Tổng Hợp Các Bệnh Lý Về Kết Mạc Có Nguy Cơ Suy Giảm Thị Lực

Kết mạc là một màng mỏng trong suốt, có chứa các mạch máu bao phủ lên củng mạc của nhãn cầu cũng mặt trong của sụn mi. Các bệnh lý về kết mạc mặc dù không quá nguy hiểm những nếu như không được phát hiện và điều trị chậm trễ sẽ có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tìm hiểu về kết mạc của mắt
  • 2. Các bệnh lý về kết mạc thường gặp phải
    • 2.1 Bệnh mắt hột
    • 2.2 Bệnh khô mắt
    • 2.3 Mộng thịt
    • 2.4 Viêm kết mạc
  • 3. Ưu điểm khi điều trị bệnh lý về kết mạc tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI

1. Tìm hiểu về kết mạc của mắt

Kết mạc là một màng mỏng, có độ nhầy và bao phủ bề mặt của mắt. Bạn có thể hình dung đơn giản đó là phần bao bọc lòng trắng trong mắt của chúng ta là kết mạc và bao bọc phần lòng đen gọi là giác mạc. Bởi vì nằm vị trí ngoài cùng của mắt cho nên kết mạc rất dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, các bệnh lý về kết mạc đều có thể kiểm soát và điều trị được.

Kết mạc đảm nhiệm chức năng bảo vệ bề mặt của mắt, giúp cho nhãn cầu vận động nhờ vào nếp gấp ở cùng đồ và nếp bán nguyệt. Chính nhờ vào những tác động này đã giúp cho mi mắt có thể di động được dễ dàng mà không gây ra sự chà xát hay kích thích. Ngoài ra, kết mạc còn giúp cho bề mặt của mắt trở nên trơn láng và duy trị được sinh lý giác mạc nhờ vào sự tiết của các tuyến ở trong kết mạc. Hơn nữa, kết mạc còn hình thành nên một hàng rào bảo vệ giúp chống lại các yếu tố xâm nhập bên ngoài làm ảnh hưởng đến mắt.

Những bệnh lý liên quan đến kết mạc được các bác sĩ chuyên khoa Mắt nhận định rằng, không tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên các biến chứng nguy hiểm ngay lập tức mà người bệnh có thể nhận biết được qua những dấu hiệu rõ nét để điều trị. Tuy nhiên, những bệnh lý này khi không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ phần nào gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh, nguy hiểm nhất là tình trạng mù lòa.

Tìm hiểu về kết mạc

Kết mạc là một màng mỏng, có độ nhầy và bao phủ bề mặt của mắt

2. Các bệnh lý về kết mạc thường gặp phải

2.1 Bệnh mắt hột

Bệnh mắt hột thuộc một trong những bệnh viêm kết mạc và giác mạc, bệnh lý này rất dễ phát triển thành mạn tính nếu như không được điều trị kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt hột, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu đó là bởi vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Khả năng sinh tồn của loại vi khuẩn này rất tốt trong môi trường lạnh và có thể sống hàng tuần ở môi trường có nhiệt độ thấp, với môi trường có nhiệt độ cao thì chúng sẽ chết ở 50 độ C trong vòng khoảng thời gian là 15 phút. Còn bên ngoài cơ thể con người thì vi khuẩn này không thể sống quá 24 giờ.

Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác gây nên bệnh mắt hột như là: Sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân với người đang bị nhiễm bệnh như là khăn mặt, thau rửa mặt. Môi trường sống ô nhiễm, nguồn nước bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm và phát triển. Đối tượng trẻ em từ 4-6 tuổi là độ tuổi có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý đau mắt hột nhất.

Những triệu chứng thường gặp phải như là:

– Bị ngứa mắt nhẹ, sưng vùng mí mắt và khi có ánh sáng chiếu vào thì mắt bị nhạy cảm với ảnh sáng khiến cho người bệnh có cảm giác hơi đau nhức và chảy nước mắt.

