Tổng Hợp 5 Cách Chữa Trĩ Sau Sinh Hiệu Quả Hiện Nay ( Nhiều Người ...
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân gì khiến bà đẻ bị trĩ sau sinh và cách chữa trĩ sau sinh như thế nào hiệu quả để không ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và nhịp sinh hoạt người mẹ. Phụ nữ cơ địa vốn đã yếu, sau khi sinh xong chị em phải đối mặt với khá nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó bệnh trĩ sau sinh là bệnh lý phổ biến nhất.
Nguyên nhân phái đẹp bị bệnh trĩ sau sinh
Trước khi tìm hiểu cách chữa trĩ sau sinh hiệu quả, hãy đi tìm nguyên nhân khiến nhiều chị em phụ nữ bị bệnh trĩ sau sinh. Lý do mà phái đẹp rất dễ bị trĩ sau sinh là do những tác nhân chủ yếu sau đây:
- Người phụ nữ đó đã bị trĩ trước hoặc trong lúc mang thai. Sau khi sinh con không có thời gian chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của bản thân,... Chính những điều này khiến bệnh trĩ có xu hướng phát triển nặng hơn. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu, sa nghẹt búi trĩ, viêm phù nề búi trĩ,...
- Trong quá trình mang thai và chuyển dạ, việc rặn đẻ không được thực hiện đúng cách sẽ làm gia tăng áp lực lên ổ bụng, nhất là vùng tiểu khung (phần dưới khung chậu), khiến búi trĩ dễ bị sa ra ngoài.
- Vừa mới sinh con xong, nữ giới thường bắt đầu một chế độ ăn uống khác nhau, ăn kiêng không phù hợp. Chẳng hạn như ăn ít rau xanh vì sợ nhiễm giun, uống ít nước để sữa không bị loãng,... nguy cơ bệnh trĩ sau sinh phát triển.
- Tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển to có khả năng chèn ép và cản trở đường về của các tĩnh mạch. Khiến các đám rối trĩ căng phồng quá mức, là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh.
- Tình trạng táo bón kéo dài sau sinh với tần suất thường xuyên có nguy cơ bị trĩ rất cao.
- Sau sinh, chị em chủ yếu ngồi hoặc đứng một chỗ, ít di chuyển và ít vận động,... đây là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
- Những chị em phụ nữ bị viêm phế quản mãn tính hay bị dãn phế quản hoặc phải lao động nặng nhọc,... sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng, nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
Vậy bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Rất nhiều chị em không đi tìm cách chữa trĩ sau sinh, lại mong chờ và hy vọng bệnh trĩ có thể tự khỏi. Thực tế, không có một loại bệnh nào có thể tự khỏi nếu không có một tác động tích cực từ phía bệnh nhân.
Vì, nếu bạn sốt cao, nhưng không muốn dùng thuốc hạ sốt, vậy thì bạn phải sử dụng thực phẩm có tác dụng hạ sốt như: nước, cháo hành,... Vì vậy, theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết:
“Tất cả các bệnh nói chung và bệnh trĩ nói riêng. Không có một loại bệnh nào sẽ tự động khỏi khi không có một tác động tích cực nào. Như vậy, bệnh trĩ sẽ không thể tự khỏi nếu như bạn không có cách khắc phục và điều trị sớm”.
Các mẹ sau sinh cần chủ động tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. Để từ biện pháp thăm khám, bác sĩ sẽ hiểu rõ được nguyên nhân từ đâu để có hướng điều trị thích hợp.
Thông thường trĩ sau sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng này dễ dàng biến mất. Nếu chủ quan, e ngại đi thăm khám, để bệnh tình trở nặng, có thể phải phẫu thuật cắt trĩ.
Cách chữa trĩ sau sinh an toàn và hiệu quả cao
Tìm hiểu cách chữa trĩ sau sinh an toàn và hiệu quả cao giúp nhanh lành bệnh. Ngay khi chị em nhận thấy có máu xuất hiện lúc đi đại tiện, thì nên chủ động đến bệnh viện ngay để bác sĩ chuyên khoa có thể thăm khám, chẩn đoán và kê đơn.
- Ưu tiên hàng đầu của điều trị trĩ sau sinh là phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn, giảm tối thiểu việc sử dụng nhiều loại thuốc.
- Tuy nhiên, có một vài trường hợp bệnh trĩ sau sinh ở mức độ quá nặng, gây biến chứng như chảy máu cấp tính, sa nghẹt búi trĩ hay hoại tử búi trĩ,... cần có sự can thiệp phẫu thuật để đảm bảo điều trị hiệu quả.
Các loại thuốc thường được sử dụng cho phụ nữ sau sinh là:
- Thuốc làm co mạch và tăng tính bền của thành mạch,... Giúp giảm kích thước búi trĩ, giảm chảy máu,...
- Thuốc chống viêm giảm đau, giảm sưng nề búi trĩ, thuốc chống co thắt cơ vòng hậu môn, thuốc làm mềm phân,... giúp đại tiện dễ dàng, tránh táo bón,...
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt búi trĩ theo kinh điển: Khi trĩ sa độ III, IV, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp, trĩ không còn khả năng trượt lên trên đường lược bên trong hậu môn,...
