Tổng Hợp Các Bệnh Do Nấm Phổ Biến ở Hoa Hồng Và Cách Chữa Trị ...
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết mát mẻ là điều kiện rất tốt để cây hoa hồng phát triển, nhưng đi kèo theo là nấm mốc cũng ồ ạt xách ba lô đi theo. Nấm ký sinh trên hoa hồng phát triển mạnh mẽ và kháng thuốc rất nhanh nên những bạn mới chơi hoa hồng hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm rất hoang mang.
“yeuhoahong” sẽ tổng hợp một số bênh hay gặp ở hoa hồng vào thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, biểu hiện, tác hại, cách phòng tránh để bạn tư tin chăm sóc, phòng bệnh cho cây.
Công việc của bạn là đọc hết tất cả các mục trong bài để biết cách chăm sóc. Mọi thứ hãy để Shop lo.
Bắt đầu thôi nào !!!!!
Nấm trắng, sương mai, thán thư, đốm lá, rỉ sắt, đen thân trên hoa hồng là nhóm các loại nấm ký sinh trên cây mà Shop đề cập với các bạn trong bài viết này, ngoài ra các bạn có thể tham khảo các bệnh Trĩ – Nhện – Rệp và cách phòng tránh.
Nội dung bài viết
- Thứ nhất: Bệnh Nấm thối hoa, thối nụ
- Thứ 2: Bệnh sương mai, thán thư.
- Thứ 3: Bệnh đốm lá, đốm bã chè
- Thứ 4: Bệnh rỉ sắt
- Thứ 5: Bệnh đen thân
- DỊCH VỤ PHUN THUỐC/ CHĂM SÓC CHO HOA HỒNG TẠI HÀ NỘI Ở ĐÂU UY TÍN ?
Thứ nhất: Bệnh Nấm thối hoa, thối nụ
Biểu hiện: Vết bệnh làm nụ hoa bị khô héo, không nở được và bị thối. Vết bệnh có thể lây lan rất nhanh từ bông này sang bông khác với 1 thời gian ngắn.
Điều kiện thời tiết: Thường xuất hiện vào dịp Đông – Xuân lúc độ ẩm cao, mưa phùn kéo dài ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam thì xuất hiện vào mùa mưa, độ ẩm cao.
Những loài hoa hồng cánh mỏng hoa sai hay bị thối nụ: blue sky, hồng đào, hồng ngoại ….
Ảnh hưởng của bệnh đến cây hoa hồng: Cây ốm yếu, nụ thối không nở được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây.
Cách phòng /chữa bệnh: tránh tưới lên lá cây vào buổi tối, chỉ tưới phần gốc. Cắt tỉa cành già yếu, lá già để cây thông thoáng. Tránh trồng hồng quá dày đặc.
Xịt rửa lá thường xuyên ban ngày, những lá già, lá vàng hay lá, nụ bị bệnh được cắt tỉa cho thoáng cây và gom vứt thật xa.
Khi cây bị bệnh nặng có thể xịt thuốc Daconil, Ensino 400SC, Đồng Nano, Bellkute 40 WP, … và nên thay đổi thuốc liên tục hoặc cộng các loại thuốc với nhau để tăng hiệu quả và không bị nhờn thuốc.
Thứ 2: Bệnh sương mai, thán thư.
Biểu hiện: Vêt bệnh lan rộng từ đỏ tía đến màu nâu sẫm, lá giống như bị bỏng, lá non màu vàng úa và rụng hàng loạt.
Cần lưu ý là Bệnh sương mai còn xuất hiện trên cành, búp và cánh hoa, làm cho cánh hoa bị héo lại và úa đi.
Điều kiện thời tiết: Không khí nồm ẩm, thời tiết mát mẻ sương mai phát triển khá mạnh hoặc thời tiết đang nắng chuyển mưa đột ngột, thời tiết có nhiều sương cũng rất dễ bệnh sương mai, thán thư trên hoa hồng.
Ảnh hưởng của bệnh đến cây hoa hồng: Cây rụng lá hàng loạt, rụng lá rất nhanh nên quang hợp kém, chồi yếu và chết dần.
Cách phòng/ trị bệnh: Cũng giống như phấn trắng, bệnh sương mai, thánh thư cũng phải phòng bệnh bằng cách cắt tỉa cành tăm, lá vàng, bông tàn để cây được thông thoáng và ngăn ngừa nấm lây lan.
Ngoài ra cây bị bệnh nặng có thể dùng các loại thuốc sau để điều trị Daconil, A.v.tvil 5SC, Mekomil Gold, Đồng Nano, Bellkute 40 WP, Map super 300, ECAmistar top 325SC, Nativo 750WG, Saprol 190DC. Phải đánh cộng hoặc đổi thuốc liên tục thì hiệu quả mới cao.
Thứ 3: Bệnh đốm lá, đốm bã chè
Đặc điểm : Có những đốm nâu tròn hoặc hình bán nguyệt lúc đầu màu xanh xám sau chuyển thành màu xanh tối rồi màu đen lây lan từ lá này sang lá khác rất nhanh. mỗi lá có hàng chục đốm to nhỏ khác nhau.
Điều kiện thời tiết: Độ ẩm cao >80%, đốm lá phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa, hoặc mưa chuyển nắng đột ngột và ngược lại.
Ảnh hưởng của bệnh đến hoa hồng: Mất thẩm mỹ của lá trên cây hồng, làm rụng lá hàng loạt, cây quang hợp kém, chồi chậm phát triển và còi cọc.
