Tổng Hợp Các Biển Báo Giao Thông Quan Trọng CẦN NHỚ
Có thể bạn quan tâm
Nắm rõ các biển báo giao thông là điều cần thiết khi tham gia giao thông, biển báo với nhiều hình dáng và hình ảnh khác nhau sẽ cho chúng ta biết những điều cần làm, quy định cần tuân thủ. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều loại biển báo mà có thể bạn vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa, tác dụng về chúng. Để giúp bạn đọc nắm được kiến thức cơ bản về các biển báo giao thông, Trung tâm giấy phép lái xe An Tín tổng hợp và gửi tới bạn đọc những nội dung sau:
Nội dung
1. Biển báo giao thông là gì?
Biển báo giao thông có thể được hiểu là các biển báo được bộ giao thông vận tải đặt ở những địa điểm thích hợp trên đường để cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông an toàn. Cụ thể ý nghĩa các biển báo giao thông là để thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể. Mặc định rằng người tham gia giao thông phải quan sát các biển báo và nắm được các thông tin cơ bản trên biển báo.
2. Tất cả các biển báo giao thông đường bộ
2.1. Biển báo cấm
Biển báo cấm biểu thị các điều cấm khi tham gia giao thông. Người tham gia giao thông bắt buộc phải chấp hành những điều mà biển báo cấm đã báo hiệu. Nhóm biển báo cấm có 40 biển được đánh dấu theo số thứ tự từ 101 đến 140.
Biển báo cấm thường được thể hiện thông qua dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt có hình dáng hoặc màu nền khác như:
- Biển báo số 122 báo hiệu dừng lại được tạo hình theo hình bát giác đều. Đối với các loại biển báo giao thông này, bắt buộc đối với người tham gia giao thông các phương tiện xe cơ giới và phương tiện xe thô sơ kể cả các phương tiện xe cơ giới được ưu tiên theo quy định của nhà nước đều phải dừng lại trước biển báo này hay trước vạch kẻ ngang đường. Người tham gia giao thông được phép đi tiếp chỉ khi có các tín hiệu đèn, cờ hay tín hiệu của người điều khiển giao thông cho phép được đi tiếp.
- Biến báo số 130 là biển cấm dừng xe và đỗ xe, ở những nơi đặt biển báo này thì người tham gia giao thông không được dừng xe và đỗ xe, có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới dừng và đỗ lại, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định.
- Biển số P.131a là biển cấm đỗ xe báo hiệu nơi cấm đỗ xe, tất cả các loại xe cơ giới đều bị cấm đỗ lại ở phía đường nếu có đặt biển này, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.
- Biển số P.131b là biển cấm đỗ xe ngày lẻ, các biển báo giao thông báo hiệu nơi cấm đỗ xe vào các ngày lễ trong tháng. Những đoạn đường có biển này thì tất cả các loại xe cơ giới không được đỗ lại , trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.
- Biển số P.131c là biển cấm đỗ xe ngày chẵn, cũng tương tự như biển báo cấm đỗ xe vào các ngày lẻ, biển báo này cũng thông báo những nơi cấm đỗ xe vào tất cả các ngày chẵn trong tháng. Đối với những đoạn đường có biển này thì tất cả các loại xe cơ giới đều không được đỗ lại, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.
2.2. Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm là nhóm biển báo báo hiệu cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường hoặc các điều cần chú ý để chủ động phòng ngừa kịp thời. Khi bắt gặp các biển báo giao thông đường bộ này trên đường, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn. Các biển báo thông báo nguy hiểm thường là các biển báo giao thông hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng và có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nguy hiểm đó và có số biển báo từ 201a cho đến 245c.
2.3. Biển báo hiệu lệnh
Những biển báo giao thông hiệu lệnh này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo. Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng và được đánh thứ tự từ 301 đến 310.
2.4. Biển báo chỉ dẫn
Nhóm biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hay những điều cần biết nhằm giúp cho người tham gia giao thông có những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác cho bản thân, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động. Các biển chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam và được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.
>>> Khi tham gia giao thông ngoại trừ việc nắm rõ các biển báo giao thông, còn cần giấy tờ đầy đủ theo quy định cho nên An tín cung cấp dịch vụ đổi giấy phép lái xe ô tô để bạn có đủ điều kiện cần thiết tham gia giao thông.
2.5. Biển báo giao thông phụ
Biển báo giao thông phụ thường sẽ được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để hướng dẫn rõ hơn về các biển đó. Với nhóm biển báo này thì thường sẽ có các dạng hình như vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen và thường sẽ được đặt nằm dưới các biển báo chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển báo chính.