– Có xuất hiện hột ở mắt: Xuất hiện theo dạng tập hợp nhiều hột mắt có hình tròn, hơi nổi lên và có màu xám trắng, ở phía trên có mạch máu. Thông thường, vị trí xuất hiện ở kết mạc mi trên hoặc kết mạc mi dưới, rìa giác mạc, cùng đồ. Kích thước của mỗi hạt không đồng đều, dao động từ 0,5-1 mm.

– Khi bệnh mắt hột đã phát triển lâu thì ở kết mạc mi trên sẽ có những dải xơ trắng hình sao, phân bổ thành nhánh dạng lưới. Người ta gọi đây là sẹo ở kết mạc mi trên sẽ khiến cho lông mi bị mọc ngược vào, gây nên sự chà xát, làm tổn thương giác mạc, viêm nhiễm và ảnh hưởng đến thị lực.

Bệnh mắt hột

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh đau mắt hột là bị ngứa nhẹ, sưng vùng mí mắt, chảy nước mắt

2.2 Bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt là một bệnh lý về kết mạc vô cùng phổ biến hiện nay, đặc biệt xuất hiện ở những người làm văn phòng và thường xuyên phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày trên màn hình máy tính. Khô mắt không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho người bệnh có triệu chứng mỏi mắt, đỏ mắt, có khi cảm thấy hơi rát và giảm hiệu suất làm việc.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khô mắt là do lượng nước mắt tiết ra không đủ và chất lượng nước mắt không tốt. Triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất của hiện tượng khô mắt đó là người bệnh sẽ thường thấy nhìn bị lờ mờ, không rõ sau khi chớp mắt, chảy nước mắt liên tục và ra ghèn trắng ở 2 hốc mắt.

Khi nhận thấy những dấu hiệu như vậy thì người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi khi mà khả năng điều tiết của mắt bị giảm sút. Có một vài phương pháp hữu ích giúp bạn hạn chế được tình trạng khô mắt đó là:

– Tập cho mình thói quen chớp mắt chậm và đều, ước tính khoảng 12-18 lần/phút để giúp cho nước mắt được dàn đều và làm ẩm giác mạc.

– Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày để giúp cho mắt có thời gian nghỉ ngơi được tốt nhất

– Thường xuyên bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa Omega – 3 có nhiều trong ca và Beta – Carotene có nhiều trong các loại rau củ màu đỏ, vàng giúp tăng cường chất oxy hóa và bảo vệ sức khỏe cho mắt.

– Đối với những người thường xuyên phải làm việc nhiều với máy tính thì nên áp dụng quy tắc 20-20-6: tức là cứ 20 phút làm việc với máy tính thì dành ra 20 giây nhìn tập trung vào một vật có khoảng cách là 6 mét.

2.3 Mộng thịt

Mộng thịt là hiện tượng có một mô thịt phát triển thành hình tam giác hoặc hình cánh bên trên giác mạc, nó thường xuất hiện ở vị trí góc trong hoặc góc ngoài của mắt. Hiện nay, vẫn có nhiều tranh cãi về nguyên nhân chính xác gây ra mộng thịt ở mắt là gì. Tuy nhiên, ánh sáng tia cực tím (UV) đang là yếu tố được đánh giá có nguy cơ gây ra cao nhất. Khi tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài và với điều kiện khô, bụi bẩn sẽ là tác nhân gây nên mộng thịt.

Mặc dù đây là một bệnh lý về kết mạc lành tính, phát triển chậm và gần như là không có hại. Nhưng trong một số trường hợp thì mộng thịt có khả năng lan ra toàn bộ giác mạc trung tâm và ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.

Một số triệu chứng mộng thịt như là:

– Có một khối trắng phát triển với các mạch máu dễ nhìn thấy được ở những góc trong hoặc góc ngoài của mắt, khối trắng có thể xuất hiện ở một hoặc hai mắt.

– Người bệnh có triệu chứng bị rát mắt, khô mắt và đỏ trên vùng bị tổn thương, thỉnh thoảng còn bị chảy nước mắt.

