Tổng Hợp 6+ Cách Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh Hồi Phục Sức Khỏe

Kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh với các phương pháp đưa ra đúng chuẩn sẽ giúp các mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe để chăm sóc cho bé trong thời gian đầu. Việc sinh con chính là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, vậy cho nên việc thực hiện được các thiên chức đó của mình thì phụ nữ cần phải đánh đổi cả sinh lực của bản thân.

Bởi vậy, vấn đề chăm sóc, kiêng cữ sau sinh sao cho các mẹ nhanh chóng lấy lại được sức khỏe và đủ sữa để nuôi con được rất nhiều người đang quan tâm tới. Vậy làm thế làm để chăm sóc cho mẹ sau sinh sinh nhanh hồi phục sức khỏe? Trong chuyên mục chăm sóc mẹ sau sinh hôm nay, FaGoMom chia sẻ với bạn về kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, các mẹ cũng có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình nhé!

1. Những vấn đề mẹ sau sinh thường gặp

Trong tất cả các vấn đề thường gặp phải sau sinh thì người mẹ đặc biệt cần chú ý tới vấn đề về sản dịch, trong đó bao gồm cả máu, dịch nhầy và các lớp màng còn sót lại ở trong tử cung. Sau khi sinh, mẹ cho con bú ngay sẽ mang lại nhiều tác dụng ở trong đó, có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình này diễn ra được nhan hơn. Và đặc biệt cần phải lưu ý, khi có các hiện tượng bị xuất huyết nhiều, kèm theo đó bị sốt cao, sản dịch thường có mùi lạ thì ngay lúc đó cần phải báo với bác sĩ để có được biện pháp khắc phù tốt nhất.

Vấn đề về mẹ sau sinh thường gặp

Vấn đề về mẹ sau sinh thường gặp (Ảnh minh họa)

Trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày thì bàng quang của người mẹ sẽ bị chèn ép khá nhiều. Cần phải có thời gian để có thể tiểu tiện được như bình thường, trong những trường hợp đi tiểu bốt nhiều thì các nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu cũng khá cao. Nếu các mẹ gặp phải các hiện tượng ở trên cần phải báo ngay với bác sĩ của mình để có phương pháp điều trị kịp thời.

Trong khi sinh thường thì phần lớn, tầng hậu môn của phụ nữ sẽ bị rạch, bởi vậy, các vết khâu sẽ làm cho bạn đau đớn, nhức mỏi và khá khó khăn để ngồi dậy hoặc đi lại như bình thường được. Nếu gặp phải những hiện tượng này thì bạn cũng có thể chườm đá hoặc chườm ấm để làm giảm đau tức. Nếu bạn sinh mổ thì bạn cần phải nằm viện ít nhất từ 2-3 ngày, để bác sĩ tiện theo dõi các vết mổ cho mình.

Xem thêm: Dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà cho mẹ sau sinh chỉ với 300K

2. Những kinh nghiệm sau khi sinh cho mẹ

Một số kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh ở dưới đây sẽ giúp cho các chị em phụ nữ có thêm nhiều kinh nghiệm cho mình để nhanh chóng hồi phục sức khỏe được tốt nhất, đây là thời điểm quan trọng nhất cho các chị em phụ nữ:

a – Đối với việc đi lại và nghỉ ngơi:

Sau khi sinh, thì mẹ cần dành riêng thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để hồi phục sức khỏe của mẹ. Khi ngủ bạn cần nằm ngửa và duỗi thẳng chân để sản dịch được tống ra bên ngoài được dễ dàng hơn, sau tầm 6h, thì mệ nên ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng để tránh bị ứ sản dịch. Nếu mẹ vẫn còn mệt thì nên nhờ người thân đỡ mỗi khi di chuyển.

Kinh nghiệm cho con bú sau sinh

Đối với việc nghỉ ngơi của sau sinh khá quan trọng (Ảnh minh họa)

b – Đối với dinh dưỡng sau sinh:

Sau khi sinh mẹ thường hay bị mất khá nhiều máu, bởi vậy chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với mẹ và bé. Đối với mẹ sinh thường thì hãy ăn với những loại thức ăn kích thích ra sữa nhằm cung cấp đầy đủ nguồn sữa cho con bú, còn đối với sinh mổ thì mẹ chỉ nên ăn và uống với những loại dạng chất lỏng trong vòng 6h đầu tiên sau sinh.

