[Tổng Hợp] 5 Dấu Hiệu Viêm Tinh Hoàn ở Trẻ Em Bố Mẹ Cần Biết
Viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ ở mức độ nặng có thể gây ra các biến chứng teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, … và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy nhận biết sớm dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng, cũng như nguyên nhân và cách điều trị viêm tinh hoàn hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé.
Viêm tinh hoàn ở trẻ em là gì?
Viêm tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở tinh hoàn do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Tinh hoàn là bộ phận đảm nhận vai trò sản xuất hormone sinh dục và sản sinh tinh trùng. Vì vậy khi sức khỏe tinh hoàn có vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Và gây ra những ảnh hưởng nặng nề về sau.
Viêm tinh hoàn có thể gặp phải ở bất kỳ nam giới nào không phân biệt độ tuổi, kể cả ở trẻ em. Vì trẻ nhỏ chưa biết cách vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bộ phận sinh dục. Nên viêm tinh hoàn ở trẻ em nếu không được bố mẹ phát hiện sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết viêm tinh hoàn ở trẻ em
Bệnh viện tinh hoàn thường gặp hơn ở nam giới trưởng thành hoặc đã có quan hệ tình dục. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể gặp phải ở trẻ nhỏ. Vì vậy bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Khi vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho trẻ nên chú ý quan sát để sớm nhận biết các dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ.
Cụ thể dưới đây là những dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ:
- Da bìu bao bên ngoài tinh hoàn phù nề, sưng tinh hoàn:
Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh viêm tinh hoàn. Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Nếu bị viêm một bên bạn sẽ thấy một bên tinh hoàn của trẻ to hơn bên còn lại và sưng đỏ. Đâu
- Tinh hoàn cứng và sưng đau:
Dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ là tinh hoàn cứng và sưng đau. Khi tắm cho trẻ, bố mẹ sờ vào tinh hoàn của trẻ sẽ thấy cứng và trẻ sẽ kêu đau khi bị chạm vào.
- Trẻ đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu có vấn đề
Nếu trẻ đi tiểu nhiều hơn, trong nước tiểu có dịch mủ. Thì chứng tỏ đây là triệu chứng khá rõ ràng của bệnh viêm tinh hoàn.
- Sốt nhẹ, mệt mỏi, lười ăn, ít vận động
Tình trạng viêm nhiễm khiến nhẹ mệt mỏi và sốt nhẹ, không thích vận động, ăn uống cũng kém hơn.
>>Xem thêm: Khám Tinh Hoàn Ở Đâu Hà Nội Là Tốt Nhất [cập nhật mới nhất]
Nguyên nhân gây bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm:
- Hẹp bao quy đầu:
Hẹp bao quy đầu là nguyên nhân phổ biến đầu tiên gây viêm bao quy đầu. Trẻ nhỏ thường bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh, chỉ đến khi dậy thì bao quy đầu mới lột. Việc bao quy đầu bị hẹp khiến nước tiểu và chất thải bị đọng lại ở bao quy đầu. Tình trạng này kéo dài sẽ là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm ở bao quy đầu rồi sau đó lan ra các vùng xung quanh.
- Cơ quan sinh dục bị tổn thương
Trẻ nhỏ thường hiếu động, chơi đùa, chạy nhảy nhiều. Nếu bị ngã và gây tổn thương vùng bìu cũng có thể dẫn đến viêm tinh hoàn.
- Vệ sinh không sạch sẽ
Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục trong đó bao gồm cả viêm tinh hoàn. Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được việc chăm sóc cơ thể vì vậy bố mẹ nên chú ý vệ sinh cho trẻ mỗi ngày.
- Biến chứng của bệnh quai bị:
Biến chứng phổ biến của bệnh quai bị gây ra là gây viêm tinh hoàn. Nguyên nhân là do virus gây bệnh quai bị di chuyển xuống tinh hoàn và gây viêm tinh hoàn. Vì vậy khi trẻ bị quai bị, bố mẹ cần chú ý điều trị cho trẻ.
- Ảnh hưởng của các bệnh lý khác
Viêm tinh hoàn cũng là kết quả do tác động của một số bệnh lý khác như: Viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm niệu đạo.
Ngoài ra trẻ nhỏ bị lạm dụng tình dục cũng dẫn đến viêm tinh hoàn. Trường hợp này còn nguy hiểm hơn gây ra bệnh lậu ở trẻ em.
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tinh hoàn dù ở trẻ em hay người lớn mà không được điều trị kịp thời đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Với trẻ em, bệnh viêm tinh hoàn còn nguy hiểm hơn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. Vì vậy sẽ có nguy cơ đối mặt với biến chứng cao hơn.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu bị viêm tinh hoàn, các dấu hiệu rất mờ nhạt khiến bố mẹ khó nhận biết. Nếu trẻ không nói cho bố mẹ biết khi bị đau mà thì khi phát hiện được có thể bệnh đã nặng.
Viêm tinh hoàn ở trẻ kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Áp xe, sơ hóa tinh hoàn
- Teo tinh hoàn
- Những trường hợp nghiêm trọng có thể bị hoại tử và phải cắt bỏ tinh hoàn.
Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của viêm tinh hoàn. Bố mẹ nên quan sát khi tắm rửa cho bé hàng ngày để sớm phát hiện các dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ.
Các phương pháp điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em
Mục đích của các phương pháp điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ là ngăn ngừa, ức chế nhiễm trùng nặng hơn. Điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà có phương pháp điều trị thích hợp như sau:
Điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ bằng biện pháp y tế
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ đang được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc:
Nếu bệnh viêm tinh hoàn do các vi khuẩn gây ra sẽ được điều trị bằng các thuốc kháng sinh đặc trị để tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời trẻ cũng được dùng thuốc giảm đau nếu trẻ kêu đau.
- Kỹ thuật CRS:
Đây là phương pháp đưa thuốc trực tiếp vào nơi có vi khuẩn bằng tấn sóng. Đây là phương pháp thích hợp với trẻ nhỏ tránh tác hại của thuốc kháng sinh lên toàn thân.
- Phương pháp nâng đỡ
Đây là phương pháp điều trị bằng cách cố định tinh hoàn và dùng chườm lạnh kết hợp thuốc kháng sinh để ức chế nhiễm trùng giảm triệu chứng.
Việc dùng phương pháp nào phải do bác sĩ chỉ định. Nếu dùng sai thuốc, trẻ có thể bị kích ứng hoặc gặp tác dụng phụ. Vì vậy bố mẹ tuyệt đối không tự điều trị mà cần đưa trẻ đi khám. Ngoài ra khi điều trị cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng liều lượng không tự ý bỏ thuốc khi chưa hết liệu trình.
Chăm sóc trẻ bị viêm tinh hoàn tại nhà
Việc điều trị viêm tinh hoàn cho trẻ sẽ không đạt kết quả cao. Nếu chăm sóc tại nhà không đúng cách để trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh phục hồi. Vì vậy trong quá trình điều trị viêm tinh hoàn cho trẻ, bố mẹ nên chú ý những điều sau:
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vui chơi nhất là vận động mạnh.
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước và bị mệt.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm dễ tiêu hóa để phục hồi thể trạng và nâng cao sức đề kháng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để tránh nhiễm trùng nặng thêm hoặc lây lan.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ
Để ngăn ngừa những ảnh hưởng của bệnh viêm tinh hoàn. Bố mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh viêm tinh hoàn cho trẻ bằng các biện pháp sau:
- Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị: Bệnh quai bị rất dễ dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn. Vì vậy tiêm vaccine là biện pháp thích hợp phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, hàng ngày. Với trẻ lớn, bố mẹ nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh còn trẻ nhỏ, bố mẻ nên trực tiếp vệ sinh cho trẻ hàng ngày. Đây là biện pháp để ngăn ngừa các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây ra viêm nhiễm.
- Tăm rửa và thay quần áo hàng ngày cho trẻ nhất là trong những ngày nóng bức.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bị quai bị.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường miễn dịch ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Nên cho trẻ tăng cường ăn rau xanh, trái cây.
- Ngay khi có những biểu hiện bất thường ở vùng kín nên cho trẻ đi khám ngay.
Trên đây là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ và các thông tin liên quan đến bệnh viêm tinh hoàn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này và ảnh hưởng đối với trẻ. Trong quá trình chăm sóc nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm tinh hoàn nên cho trẻ đi khám. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, cha mẹ có thể chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾNđể gặp các chuyên gia ngay.
Từ khóa » Da Bìu Của Bé Bị đỏ
-
Viêm Tinh Hoàn Nguyên Nhân Gây Viêm Da Bìu Hàng đầu ở Trẻ
-
Hâm Tả Trẻ Em | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2
-
Các Tác Nhân Gây Sưng Bìu ở Trẻ Em - Vinmec
-
Tinh Hoàn Của Bé Bị Sưng: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Điểm Danh 4 Bệnh Lý Vùng Kín ở Bé Trai ảnh Hưởng đến Sinh Sản
-
Bé Bị đỏ Và đau Vùng Bìu - Giới Tính Sức Khỏe
-
Bộ Phận Sinh Dục Của Bé Trai Bị đỏ Nguyên Nhân Do đâu?
-
Đau Bìu - Triệu Chứng Nguy Hiểm ở Trẻ - VnExpress Đời Sống
-
Cho Em Hỏi Bé Nhà Em Mặc Bĩm Thi Chim Bình Thường Nhưng - Huggies
-
Bộ Phận Sinh Dục Của Bé Trai Bị đỏ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Bé Bị Nổi Mẩn đỏ ở Bộ Phận Sinh Dục Cần Làm Gì? - Fonscare Baby
-
Hội Chứng Bìu Cấp ở Trẻ Em | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bìu Chảy Xệ ở Trẻ Sơ Sinh: Những điều Mẹ Cần Biết - MarryBaby
-
Bé Trai Bị Sưng Bộ Phận Sinh Dục Khiến Nhiều Mẹ… "hết Hồn"