đó sẽ được chúng tôi tổng hợp ngay sau đây:

Hình ảnh

Khi vào quán, khách hàng thường sẽ có mong muốn xem menu thay vì đọc thông tin từ trước ra sau nên việc cung cấp thông tin và đặc biệt là hình ảnh phải thật hiệu quả và bắt mắt để gây ấn tượng ngay lần đầu tiên.

Việc đưa thêm hình ảnh minh họa vào sẽ giúp menu trà sữa trở nên hấp dẫn, sinh động và thêm phần bắt mắt hơn. Không chỉ thế, thực khách khi nhìn vào những hình ảnh đó sẽ cảm thấy kích thích khẩu vị, từ đó mà nhu cầu gọi món sẽ lớn hơn. Và để hình ảnh thực sự gây ấn tượng với khách hàng, người thiết kế cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Chọn lựa những hình ảnh chất lượng, đảm bảo độ nét, màu sắc hình ảnh tươi tắn, chân thực.
  • Hình ảnh không nên khác quá xa so với thực tế.
  • Không nên đưa quá nhiều hình ảnh vào để tránh rối mắt.

 

Menu trà sữa tocotoco

 

Chất liệu

Hiện nay, chất liệu để làm thực đơn rất phong phú và đa dạng. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà chủ cửa hàng có thể lựa chọn chất liệu phù hợp cho quán của mình.

 

  • Giấy: giấy từ trước đến nay vẫn luôn là lựa chọn phổ biến nhất để làm thực đơn cho quán trà sữa bởi chi phí rẻ và dễ làm. Có nhiều loại giấy khác nhau mà bạn có thể tham khảo như giấy fort, giấy kraft, giấy couche,… để đưa ra sự lựa chọn phù hợp với phong cách của quán. Tuy nhiên, ở chất liệu này cũng có những nhược điểm mà bạn chú ý như: độ bền, dễ rách và dễ bị thấm nước.
  • Vải: những menu quán trà sữa được làm từ vải thường được đánh giá cao bởi sự sang trọng và tính nghệ thuật cao. Những quán trà sữa mang phong cách lãng mạn sẽ thường lựa chọn chất liệu này. Tuy nhiên, giống như chất liệu giấy, thực đơn được làm bằng vải cũng thường có độ bền thấp do dễ rách và dễ bị thấm nước.
  • Nhựa: nếu bạn đang cần tìm chất liệu có độ bền cao, không sợ bị thấm nước, dễ lau chùi thì hãy suy nghĩ đến thực đơn được làm từ nhựa. Đó cũng chính là lý do mà các quán trà sữa đã lựa chọn nhựa là chất liệu để làm thực đơn trong thời gian gần đây. Tuy vậy, loại thực đơn này lại dễ bị trầy xước nếu va đập mạnh và giá thành cũng tương đối cao.
  • Gỗ: nếu đối tượng khách hàng mà chủ cửa hàng hướng tới là phân khúc cao cấp thì hoàn toàn có thể tham khảo chất liệu này. Bên cạnh đó, một trong số những ưu điểm lớn nhất của gỗ đó là độ bền, có khả năng sử dụng được trong dài hạn.

 

chất liệu Menu trà sữa

Mẫu thực đơn gấp 3 bắt mắt, dễ cầm bằng giấy couche

 

Font chữ

Vấn đề đáng lưu tâm tiếp theo trong thiết kế menu trà sữa đó là font chữ. Font chữ quyết định bộ mặt của cả một thực đơn

Hơn nữa, sử dụng đúng Font sẽ giúp thực đơn trong mắt khách hàng trở nên hài hoà hơn. Bên cạnh những font chữ giản đơn như San Serif; Times New Roman, các bạn cũng có thể tham khảo 5 font chữ độc đáo và đẹp mắt sau: Pink Script; Maghody Bold Script; The Butterlant; Beattingvile; Dealers.

Bố cục.

Riêng đối với một thực đơn đồ uống, để khách hàng có thể thấy tất cả các sản phẩm trong diện tích vừa đủ là điều vô cùng quan trọng, do đó những thực đơn dài tới hơn 3 mặt dường như là không cần thiết. Bên cạnh đó, để tạo nên một bố cục bắt mắt, hãy cố gắng thực hiện những điều sau:

  • Đối với thiết kế menu hai mặt, khách hàng thường sẽ nhìn vào phần giữa của trang bên phải đầu tiên. Sau đó là sản phẩm đầu tiên và cuối cùng trong danh sách. Vì vậy, việc đặt những sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất vào những chỗ này chính là một cách để giúp bạn tối ưu hóa doanh thu.
  • Đối với những mẫu thực đơn thường, khách hàng sẽ thường tập trung vào vị trí góc bên phải phía trên. Đây có thể coi là một điểm nhấn. Bạn nên tận dụng vị trí đó vào những ly trà sữa đặc biệt nhất của cửa hàng
  • Không nên nhồi nhét quá nhiều những đoạn text vào bên cạnh tên đồ uống mà chỉ sử dụng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu và ngắn gọn để tránh gây nhàm chán cho khách hàng.