Bạn không được kiêng khem quá nhiều các loại thức ăn theo các quan niệm ngày xưa, mà hãy ăn uống đầy đủ các nhóm chất để cho con có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng đầy đủ nhất.

Bạn nên lựa chọn những loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hóa như: canh trứng gà, cháo nhuyễn, rau xanh, các loại thịt đỏ,…

Không được ăn mặn, tránh những gia vị có mùi nồng cay đẻ có thể ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ khiến cho trẻ không bú như: hành, tỏi, tiêu, ớt,..

Uống nhiều nước như: nước lọc, chè vằng, bột ngũ cốc, cạnh,…. Để đảm bảo đầy đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

c – Những vấn đề liên quan tới bầu sữa mẹ:

Đối với phần vú, ngay từ những giờ sau sinh đầu tiên, các mẹ nên cho trẻ ti ngay sau khi đã được làm sạch sẽ đầu vú, nhằm kích thích tuyến sữa được tiết ra. Mẹ cũng nên cho bé bú chọn những giọt sữa non và bú thật nhiều lần trong ngày.

Nếu xảy ra tình trạng bị tắc tia sữa thì nên thích cực cho bé bú thật nhiều, các triệu chứng đó sẽ dần được giảm đi nhanh chóng. Tuyệt đối không được vắt, bót sai cách sẽ gây ra vỡ tuyến vũ hay tia sữa, mẹ cần hco trẻ bú sẽ giúp phần tử cung của người mẹ co bóp được tốt hơn, sớm trở lại kích thước như bình thường, tạo ra các cảm giác phấn chấn, gắn bó tình cảm giữa mẹ và con.

d – Đối với vấn đề về vệ sinh cá nhân:

Sau khi sinh việc vệ sinh cá nhân cũng cần phải chú ý, bởi sau khi sinh thì sản dịch sẽ được tiết ra nhiều hơn, cần vệ sinh phần âm hộ ít nhất tầm 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Cần thay băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng luôn đảm bảo sạch sẽ, và tốt nhất nên sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm.

Trong suốt quá trình sinh nở, cơ thể của sản phụ sẽ tiết ra khá nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho thật sạch sẽ. Nhưng với việc tắm gội cần được diễn ra nhanh từ 5-10 phút cho mỗi lần, không được tắm ở trong bồn chậu. Với phòng tắm luôn phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm cho dù thời tiết nóng hoặc lạnh, với những mẹ đẻ mổ hay cắt phần tần sinh môn thì nên thận trọng các vết thương để tránh bị bung tuột mối chỉ.

Mẹ cũng có thể áp dụng với kinh nghiệm dân gian, sử dụng gừng nghệ hạ thỏ để giúp cho cơ thể luôn giữ ấm, lỗ chân lông luôn sạch sẽ thoáng mát và dễ chịu.

Mẹ sau sinh cần vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ

Mẹ sau sinh cần vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ (Ảnh minh họa)

d – Về vấn đề tinh thần:

Theo kinh nghiệm chăm sóc cho mẹ sau sinh được biết, tinh thần chính là một trong những yếu tố giúp mẹ không nên chủ quan sau mỗi lần sinh con. Đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ, chưa hiểu hết được các công việc và áp lực bận rộn của mình như: chăm sóc bé chưa quen, cần phải thức dậy sớm liên tục và buổi đêm,… Kèm theo đó là những sự thay đổi về hocmone ở trong cơ thể của người mẹ càng làm cho mẹ trở nên mệt mỏi, tính tình trở nên khó chịu hơn.

Vào những lúc như thế, mẹ cần có sự an ủi, sẻ chia của chồng và người thân, các mẹ cũng không nên quá suy nghĩ gì nhiều làm ảnh hưởng tới tình trạng trầm cảm sau sinh.

3. Một số kinh nghiệm khác sau khi sinh mẹ bầu cần biết

Ngoài những kinh nghiệm quý báu ở trên, FaGoMom chia sẻ thêm với bạn về một số kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé sau sinh đã được đúc kết từ các mẹ đi trước và dưới sự tư vấn của các chuyên gia ở dưới đây:

a – Kinh nghiệm cho con bú:

mẹ cần cho con bú sữa mẹ nếu không có chống chỉ định của bác sĩ bởi sữa mẹ luôn kinh tế hơn, khá tiện dụng, dễ dàng bảo quản, cho con bú sẽ thắt chặt về tình cảm của mẹ, giúp cho tử cung được co thắt tốt hơn trong suốt thời kỳ hậu sinh, có thể giúp phòng thiếu máu, mẹ bị chậm kinh lại tầm 8 tháng sau khi sinh, có thể ngừa mang thai trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, giảm các nguy cơ về tình trạng bị ung thư vú ở mẹ,….