Đối với trường hợp mộng thịt vừa mới phát triển, không có triệu chứng cũng như làm mất thẩm mỹ của mắt thì người bệnh chưa cần phải làm gì và nên thăm khám mắt định kỳ để kiểm soát. Tuy nhiên, nếu như mộng thịt lây lan làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, thị lực bị mờ thì thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ để cắt bỏ mộng thịt.

2.4 Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ có khả năng xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Đây là một dạng bệnh lý về kết mạc nếu như không biết cách điều trị dứt điểm sẽ dễ dàng tái phát lại nhiều lần và chuyên thành viêm kết mạc mạn tính. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm kết mạc đó là do nhiễm trùng, bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc virus, do bị dị ứng, do kích ứng khi bị khói, bụi, hóa chất trong bể bơi gây nên.

Thời gian gây bệnh có thể diễn biến trong vòng vài ngày đến vài tuần. Ban đầu, biểu hiện của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, có cảm giác nóng rát ở mắt, lộm cộm ở mắt, sau đó bắt đầu nhìn mờ hơn và mí mắt bắt đầu sưng nhẹ. Sau 5-7 ngày thi một bên mắt bị ửng đỏ, ra gỉ và chảy nước mắt. Cho đến 3-5 ngày tiếp theo sẽ lây lan sang cho mắt còn lại.

Mặc dù là cũng là một dạng bệnh lý lành tính nhưng người bệnh cần được điều trị đúng cách và dứt điểm để bệnh không tái phát một lần nữa. Có nhiều trường hợp khi không được điều trị kịp thời đã biến chứng thành viêm giác mạc, để lại sẹo và ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, vô cùng nguy hiểm.

Viêm kết mạc

Bệnh lý viêm kết mạc cần được phát hiện và điều trị dứt điểm vì sẽ rất dễ có nguy cơ tái phát sau đó trở thành mạn tính

3. Ưu điểm khi điều trị bệnh lý về kết mạc tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI

Theo các chuyên gia y tế đã nhận định rằng, hầu những bệnh lý về kết mạc đều là những bệnh lành tính và không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ngay lập tức. Tuy nhiên, tất cả các bệnh lý này đều mang lại nhiều cảm giác khó chịu về mắt cho người bệnh như là đau, rát, nhức mỏi, chảy gỉ mắt có mủ, thị lực có dấu hiệu suy giảm. Hơn nữa, nếu như người bệnh chủ quan không tiến hành thăm khám kịp thời cũng như có phác đồ điều trị phù hợp thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm gây mù lòa.

Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh cũng như trình độ chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa là điều vô cùng quan trọng. Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, người bệnh sẽ được:

– Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Mắt trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám. Đặc biệt là Tiến sĩ, Bác sĩ, Nhà thuôc ưu tú Nguyễn Thu Hương với hơn 30 năm kinh nghiệm và có kỹ thuật xử lý những ca bệnh khó vô cùng chuyên nghiệp.

– Hệ thống thiết bị máy móc tiên tiến và hiện đại, đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện lớn trên toàn quốc và thế giới như là: máy đo thị lực và khúc xạ, máy sinh hiển vi, máy đo nhãn áp, máy chụp đáy mắt,…

– Có nhiều hệ thống phòng khám xung quanh khu vực Hà Nội giúp người bệnh thuận tiện hơn trong việc đi lại. Hồ sơ khám bệnh đều được đồng nhất trên cùng một hệ thống cho nên người bệnh có thể thăm khám và tái khám ở bất kỳ cơ sở nào.

– Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo.

Điều trị bệnh lý về kết mạc ở đâu

Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ tin cậy được nhiều bệnh nhân lựa chọn là nơi điều trì các bệnh lý về kết mạc

Hy vọng rằng bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn nắm rõ được các bệnh lý về kết mạc cũng như biểu hiện của từng bệnh lý cụ thể. Nếu như bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hay muốn tìm hiểu về các chương trình khám tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, hãy nhanh chóng liên hệ vào tổng đài: 1900 55 88 92 để được tư vấn nhé!

Từ khóa » Kết Mạc Và Củng Mạc