2.6. Các biển báo vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường cũng được xem là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo cho việc được di chuyển thuận lợi cũng như mang lại sự an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại đó là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang.
2.7. Biển báo trên đường cao tốc
Biển báo trên đường cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng khi các phương tiện tham gia vào đoạn đường cao tốc, nó chỉ dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết, giúp họ tham gia giao thông một cách thuận lợi nhất có thể trên chặng đường di chuyển.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu muốn đổi bằng lái xe quốc tế có thể liên hệ ngay với Gplx An Tín để được hỗ trợ ngay với chất lượng dịch vụ tốt nhất
3. Các biển báo giao thông khác tại Việt Nam
Ngoài các biển báo giao thông trên thì hiện nay trên đất nước Việt Nam còn có nhiều loại biển báo khác tuỳ thuộc vào tính chất của phương tiện, hoạt động của ngành, các hiệp định mà đưa ra nhiều biển báo tại những khu vực khác nhau:
3.1 Biển báo theo hiệp định GMS
Biển báo theo hiệp định GMS được Việt Nam triển khai lắp đặt hệ thống biển báo trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS nhằm giúp cho người điều khiển phương tiện giao thông, người nước ngoài tham gia giao thông nói chung và công dân các nước tham gia Hiệp định GMS nói riêng có thể nhận biết được các báo hiệu giao thông ở Việt Nam phục vụ cho hành trình được thuận lợi, an toàn và nhanh chóng (điều này cũng có ý nghĩa, tác dụng đối với người tham gia giao thông là người dân Việt Nam).
3.2 Biển báo giao thông đường sắt
Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn này được đặt để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay được chắn nửa kín bố trí theo trật tự xen kẽ ở mỗi bên đường sắt và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông.
3.3 Biển báo giao thông đường thủy
Các biển báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Tác dụng của các biển báo giao thông hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
- Giúp báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy.
- Thông báo vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;…
- Báo hiệu biển báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
4. Những điều cần biết khi tham gia giao thông
Khi tham gia giao thông nhất định bạn phải nắm rõ các biển báo giao thông cần nhớ cùng một số quy định sau đây để bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình cũng như những người tham gia xung quanh:
- Không được phép sử dụng rượu, bia.
- Chấp hành đúng về quy định tốc độ, thời gian bật đèn chiếu sáng, đèn giao thông khi các phương tiện tham gia giao thông.
- Bắt buộc phải có gương chiếu hậu bên trái của xe gắn máy hay xe mô tô.
- Khi xe chuyển hướng thì phải bật đèn xi nhan để thông báo cho các phương tiện khác.
- Đặc biệt là bạn phải cần nắm được ít nhất ý nghĩa của các biển báo giao thông cần nhớ để chấp hành đúng luật lệ giao thông đã đề ra.
Trên đây, là tất cả những thông tin bổ ích về các biển báo giao thông cần nhớ mà Trung tâm giấy phép lái xe An Tín muốn gửi đến các bạn. An Tín mong rằng bài viết này sẽ đem lại kiến thức thật hữu ích cho bạn có thể tham khảo đồng thời cung cấp cho bạn lớp dạy thi bằng lái xe tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể hơn.
>> Hiện tại Gplx An Tín đang cung cấp dịch vụ làm lại bằng lái xe ô tô nếu quy anh chị khách hàng nào có nhu cầu có thể liên hệ với Gplx An Tín để được hỗ trợ
Từ khóa » Các Biển Báo Giao Thông Là Gì
-
Biển Báo Giao Thông: Đặc điểm, Cách Nhận Biết 5 Loại Biển
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Bạn Cần Biết
-
1. Biển Báo Giao Thông Là Gì? - Taxi Tải Sài Gòn
-
Biển Báo Giao Thông Là Gì? Ý Nghĩa Của Biển Báo Giao Thông?
-
Biển Báo Giao Thông Là Gì? Tác Dụng Của Biển Báo Giao Thông
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ ở Việt Nam
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Và Tác Dụng Của 5 Loại Biển Báo Giao Thông Đường ...
-
Biển Báo Giao Thông đường Bộ – Ý Nghĩa Từng Loại
-
Biển Báo Giao Thông Của Việt Nam | Tổng Hợp đầy đủ Nhất Năm 2020
-
Ý Nghĩa Các Biển Báo Giao Thông đường Bộ Cần Nhớ - Xem Xe
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Của Các Biển Báo Chỉ Dẫn I DPRO Việt Nam