Kinh nghiệm cho con bú của mẹ sau sinh

Kinh nghiệm cho con bú sau sinh (Ảnh minh họa)

b – Những loại hoa quả giúp mẹ nhanh phục hồi sức khỏe và nhiều sữa sau sinh:

+ Đối với cam, quýt: có chứa khá nhiều chất xơ giúp kích thích tiết ra sữa mẹ, khi tuyến sữa của mẹ bị tắc, thì lượng sữa cung cấp cũng sẽ bị giảm đi, và thậm chí có thể sẽ gây ra viêm tuyến sữa khá nghiêm trọng.

+ Đối với củ sen: Trong củ sen có chứa một lượng lớn các vitamin, chất khoáng và tinh bột rất tốt cho lá lách và dạ dày, cũng đồng thời giúp giải nhiệt khá tốt. Đối với những mẹ sau sinh ăn củ sẽ có tác dụng trong việc kích thích tiêu hóa, tạo ra cảm giác đói và tăng cường lượng sữa để mẹ nuôi con.

+ Đối với đu đủ: Ăn canh nấu từ đu đủ, hay cháo móng giò có đu đủ xanh sẽ giúp cho mẹ bầu tăng cường về lượng sữa, kích thích tiết ra sữa khá nhiều. Bởi vậy, đây chính là món ăn khá phổ biến cho mẹ sau sau sinh. Với món ăn này còn giúp chữa được các bệnh ít sữa hoặc tình trạng bị loãng sữa khá tốt.

+ Sung non và lá sung non: có tác dụng khá tốt trong việc tăng cường lượng sữa cho mẹ, mẹ cũng có thể sử dụng từ 10-20g quả sung non và lá sung non nấu uống nước mỗi ngày.

c – Nhóm thực phẩm cần bổ sung:

Sau khi sinh, mẹ cần phải bổ sung với tất cả các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo về lượng chát xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không nên chỉ sử dụng với một loại trái cây hoặc rau củ quả mà cần phải đa dạng các loại. Thêm vào đó, mẹ cũng cần bổ sung những loại thực phẩm có chứa tinh bột giúp tăng cường năng lượng, những loại thực phầm có nhiều tinh bột như: bánh mì, khoai tây, cơm,…

Potein là nguồn dinh dưỡng khá cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, bởi vậy protein cũng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người mẹ khi cho con bú, thêm vào đó protein có khá nhiều trong tất cả các loại thịt, cá, trứng, đậu lăng,… Việc ăn cá khá tốt với tất cả các mẹ và con, mỗi tuần bạn cần ăn cá tối thiểu là 2 lần, và ngoài ra có thể bổ sung thêm các loaijd ầu được chế biến từ cá tươi.

d – Kinh nghiệm về tắm gội sau khi sinh:

Mẹ cũng không nhất thiết phải kiêng khi tắm gội, nwhng bạn cần phải đợi sau 8-10 ngày khi cơ thể đã khỏe mạnh hãy nấu nước xông, xông sau đó lấy nước đó tắm gội luôn. Bạn có thể mua vowisc ác gói xông hơi tại các hiệu thuốc, sau khi xông hơi xong, bạn lau thật kho người và bôi rượu gừng khắp toàn thân cho ấm trở lại.

Nếu bạn mà tắm quá sớm, thì cơ thể của bạn sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sau này bạn rất dẽ bị cảm, chịu lạnh kém hơn và xương khớp bị đau nhức sớm.

Tắm gội sau khi sinh.