Cách phòng và thuốc điều trị : cũng phải phòng bệnh bằng cách cắt tỉa cành tăm, lá vàng, bông tàn để cây được thông thoáng và ngăn ngừa nấm lây lan. Trong trường hợp cây bị nặng thì phải phun thuốc để phòng và điều trị bệnh Anvil 5SC, Daconil 500SC, Score 250E… , phải thay thuốc thường xuyên hoặc cộng các loại thuốc với nhau (tối đa 2 loại) theo bao bì sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ 4: Bệnh rỉ sắt
Biểu hiện của bệnh: Xuất hiện những chấm nhỏ li ti liên kết với nhau bám thành một vệt dài mặt dưới lá hoặc cành hồng có màu vàng sẫm hoặc màu rỉ sắt đặc trưng. Đây là bệnh dễ kiểm soát và ít gặp ở cây hồng.
Điều kiện xuất hiện bệnh: Cây bị bệnh nhiều vào mùa hè ở miền Bắc và miềng Trung, ở miền Nam thì mùa khô.
Ảnh hưởng đến hoa hồng : Làm mất thẩm mỹ của lá, thân xấu, lá xấu còi cọc, cây chậm phát triển và hoa nở xấu.
Cách phòng/ trị bệnh: cũng phải phòng bệnh bằng cách cắt tỉa cành tăm, lá vàng, bông tàn để cây thông thoáng và ngăn ngừa bệnh lây lan.
Nếu cây bị nặng có thể dùng các loại thuốc sau để phun: Daconil, A.v.tvil 5SC, Dibazole 10SL, Fulvin 5SC theo hưỡng trên bao bì. Nên thay đổi thuốc thường xuyên hoặc cộng các loại với nhau(tối đa 2 loại) để tăng hiệu quả.
Thứ 5: Bệnh đen thân
Bệnh đen thân ở cây hoa hồng là bệnh khiến các nhà vườn cũng như khách chơi đau đầu nhất. Cây đen thân hoặc đen cành rất mau chết
Biểu hiện: Cành lúc đầu đang tươi, sau chuyển sang màu vàng, vỏ mất mất nước nhăn nheo, sau chuyển sang màu nâu đậm đồng thời lá và chồi bắt đầu héo, sau cành chuyển sang màu nâu đen và chết hẳn. Đây là dạng bệnh lây lan rất nhanh và khó điều trị.
Xuất hiện vào thời tiết có độ ẩm cao, nắng hoặc mưa thất thường và đặc biệt úng nước do mưa dài ngày hoặc tưới nhiều nước.
Ảnh hưởng đến hoa hồng: Cây hoặc cành chết hoàn toàn khó cứu chữa
Phòng/ trị bệnh : Khi cắt cành cần vệ sinh kéo cắt sạch sẽ để ngăn ngừ vi khuẩn xâm nhập vào vết cắt.
Dùng ruột nha đam hoặc keo liền sẹo bôi lên vết cắt để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Khi phát hiện cây có dấu hiệu đen thân thì phải cắt dưới chỗ đen 2cm.
Tỉa cành vào thời tiết nắng ráo, không tỉa vào thời tiết bị mưa dễ bị đen thân.
Khi trộn giá thể phải cho Tricoderma để phòng nấm gây đen thân.
Thời tiết mưa nhiều kê cao chậu để thoát nước tốt hoặc rảu Tricoderma quanh gốc.
Khi cây bị nặng cắt cành bị đen và phun thuốc Coc 85 hoặc Kasuran 47WP
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc pha theo tỉ lệ trên bao bì, và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, thời tiết không bị mưa. Nhắc lại sau 2-3 ngày nếu bệnh chưa dỡ. Khi phun thuốc phải có đồ bảo hộ như khẩu trang, ủng, găng tay, và áo mưa khi phun thuốc cho cây.
Các bạn có thể liên hệ “yeuhoahong” để nhận cách pha thuốc phổ rộng đặc trị các bệnh Nấm trắng, sương mai, thán thư, đốm lá, rỉ sắt, đen thân trên miễn phí.
DỊCH VỤ PHUN THUỐC/ CHĂM SÓC CHO HOA HỒNG TẠI HÀ NỘI Ở ĐÂU UY TÍN ?
Các bạn hãy liên hệ “yeuhoahong” để được tư vấn miễn phí và chăm sóc cây uy tín giá rẻ tại nhà.
Hotline -zalo/facebook: 0366.136.283.
Facebook: Phạm Thị Giang
Youtube: Yêu Hoa Hồng.
Chúc các bạn chơi hoa không bị Nấm trắng, sương mai, thán thư, đốm lá, dỉ sắt, đen thân ghé thăm.
Từ khóa » Các Loại Bệnh Hoa Hồng Leo
-
Tổng Hợp Các Bệnh Thường Gặp ở Cây Hoa Hồng Leo Bạn Nên Biết
-
TOP 12 Bệnh Hoa Hồng Thường Gặp Và Cách Điều Trị - Rosava
-
Tổng Hợp 13 Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng Hiện Nay
-
Các Bệnh Thường Gặp ở Hoa Hồng Và Cách Xử Lý - Bách Thảo
-
Cách Nhận Biết Các Loại Bệnh Và điều Trị Cho Hoa Hồng Leo
-
13 Loại Bệnh, Côn Trùng Hại Thường Gặp Trên Hoa Hồng - Gốm Sân Vườn
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Trị Hiệu Quả
-
Một Số Bệnh Hay Gặp Trên Hoa Hồng Trồng Chậu - Cayplus
-
Bệnh Thường Gặp ở Hoa Hồng Và Cách Phòng Trừ - Happy Trees
-
Bệnh ở Cây Hoa Hồng Leo Sẽ Khó Chữa Trị Nếu Không Bắt được 2 ...
-
Các Loại Nấm Bệnh Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Phòng Tránh
-
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY HOA HỒNG
-
Các Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Leo Ban Công Sân ...