Tổng Hợp Các Cách Luyện Giọng Hát Cao Và Khỏe - Micro Karaoke

Giữ đúng tư thế:

Việc ngồi đúng tư thế có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lấy và giữ hơi của bạn. Tốt nhất nên ngồi theo tư thế ưỡn ngực trước, lưng và cổ thẳng hàng để lấy hơi nhiều hơn. Mặt khác, bạn cũng có thể thực hiện động tác đó khi đứng để giọng hát được vang và to hơn.

Để giữ đúng tư thế khi hát, bạn cần lưu ý thả lỏng cơ bụng một cách tự nhiên, không cố gắng căng cơ bụng hay hóp bụng. Ngoài ra, việc lấy ngón cái đặt lên thanh quản rồi xoa nhẹ 2 bên trái phải có thể làm giảm sự căng thẳng của các dây thanh đới trước khi hát.

Tập luyện hít thở:

Theo các chuyên gia, việc hít thở đúng cách có thể mang đến cho bạn giọng hát hay, to rõ và chắc khỏe hơn bao giờ hết. Bởi lẽ khi luyện tập cách hít thở cũng là lúc bạn đang cố gắng với công việc giữ hơi lâu.

Phương pháp thở khá đơn giản, bạn chỉ cần cảm nhận cảm giác thở xung quanh cơ hoành - đây là một bó cơ có nhiệm vụ co lại khi hít vào, qua đó giúp bạn kiểm soát tốt hơi thở. Khi tập luyện hít thở bạn cũng cần giữ cơ thể thẳng hàng, ưỡn ngực trong khi bụng hơi hóp lại.

Hít thở đều ở đúng tư thế có thể giúp bạn nâng cao chất lượng giọng hát

Luyện thanh trước khi hát:

Hiển nhiên để đạt được chất giọng cao và chắc, trước khi hát bạn luôn cần thực hiện các động tác luyện thanh bài bản. Điều này không chỉ góp phần cải thiện tông giọng, mà còn giúp câu hát của bạn nghe rõ ràng hơn. Tuy nhiên bạn nên tăng dần cường độ luyện thanh, không nên thực hiện quá nhiều lần cùng lúc vì dễ gây những tổn thương đáng tiếc cho chất giọng như khàn giọng, không hát được…

Phương pháp luyện thanh phổ biến nhất thường là tạo ra những âm thanh vô nghĩa kéo dài kiểu như a b-b-b-b-b, p-p-p-p-p hoặc kéo dài âm thanh “shhhhh”... Mặt khác, các chuyên gia còn đánh giá cao việc thử luyện thanh với nhiều nguyên âm và phụ âm khác nhau để vừa giúp giọng hát trở nên tốt hơn vừa làm giãn cơ mặt hơn.

Lựa chọn bài hát với quãng giọng:

Mỗi một chất giọng sẽ tương ứng với một thể loại nhạc riêng biệt, do đó bạn hãy xác định quãng giọng của bản thân để lựa chọn các bài hát phù hợp để từ đó luyện tập đều đặn 5 – 10 phút mỗi ngày ở bất cứ thời gian nào. Tuy nhiên khi luyện tập bạn cần lưu ý chỉnh sửa các nốt sao cho đúng tông độ và đúng nhạc.

Ưu điểm của phương pháp luyện giọng theo quãng phù hợp có thể tạo cảm giác tự tin và khiến bạn thấy thoải mái hơn trước khi hát các bài hát khó hơn.

Xem thêm: Mua Micro không dây chất lượng tốt

Mua Micro Shure USA nhập khẩu chính hãng từ Mỹ

Tập mở to khuôn miệng:

Việc tập mở to khuôn miệng gần giống với động tác ngáp thường thấy. Hãy cố gắng mở càng to khuôn miệng càng tốt sao cho hai hàm răng tách xa nhau, điều này có thể thúc đẩy chất giọng của bạn được cao và khỏe hơn, chưa kể chúng còn giúp lấy hơi dễ dàng. Để mở rộng khuôn miệng đúng cách bạn cần cảm nhận được phần lưỡi đã chạm được vào hàm dưới. Thực hiện động tác luyện tập này mỗi ngày 1 – 2 phút theo các chữ cái a, i, e, o.

Mở rộng khuôn miệng được xem là cách thức luyện giọng hát vừa đơn giản vừa hiệu quả

Đừng cố gắng hát những nốt cao:

Khi cố hát ở những nốt quá cao so với tông giọng của mình, bài hát có thể trở nên lạc nhịp và khó nghe hơn. Vì thế cách tốt nhất để có được giọng hát cao và khỏe đó là bạn nên từ từ thực hiện các nốt từ thấp đến cao. Điều này sẽ giúp bạn thích nghi và làm quen dần với từng nốt. Lưu ý khi hát hãy cố gắng lấy hơi sâu, đồng thời uống nhiều nước theo từng ngụm nhỏ để bôi trơn cổ họng.

Bắt chước:

Việc bắt chước giọng hát của ca sĩ yêu thích của bạn cũng được cho là phương pháp luyện giọng tương đối hiệu quả và có kết quả nhanh hơn đôi chút. Tuy nhiên cách thức này sẽ ngốn của bạn khá nhiều thời gian vì cần nghe đi nghe lại bản nhạc nhiều lần, phân tích cách xử lý bài hát, cách ngắt nhịp, cách lấy hơi hay cách phát âm của ca sĩ thể hiện. Từ đó bắt chước và thực hiện nhiều lần trước gương.

Thực hiện lối sống lành mạnh:

→ Để giúp cổ họng khỏe mạnh và thoải mái, bạn nên pha mật ong với nước ấm, uống mỗi ngày, hoặc uống trước khi hát.

→ Không nên cố gắng hát ở những nốt quá cao, vượt quá giới hạn của tông giọng vì có thể gây ra tình trạng khản cổ, mất tiếng...

→ Việc nín thở dưới nước khi tập bơi cũng có thể giúp phổi của bạn trở nên khỏe hơn.

→ Trước khi hát, bạn không nên ăn hoặc uống thực phẩm chứa bơ sữa.

→ Hạn chế hò hét để tránh làm tổn thương thanh quản.

→ Nên luyện giọng hát ở những nơi có độ vang như nhà vệ sinh hoặc phòng trống.

→ Bạn nên tham gia một khóa học thanh nhạc để biết cách luyện tập đúng đắn.

→ Không nên khạc đờm nhiều vì dễ khiến các dây thanh đới bị trầy xước.

Uống một cốc mật ong pha nước ấm trước khi luyện hát có thể giúp cải thiện giọng hát đáng kể

Xem thêm: Nhạc Blues là gì? Nguồn gốc, lịch sử phát triển của dòng nhạc Blues

Nhạc đồng quê là gì? Lịch sử hình thành, điểm đặc trưng của nó

Sau khi tham khảo bài viết trên đây, microkhongday.vnhy vọng bạn đã biết thêm các cách luyện giọng hát cao và khỏe để phần nào giúp nâng cao chất lượng giọng hát nhé.

Từ khóa » Thanh Nhạc Luyện Giọng Hát Cao