Khi về nhà, để việc trị liệu đạt được hiệu quả cao nhất, chị em phụ nữ nên thường xuyên:
- Ngâm hậu môn với nước muối ấm, khoảng 15 phút/ngày. Khi đi đại tiện, nên rửa sạch hậu môn bằng nước và lau khô bằng giấy mềm.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và chú ý uống đủ lượng nước mỗi ngày ít nhất là 1,5 lít nước.
- Hạn chế tối đa việc ăn đồ ăn cay nóng hoặc đồ uống chứa cồn, chất kích thích
- Nên xoa bụng mỗi khi đi đại tiện, luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.
- Đồng thời, chị em phụ nữ tránh làm việc nặng hay đứng hoặc ngồi quá lâu.
Sản phụ nên làm gì để đẩy nhanh quá trình lành trĩ?
Sản phụ nên làm gì để đẩy nhanh quá trình lành trĩ? Một số cách hỗ trợ chữa trĩ sau sinh tại nhà chị em phụ nữ có thể áp dụng là:
- Chườm lạnh bằng miếng vải mềm có chứa đá
- Ngâm chậu nước ấm vài lần trong ngày hoặc chị em có thể ngâm mình trong bồn tắm.
- Lau nhẹ nhàng và sạch sẽ vùng xung quanh hậu môn. Bạn có thể dùng bình nước xịt để rửa sạch vùng này. Thay vì dùng giấy vệ sinh, bạn nên lau bằng khăn ướt.
- Những vật dụng bạn dùng để vệ sinh như giấy, túi đá nên là đồ không mùi và đừng quá khô ráo.
- Nếu mỏi đi đại tiện nên đi ngay, không được nhịn chỉ vì sợ đau. Bạn càng để lâu, phân sẽ càng cứng hơn và trĩ càng nặng hơn.
- Nếu có thể, nên nằm nhiều để giảm áp lực đến vùng hậu môn trực tràng
- Hoặc bạn áp dụng một số bài tập Kegel để giúp săn chắc cơ vùng đáy chậu
- Nếu quá đau đớn do triệu chứng trĩ gây ra, để giảm đau nhanh chóng có thể dùng acetaminophen (Tatanol hay Panadol) hay ibuprofen đúng liều. Đây là 2 loại thuốc an toàn với mẹ đang cho con bú.
- Cả hai đều an toàn với mẹ đang cho con bú.
- Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc điều trị trĩ tại nhà như thuốc bôi, thuốc nhét hậu môn. Không nên sử dụng thuốc lâu hơn một tuần, chỉ dùng thuốc không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Ở mức độ nào của bệnh trĩ sản phụ nên đi khám?
Ở mức độ nào của bệnh trĩ sản phụ nên đi khám để bác sĩ đưa ra cách chữa trĩ sau sinh thích hợp. Nếu đang muốn điều trị bệnh trĩ tại nhà, chị em sau sinh nên chú ý đến quá trình cải thiện thói quen sinh hoạt từ từ trong vài tuần sau sinh.
Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ vẫn còn dai dẳng, mức độ ngày càng nặng hơn hay sản phụ bị chảy máu khi đi đại tiện,... chị em nên chủ động đến bác sĩ ngay. Trong một vài trường hợp nguy cấp, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật để điều trị hết trĩ.
Qua nội dung bài viết, chúng tôi muốn khuyên các sản phụ sau sinh cũng như những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý trong việc hỗ trợ chữa trĩ sau sinh hiệu quả. Nếu có điều gì thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ tới đường dây nóng 0243.9656.999.
Từ khóa » Sinh Xong Bị Lòi Trĩ
-
Bệnh Trĩ Sau Sinh Có Tự Khỏi Không? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh Trĩ Sau Sinh | Vinmec
-
Giải Quyết Nỗi Khổ Sản Phụ: Búi Trĩ Nằm Ngoài Hậu Môn Sau Sinh
-
Bị Lòi Dom ở Phụ Nữ Sau Sinh Phải Làm Sao? - COTRIPRO Gel
-
Bí Quyết Chữa Bệnh Trĩ Sau Sinh An Toàn Tại Nhà - COTRIPRO Gel
-
Mách Mẹ 5 Cách Chữa Lòi Dom Sau Sinh Hiệu Quả - MarryBaby
-
Trĩ Sau Sinh: Cách đối Phó Nào Tốt Nhất Cho Mẹ Bỉm Sữa đây?
-
Đừng Lo Lắng Quá Khi Bị Trĩ Sau Sinh - Hello Bacsi
-
Vừa Vượt Cạn đã Mắc Bệnh Trĩ Sau Sinh - Nhật Ký Hồng Phát
-
Bệnh Trĩ Sau Sinh: Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục, Phòng Ngừa ...
-
Mẹ Bị Trĩ Sau Sinh Mổ Có Nguy Hiểm Không? 3+ Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Mẹ Bầu Bị Bệnh Trĩ - Sinh Thường Hay Sinh Mổ?
-
Hiện Tượng đẻ Xong Bị Lòi Dom: Cách Chữa Lòi Dom Sau Sinh Hiệu Quả
-
Cứu Nguy Cho Các Bà Bầu Thoát Khỏi Bệnh Trĩ - BVĐK Hồng Phát