Tắm gội sau khi sinh (Ảnh minh họa)

e -  Hiện tượng về sản dịch:

Trong vòng từ 2-3 ngày đầu sau sinh, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi, sau sẽ đổi dần sang màu đỏ sẫm giống với màu bã trầu. Từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 8 thì chất dịch bị loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ lờ như máu cá. Từ ngày thứ 8 cho tới ngày thứ 12, thì sản dịch chỉ còn là một loại chất nhầy ở trong, ít dần đi.

f – Lấy lại vóc dáng sau khi sinh:

Sau khi sinh thì tử cung dần hồi phcu, nhưng cơ hoành bụng sẽ trở nên lỏng lẻo hơn và khó có thể hồi phục trở lại, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, phần thành bụng giống với quả bóng bơm hơi, không hề có tính đàn hồi. Và ngoài ra, trước và sau khi sinh do nhu cầu dinh dưỡng của bé và bà mẹ không được nạp nhiều thực phẩm nhiệt lượng cao và cũng có thể sẽ gây ra tình trạng bị tích mỡ và cơ thể sẽ rất dễ bị béo lên. Bởi vậy, mẹ cần phải vận động, tập thể dụ nhẹ nhàng để giảm vòng eo.

4. Những điều cần tránh của mẹ sau sinh

+ Mẹ có thể ăn theo các khẩu vị hàng ngày nhưng không được ăn mặn, tránh những loại gia vị có mùi nồng cay có thể làm ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ, khiến cho trẻ chê không chịu bú như: hành, tỏi, ớt, tiêu,…

+ Hạn chế về chế độ lạnh, đồ hải sải trong vòng 6 tháng đầu.

+ Nên tránh những loại đồ uống có cồn và chất kích thích.

+ Cần tránh hút thuốc, rượu bia, sử dụng thuốc xổ, kháng sinh và những loại thuốc có thể tiết ra sữa của mẹ. nếu mẹ tiếp xúc trực tiếp với chất độc như: thuốc trừ sâu, thuốc lá, hơi chì,.. hoặc sử dụng những loại thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ như: nitrofurantoin, sulfonamide, chloramphenicol,… thì những chất này có thể từ máu mẹ vào sữa và gây ra ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

Kiêng cữ sau khi sinh, sau lầm mẹ gặp phải

Kiêng cữ sau khi sinh, sau lầm mẹ cần biết (Ảnh minh họa)

+ Không nên áp dụng chế độ kiêng giảm cân trong suốt thời kỳ cho con bú, bởi như thế sẽ có nguy cơ về lượng chất dinh dưỡng ở trong sữa không được đảm bảo, khiến cho trẻ bị thiếu chất, chậm phát triển.

+ Ngồi nhiều cho con bú: Cơ thể của người phụ nữ sau sinh còn khá non yếu, xương cốt vừa phải phải qua một trận khủng hoảng khá nặng nên chưa thể trở lại được ngay trạng thái bình thường. Nếu ngồi nhiều thì sẽ dễ mắc tình trạng bị đau lưng kinh niên, và khiến cho tử cụng có thể sẽ bị sạ xuống.

+ Sử dụng bông gòn nhét vào tai trong thời gian dài: Các mẹ cũng có thể sẽ dần mất đi khả năng nghe và cảm thấy bị ù tai với những tiếng động ở xung quanh nếu nhét bông gòn vào tai trong thời gian dài.

+ Nằm gác chéo 2 chân lên nhau để cho âm đạo khép lại: với tư thế này sẽ làm ngăn cản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ, tư thế nằm đúng là duỗi thẳng 2 chân được khép sát lại với nhau.

+ Đốt than sưởi: tuyệt đối không được đốt than ở trong phòng bởi khí than có thể sẽ gây ra ngạt thở và ngộ độc não cho cả mẹ và bé.

+ Ngại gần gũi với chồng: có rất nhiều chị em phụ nữ từ khi có con do bận rộn với việc chăm sóc con mà xao nhã về chuyện ấy với chồng là điều không nên, bởi hậu quả của chúng đôi khi sẽ rất khó lường. Chỉ nên kiêng quan hệ trong vòng 45 ngày đầu sau đẻ, còn sau khoảng thời gian đó bạn vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường nếu cảm thấy cần thiết.

Qua bài viết trên đây bạn đã có thêm kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh mà FaGoMom đã chia sẻ cho các mẹ, mong rằng sẽ giúp ích cho các mẹ trong suốt quá trình kiêng cữ và làm đẹp sau sinh. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng với dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh để có được sức khỏe hồi phục nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé sau sinh thật tốt.

Hoặc Liên Hệ Hotline: 0948231189 - 0946328358

"FaGoMom - Nâng Niu Bé Thấu Hiểu Mẹ"

 

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00

Chủ nhật : 8:00 - 11:30

Kết nối với chúng tôi:

- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

Từ khóa » Chăm Sóc Mẹ Mới Sinh