Tổng Hợp Các Dạng Toán Lớp 2 Phép Cộng Có Nhớ Thường Gặp
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm về phép toán cộng có nhớ lớp 2
Trước khi tìm hiểu các kiến thức xoay quanh các bài toán về phép cộng trừ có nhớ lớp 2, thì hãy cùng Monkey ôn tập định nghĩa của phép cộng cũng như các phần tử bên trong nó.
Phép cộng và các phần tử cần nắm
Phép tính cộng thường được viết bằng ký hiệu cộng "+" là một trong bốn phép toán cơ bản của số học, bao gồm: Phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép chia. Kết quả của phép cộng các số tự nhiên là giá trị tổng của các số đó.
Trong phép tính cộng chúng ta cần chú ý hai phần tử quan trọng là số hạng và tổng, được biểu diễn như hình bên dưới:
Khái niệm về hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm
Để có thể dễ dàng giải các dạng toán lớp 2 phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, thì trẻ cần phải nắm rõ các khái niệm về lớp đơn vị (gồm: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm). Cụ thể hơn bạn có thể hướng dẫn trẻ thông qua các ví dụ dưới đây:
Khái niệm phép cộng 2 chữ số có nhớ trong toán học sơ cấp
Trong toán học sơ cấp, phép cộng có nhớ là các phép cộng mà khi cộng dồn các số hạng thuộc một hàng nào đó lại thì có kết quả lớn hơn 10.
Đây cũng là cách cơ bản nhất để cộng các số có nhiều chữ số. Cụ thể, cách thực hiện sẽ là sắp xếp các số hạng theo chiều dọc và cộng theo từng cột bắt đầu từ cột đơn vị ở bên phải. Nếu một cột lớn hơn hoặc bằng 10 thì chữ số còn dư được "nhớ" sang cột tiếp theo.
Ví dụ như phép tính tổng của 12 cộng 88 dưới đây:
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Monkey Math - Ứng dụng học toán tiếng Anh chỉ với 2K/Ngày
Các dạng bài toán lớp 2 phép trừ có nhớ thường gặp và hàng loạt bài tập tự luyện
Toán lớp 2 số hạng tổng và bí quyết học tốt từ lý thuyết đến thực hành
Cách giải các dạng toán lớp 2 cộng có nhớ thường gặp
Có rất nhiều cách dạy toán cộng có nhớ lớp 2, dễ dàng nhất chính là cho trẻ làm các dạng bài tập vận dụng. Sau đây là cách giải các dạng bài toán thường gặp nhất trong chương trình hoặc các đề thi lớp 2.
Dạng 1: Tính nhẩm
Bài tập vận dụng 1: Tính nhẩm
Hướng dẫn cách giải: Đầu tiên chúng ta cần phải xem xét các số hạng trong phép tính xem có điểm gì đặc biệt hơn cả. Ví dụ như, đều có hàng đơn vị bằng 0, hoặc hàng chục và hàng đơn vị bằng 0,…. Sau đó, chúng ta có thể thực hiện phép tính cộng như thông thường.
Ví dụ: 20 + 30 + 40 = ?
Nhận xét: Ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng đơn vị của cả ba số trong phép tính này là số 0, vì thế ta chỉ cần quan tâm tới các chữ số hàng chục.
Ta có: 2 + 3 + 4 = 9, viết 9. Sau đó, viết số 0 vào sau số 9. Kết quả cuối cùng của phép tính sẽ là: 90.
Bài tập vận dụng 2: Viết 3 số tiếp theo vào dãy số
Hướng dẫn cách giải: Tìm quy tắc của dãy số (Tăng dần, giảm dần). Tiếp theo là tìm quy tắc của các số trong dãy số (Tăng hoặc giảm bao nhiêu đơn vị). Cuối cùng là tìm ra các số còn thiếu và điền vào chỗ trống.
Ví dụ: 10; 20; 30; 40; …; ….; …;
Nhận xét: Đây là một dãy số tăng dần bởi vì từ số thứ 2 trong dãy, sẽ bằng số liền trước nó cộng thêm 10.
Nên số liền ngay sau 40 sẽ là 40 + 10 = 50. Làm tương tự với các số còn lại ta sẽ được dãy số: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70.
Dạng 2: Thực hiện phép tính
Bài tập vận dụng 1: Đặt tính rồi tính
Hướng dẫn cách giải:
-
Các chữ số trong cùng 1 hàng sẽ thẳng cột với nhau (Hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị).
-
Bắt đầu thực hiện phép cộng có nhớ từ các số thuộc hàng bé nhất (Từ hàng đơn vị, tới hàng chục, hàng trăm,…).