 

bố cục Menu trà sữa

 

Công dụng của 1 menu đẹp mắt và độc đáo

Mục đích của một thực đơn đầy đủ và đẹp mắt không chỉ đơn giản là liệt kê ra các đồ uống mà trên thực tế, nó còn bao hàm nhiều công dụng khác nữa. Vậy những công dụng đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Thu hút sự chú ý và bước đầu dành được thiện cảm từ phía khách hàng

Để có thể chiếm trọn tình cảm của khách hàng từ cái nhìn đầu tiên đòi hỏi chủ cửa hàng phải thiết kế được một thực đơn không chỉ đầy đủ, chính xác thông tin mà còn phải đảm bảo được cả yếu tố độc đáo và sáng tạo. Muốn có được công cụ quảng cáo hoàn hảo và tạo được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác thì chắc chắn chủ sở hữu cửa hàng không thể bỏ qua bước đầu tiên này.

Giúp bên pha chế có căn cứ để tính toán và chuẩn bị nguyên liệu

Để phục vụ những “thượng đế” thật tốt thì khâu pha chế đồ uống là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để thực hiện được khâu này một cách hoàn hảo thì không chỉ phụ thuộc vào tay nghề mà còn đến từ những sự tính toán, “cân đo đong đếm” về mặt nguyên liệu để đáp ứng tốt nhu cầu của đại đa số khách hàng. Thực đơn sẽ giúp các bộ phận liên quan trong cửa hàng chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để thực hiện tốt nhất công việc của mình.

Là công cụ hỗ trợ đội ngũ quản lý giám sát hoạt động kinh doanh

Dựa vào thực đơn, đội ngũ quản lý sẽ có cơ sở để phân tích, kiểm soát cũng như nắm bắt tình hình về những nhu cầu của khách hàng như ly trà sữa nào được lựa chọn nhiều nhất hay độ hài lòng của khách hàng về đồ uống cụ thể nào đó,… Như vậy, có thể nói menu chính là một loại chứng từ giám sát và hỗ trợ chủ cửa hàng trong hàng loạt những công việc cụ thể như bán hàng, chế biến và theo dõi mức doanh thu, lợi nhuận trong một giai đoạn nhất định.

 

công dụng Menu trà sữa

 

Bí quyết định giá thành công cho mỗi ly trà sữa

Không thể phủ nhận, giá của đồ uống góp phần quan trọng đối với khách hàng trong việc quyết định có lựa chọn quán của bạn hay không.  Khi nhìn vào thực đơn, mức giá thường là yếu tố được khách hàng chú ý đầu tiên. Để định giá đồ uống tốt, bạn có thể tham khảo 4 cách sau đây:

 

a. Định giá theo chi phí và lợi nhuận

Những chi phí mà chúng ta cần nói tới ở đây bao gồm:

  • Chi phí trực tiếp: là chi phí liên quan đến việc tạo nên món đồ uống gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí đồ uống theo khẩu phần hay kể cả chi phí bỏ ra cho những đồ dư thừa chỉ để chắt lọc phần nguyên liệu ngon nhất.
  • Chi phí gián tiếp: là chi phí không bao gồm các thành phần trực tiếp tạo nên đồ uống như thương hiệu, chất lượng dịch vụ hay mô hình của quán. Những chi phí này được tính tùy vào mỗi cửa hàng và sẽ không có một mức giá cụ thể.
  • Chi phí khác : là những chi phí gồm khấu hao mặt bằng, chi phí dành cho đầu tư trang thiết bị, chi phí bán hàng và đặc biệt là đội ngũ nhân sự vận hành của quán (bảo vệ, thu ngân, nhân viên phục vụ,…).

Một công thức định giá theo chi phí và lợi nhuận mà những người làm kinh doanh nên biết:

P = C+(I+V)/m+X

Trong đó:

P: mức giá được ghi trên thực đơn

C: chi phí giá vốn ly nước

I: chi phí vận hành+quản lý+truyền thông

V: số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/lãi NH

m: hệ số dự trù mức doanh thu bán được trong tháng (m càng tăng, lợi nhuận càng lớn)

X: mức lợi nhuận mong muốn

 

b. Định giá theo đối thủ cạnh tranh

Đây có thể coi là cách định giá phổ biến nhất hiện nay. Các chủ cửa hàng thường sẽ định giá theo giá của đối thủ canh tranh hoặc định giá trượt nhẹ so với đối thủ để đánh vào tâm lý muốn dùng đồ giá hời hơn đối với một đối tượng khách hàng ở phân khúc có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Tuy nhiên, một nhược điểm của cách này đó là dễ gây ra sự “thua thiệt” về doanh thu, lợi nhuận đối với cả hai bên và chỉ có khách hàng là được hưởng lợi. Hơn thế nữa, định giá thấp thì cũng sẽ khó để các chủ cửa hàng thực hiện các chiến lược truyền thông sau này như tổ chức các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng.

