Tổng Hợp Các Cách Tăng Tốc độ Tải Website Siêu Dễ, Siêu Nhanh

Tốc độ tải website tác động rất nhiều đến trải nghiệm của người dùng. Rất ít người dùng đủ kiên nhẫn để đợi xong website load xong là có được thông tin cần thiết. Ngoài ra, điều này cũng sẽ khiến Google đánh giá không cao website của bạn. Vì vậy, bạn nên khắc phục tình trạng load chậm bằng cách tăng tốc độ tải website. Nếu không website của bạn sẽ bị người dùng bỏ qua một cách đáng tiếc.

Tăng tốc cho website là việc làm rất cần thiết
Tăng tốc cho website là việc làm rất cần thiết

Theo các nghiên cứu, 47% người dùng chỉ đợi một website khoảng 2 giây, 40% sẽ không vào website nếu mất 3 giây để tải. Để web load nhanh hơn đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, các lập trình viên có thể tham khảo ngay các cách dưới đây.

  • Xem thêm: 5 trang web test bàn phím tốt nhất được nhiều người tin dùng

Tóm tắt nội dung

  • 1. Giảm các popup quảng cáo
  • 2. Sử dụng dịch vụ CDN
  • 3. Chọn giao diện tối ưu
  • 4. Xóa các plugin không sử dụng
  • 5. Sử dụng caching plugin
  • 6. Sử dụng ảnh đã được nén
  • 7. Dọn dẹp cơ sở dữ liệu
  • 8. Tối ưu JS và CSS

1. Giảm các popup quảng cáo

Website thường được cài đặt thêm quảng cáo nhằm tăng thu nhập nhưng nếu quá lạm dụng các popup quảng cáo sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tải của website. Vì vậy, lập trình viên nên tính toán và bỏ bớt các popup quảng cáo không quan trọng để website load nhanh hơn.

2. Sử dụng dịch vụ CDN

Đây là một dịch vụ phân phối nội dung dưới dạng mạng lưới. CDN là một hệ thống với nhiều máy chủ thực hiện sao chép các thông tin từ một máy chủ gốc rồi xử lý yêu cầu của người dùng. Thay vì gửi đến một yêu trực tiếp cho máy chủ và chờ đợi phản hồi thì CDN cho phép người dùng kết nối với máy chủ biên ở gần nhất và từ đó có được câu trả lời nhanh nhất. Điều này vừa giúp máy chủ được giảm tải vừa giúp người dùng không phải đờ đợi lâu khi truy cập.

Dịch vụ CDN ngày càng phổ biến và được sử dụng nhiều
Dịch vụ CDN ngày càng phổ biến và được sử dụng nhiều

Sử dụng dịch vụ CDN là một cách tăng tốc độ tải website, các lập trình viên có thể sử dụng dịch vụ do BizFly CDN cung cấp. Không chỉ tăng tốc độ tải cho trang web, nó còn có khả năng tối ưu tự động CSS, Javascript, cắt ảnh theo chuẩn giữ nguyên chất lượng,… Chỉ cần bỏ ra chi phí 800đồng/GB để sử dụng dịch vụ này lập trình viên sẽ không cần phải tối ưu thủ công, mất nhiều công sức vận hành. Đây cũng là cách tăng tốc độ load cho website phổ biến hiện nay.

3. Chọn giao diện tối ưu

Giao diện có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải của trang web. Để giúp tốc độ load website nhanh hơn, các lập trình viên nên chọn cho mình một giao diện phù hợp nhất. Đây cũng là cách giúp thứ hạng của website được cải thiện trên các trang tìm kiếm, SEO tốt hơn. Các giao diện nên sử dụng như: ArrayThemes, WordPress,…

4. Xóa các plugin không sử dụng

Xóa bỏ bớt các plugin không cần thiết
Xóa bỏ bớt các plugin không cần thiết

Nếu website chạy trên giao diện WordPress và được cài đặt nhiều plugin thì tốc độ tải của trang sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, cách tăng tốc độ tải website bạn nên gỡ bỏ những plugin không quá quan trọng để web load nhanh hơn. Các plugin này đều có trong kho WordPress và bạn hoàn toàn có thể sử dụng lại nó khi cần.

5. Sử dụng caching plugin

Bộ nhớ cache là một tập hợp những dữ liệu được lưu trữ tạm thời để người dùng truy cập khi có yêu cầu. Trên máy tính nó thường được lưu ở ổ cứng. Khi có yêu cầu từ phía người dùng, máy tính sẽ chạy theo một quy trình và sau đó hiển thị thông tin cho người dùng.

Trong khi Caching lại cho phép website bỏ qua nhiều bước trong quy trình trên để xử lý thông tin. Plugin lưu bên trong bộ nhớ cache sẽ tạo ra một bản sao và tự động phân phối vào trong bộ nhớ cache sau đó cho các người dùng kế tiếp. Chính điều này sẽ giúp cho máy tính truy cập vào các tệp được nhanh hơn.

Caching giúp giảm tải trên Hosting của WordPress và giúp cho trang web chạy mượt hơn. Vì vậy các lập trình viên nên cài đặt bộ đệm phù hợp để cải thiện hiệu suất và tốc độ của website. Các plugin wordpress caching bạn có thể tham khảo như: WP Super Cache, WP Rocket, Sucuri,…

6. Sử dụng ảnh đã được nén

Ảnh quá nặng cũng sẽ khiến website chạy chậm hơn. Vì vậy, các lập trình viên nên tối ưu ảnh để đạt được chất lượng tốt nhất nhưng đảm bảo dung lượng là thấp nhất. Ảnh dung lượng càng thấp website load càng nhanh.

Ảnh càng nhẹ website tải càng nhanh
Ảnh càng nhẹ website tải càng nhanh

Giảm dung lượng ảnh là cách tăng tốc độ tải website nhưng bạn cũng cần lưu ý để ảnh đạt được chất lượng tốt nhất. Các bức ảnh mờ, nhòe cũng sẽ khiến người dùng không muốn ở lại website để đọc.

7. Dọn dẹp cơ sở dữ liệu

Tối ưu dữ liệu cũng là phương pháp để tăng tốc độ tải cho website. Công cụ hỗ trợ thường được sử dụng đó là WP-Optimize, nó sẽ giúp cơ sở dữ liệu được tối ưu nhất. Và khi trang web chưa từng dùng nhiều plugin hoặc các giao diện khác nhau thì dọn dẹp cơ sở dữ liệu là điều bắt buộc cần phải làm.

8. Tối ưu JS và CSS

JS (JavaScript) và mã CSS chính là 2 thông số được khuyến cáo nếu muốn tăng tốc độ cho website của Google PageSpeed Insights. Tối ưu JS và CSS các lập trình viên có thể sử dụng một số plugin hỗ trợ. Cụ thể có thể dùng WP Minify.

Chỉ cấp áp dụng tất cả 8 cách tăng tốc độ tải website trên chắc chắn thời gian tải của trang web sẽ được cải thiện đáng kể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Tổng hợp TOP 4 web check IMEI iPhone uy tín và chính xác nhất 2021
  • TOP 8 website xem phim tốt nhất 2021 chất lượng chuẩn HD

Từ khóa » Tốc độ Tải Web