Ví dụ minh họa:
Nhận xét (Phép tính đầu tiên): Chúng ta có: 9 + 3 = 12, viết 2 nhớ 1; Tiếp theo ta có: 1 + 4 = 5 nhớ 1. Kết quả cuối cùng là 62. Cách giải tương tự cho các phép tính còn lại.
Xem thêm: Mách ba mẹ các mẹo dạy toán lớp 2 nhân chia dễ hiểu dễ nhớ nhất ngay tại nhà
Bài tập vận dụng 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Hướng dẫn giải: Dạng bài tập này cũng tương tự như trên. Nhưng sẽ là một dãy các phép tính cộng, và chúng ta sẽ thực hiện phép tính tuần tự từ trái sang phải. Sau khi tìm được kết quả cuối cùng thì khoanh tròn đáp án chính xác nhất.
Ví dụ: 241 + 124 + 201 = ?
A. 665 ; B. 566 ; C. 656 ; D. 666
Nhận xét: Đây là một phép tính có 3 số hạng, và mỗi số hạng đều là số có 3 chữ số. Do đó, có thể tách phép tính này thành 2 phép tính.
-
Phép tính 1: 241 + 124 = 365
-
Phép tính 2: 365 (Kết quả của phép tính đầu tiên) + 201 = 566
Vậy đáp án sẽ là B. 566
Dạng 3: So sánh
Bài tập vận dụng: Điền dấu (<; =; >) thích hợp vào chỗ trống
Hướng dẫn cách giải:
Cách 1: Tính tổng
Ban đầu chúng ta sẽ tính tổng của 1 vế, sau đó đem kết quả so sánh với vế còn lại, cuối cùng là điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
Ví dụ: 42 + 100 … 124
Ta thực hiện phép tính: 42 + 100 = 142; So sánh 124 và 124 thì 142 lớn hơn 124.
Suy ra 42 + 100 > 124
Cách 2: Tách số
Tách vế có một số thành một tổng, sao cho trong đó có 1 số hàng bằng với 1 số hạng của vế khác. So sánh các số hạng còn lại giữa hai vế với nhau. Cuối cùng là điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
Ví dụ: 42 + 100 … 124
Ta thực hiện tách số 124 = 24 + 100 (Trong đó, cả hai vế đều có một số hạng bên phải bằng nhau là 100); So sánh hai số hạng còn lại là 24 và 42 thì 42 > 24.
Nên 42 + 100 > 24 + 100 → Suy ra: 42 + 100 > 124
Dạng 4: Tìm thành phần chưa biết của phép tính
Bài tập vận dụng 1: Tìm X
Hướng dẫn cách giải: Xác định vai trò của X (Số bị trừ). Nếu vế phải là một số thì thực hiện phép tính như bình thường. Nếu vế phải là một tổng thì tính tổng trước rồi mới thực hiện tìm X
Ví dụ:
Bài tập vận dụng 2: Điền chữ số còn thiếu vào dấu *
Hướng dẫn cách giải: Cũng dựa vào nguyên tắc đặt tính rồi tính, ta thực hiện lần lượt từ phải qua trái, từ hàng bé nhất tới hàng lớn nhất.
Lưu ý: Nếu dấu * nằm ở Tổng, ta thực hiện cộng như bình thường. Nhưng nếu dấu * nằm ở một chữ số nào đó nằm ở số hạng, thì ta thực hiện lấy chữ số hàng đó ở tổng trừ đi chữ số hàng đó ở số hạng còn lại.
Ví dụ: * 5 + 42 = 7*
-
Dấu * nằm ở hàng chục của số hạng đầu tiên và hàng đơn vị của tổng.
-
Ta có, dấu sao ở hàng đơn vị của tổng = 5 + 2 = 7.
-
Dấu sao nằm ở hàng chục của số hạng đầu tiên = hàng chục của tổng – hàng chục của số hạng thứ hai = 7 – 4 = 3
Vậy, phép tính đầy đủ sẽ là: 35 + 42 = 77
Dạng 5: Tính nhanh
Bài tập vận dụng: Tính bằng cách thuận tiện
Hướng dẫn cách giải: Đưa về các con số tròn chục hay tròn trăm. Sau đó, nhóm các số hạng với nhau, sử dụng các tính chất cơ bản của phép cộng, bao gồm: Giao hoán, kết hợp.