 

bí quyết Menu trà sữa

 

c. Định giá theo tiêu chuẩn thực phẩm

Đây là cách định giá dựa trên việc xem xét chi phí cấu thành đồ uống, tính ra rõ ràng giá thành của từng món rồi sau đó định giá menu dựa trên tỉ lệ của giá thành đó.

Ví dụ : Giả định giá thành nguyên vật liệu một ly trà sữa là 8.000 đồng, chi phí nguyên vật liệu chiếm 30% thì giá bán lẻ của một ly trà sữa đó trên thực đơn = giá thành chi phí tạo ra món / tỉ lệ phần trăm chi phí thực phẩm tức là = 8000 đồng /30% . Vậy một ly trà sữa sẽ có giá là 27.000 đồng.

 

d. Định giá theo nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng

Đây là một cách định giá dựa trên các hoạt động, chiến lược truyền thông marketing, đòi hỏi sự nghiên cứu về nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng nhiều nhất. Nếu cung nhiều và cầu ít thì giá sẽ giảm và ngược lại. Ví dụ nếu như ở gần đó chỉ có mỗi một cửa hàng thì thường giá sẽ bị đẩy cao lên do yếu tố độc quyền. Hay những quán trà sữa có không gian đẹp, phù hợp để khách hàng “sống ảo” thì cũng có thể định giá cao hơn so với những quán khác.

 

định giá Menu trà sữa

 

Các dạng menu trà sữa

Menu có rất nhiều dạng, mỗi loại đều có những nét độc đáo và những ưu nhược điểm khác nhau. Bạn có thể tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng của mình mà chọn ra một loại có kiểu cách phù hợp. Dưới đây là một số dạng thường gặp:

 

Menu 1 tờ

Menu dạng 1 tờ thường được bồi lên dày hơn so với các thực đơn thông thường. Đây là loại phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp ở cả những quán từ bình dân đến sang trọng, với đa dạng hình dáng, kích cỡ, màu sắc và cách trình bày.  Chủ yếu dùng làm bảng thực đơn trà sữa với ít món thường dùng để treo tường hay để bàn và in những món chính. Nếu để bàn thì chúng thường có lớp bảo vệ để tránh nước làm hỏng, mất thẩm mỹ.

 

Menu trà sữa 1 tờ

 

Menu cuốn

Menu này được thiết kế như những cuốn photobook dạng mở phẳng hay tạp chí. Đây là một trong những dạng được sử dụng khá phổ biến hiện nay, với ưu điểm lớn nhất đó là tiện dụng trong quá trình lựa chọn món ăn, thức uống. Bạn có thể lựa chọn bìa cứng bọc hình hoặc bìa cứng bọc da để bàn dạng này. Dạng này còn có nhiều diện tích để hình ảnh thức uống thu hút khách hàng hơn.

 

Menu trà sữa cuốn

 

Menu đứng trên bàn dạng lịch

Dạng này được thiết kế tương đồng như cuốn lịch để bàn của bạn, còn có tên gọi khác là menu dạng standee để bàn, thường được in hình ảnh và thông tin thức uống mới của quán. Với kiểu thiết kế độc đáo này, khách hàng nhìn thấy hình ảnh ngon lành của các món mới nhiều hơn sẽ tăng khả năng gọi món hơn. Đặc biệt hơn nếu bạn lựa chọn kiểu in 2 mặt thì khách hàng ngồi đối diện nhau sẽ dễ dàng để xem và chọn món hơn.

 

Menu trà sữa đứng bàn

 

Menu dạng bảng biển

Đây là thiết kế có thể coi là truyền thống và không còn quá xa lạ với chúng ta nữa. Tuy nhiên, nó vẫn được nhiều quán sử dụng bởi sự tiện lợi và dễ quan sát. Dạng này thường được treo phía trên hay dựng đằng trước quầy order giúp khách nhanh chóng đặt món.

 

Menu trà sữa dạng bàng

 

Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn các kiểu mẫu menu trà sữa và hướng dẫn vài lưu ý khi thiết kế và định giá menu. Hi vọng bài viết này bổ ích cho những chủ quán còn đang loay hoay tìm kiếm một công thức, cách tạo ấn tượng với thực khách và kéo họ quay lại vào lần sau. Dĩ nhiên menu chỉ đóng 1 phần nhỏ, còn lại là còn tùy thuộc vào cách phục vụ, thức uống cũng như là trang trí quán.

Tuy nhiên nếu quá nhiều việc và gặp khó khăn khi làm menu, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí nhé!

Công ty TNHH DV Dương Phúc Việt Nam

Địa chỉ: 90 Chu Văn An, P.26, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: 0964 010 449 - 0973 747 442

Email:  induongphuc@gmail.com

 

 

 

Từ khóa » Trình Bày Menu đẹp