Ví dụ: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9
Ta thấy: 1 + 9 = 10; 2 + 8 = 10
Tương tự với các số hạng còn lại thì ta được một dãy số như sau:
1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 1 + 9 + 2 + 8 + 3 + 7 + 4 + 6 + 5 = 10 + 10 + 10 + 10 + 5 = 45
Bí quyết học toán lớp 2 phép cộng có nhớ hiệu quả
Để giúp bé học tốt kiến thức các phép tính cộng có nhớ lớp 2, bố mẹ có thể hỗ trợ con thông qua các phương pháp và bí quyết sau đây:
Xây dựng nền tảng và niềm hứng thú khi học toán cho bé cùng Monkey Math
Monkey Math được biết đến là ứng dụng dạy toán tư duy tiếng Anh online được Monkey phát triển dành riêng cho đối tượng là trẻ mầm non và tiểu học, với nội dung được bám sát chương trình GDPT mới nhất của Bộ GDĐT.
Cụ thể, nội dung bài học trên Monkey Math sẽ có hơn 400 bài học, với hơn 60 chủ đề toán từ phép tính cộng, trừ, nhân, chia cho đến các kiến thức bé sẽ được học trong chương trình tiểu học. Tất cả được giảng dạy chi tiết dưới dạng video và hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh. Để qua đó bé sẽ được học một cách có sự hứng thú hơn, dễ hiểu hơn và dễ ghi nhớ hơn thay vì chỉ học trên sách vở.
Đồng thời, Monkey Math cung cấp hơn 10.000 hoạt động tương tác như trò chơi, giải đố, khám phá kho báu,... Để qua đó, bé vừa được chơi, vừa được học toán một cách hứng thú hơn. Cũng như giúp bé phát triển tư duy & trí thông minh trong giai đoạn vàng của sự phát triển não bộ, từ đó có niềm yêu thích với môn toán hơn.
Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về Monkey Math qua video sau đây hoặc tải ứng dụng về để cùng con trải nghiệm thử nhé.
Tải Monkey Math miễn phí cho điện thoại Android
Tải Monkey Math miễn phí cho điện thoại iOS
Giúp bé nắm chắc được quy tắc toán nhớ lớp 2
Đối với các phép tính có nhớ lớp 2 khi thực hiện chủ yếu sẽ dựa vào quy tắc "Nếu một cột lớn hơn hoặc bằng 10 thì chữ số còn dư được "nhớ" sang cột tiếp theo". Chính vì vậy, bố mẹ cần giải thích, hướng dẫn chi tiết từng bước giải phép tính để con dễ dàng hiểu và tiếp thu kiến thức này thay vì nói suông. Cụ thể:
- Bước 1: Bố mẹ hãy cho bé viết các phép toán dưới dạng cột dọc (lưu ý hàng chục để đúng hàng chục, hàng đơn vị để đúng hàng đơn vị của 2 số hạng).
- Bước 2: Tiến hành thực hiện phép tính cộng/trừ có nhớ từ hàng đơn vị đến hàng chục theo từ tự từ phải sang trái.
Lưu ý: Nếu phép tính cộng ở hàng đơn vị lớn hoặc bằng 10 nên lấy số ở hàng đơn vị đặt xuống kết quả, còn hàng chục sẽ cộng với con số ở hàng chục trước đó để thành một kết quả chính xác.
Cho con làm bài tập tính nhẩm lớp 2 cộng có nhớ từ thực tế
Để giúp trẻ dễ dàng hình dung được dạng toán này, bố mẹ có thể lấy các bài tập liên quan đến thực tế và yêu cầu bé thử thực hiện. Chẳng hạn như bố mẹ có thể đố ví dụ con có 15 viên kẹo, mẹ cho thêm 6 viên nữa hỏi con có tổng cộng bao nhiêu viên? Ban đầu bố mẹ nên yêu cầu con tính nhẩm xem kết quả đúng không sau mới cho bé thực hành đếm số kẹo trên tay. Vì với một số phép tính lớn con không thể đếm theo kiểu truyền thống được.
Cùng con luyện tập, thực hành làm bài tập toán có nhớ lớp 2
Để nâng cao hiệu quả học toán lớp 2 cộng có nhớ cho trẻ, bố mẹ nên yêu cầu bé thực hành, luyện tập thường xuyên. Việc thực hành ở đây có thể đến từ việc làm bài tập được giao trên lớp, trong SGK, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới trên internet, tổ chức các trò chơi toán học để gia tăng sự hứng thú cho trẻ,...
Khi được thực hành thường xuyên sẽ giúp kích thích tư duy não bộ của trẻ phát triển tốt hơn, cùng với việc tăng khả năng tiếp thu, ghi nhớ và áp dụng khi giải toán hay ứng dụng trong thực tiễn chính xác hơn.
Một số bài tập dạy toán lớp 2 phép cộng có nhớ để bé tự luyện
Dưới đây là một số bài tập về các bài toán về phép cộng có nhớ lớp 2 để bé có thể tự luyện hiệu quả:
Bài 1: Lớp 2A có 34 học sinh, lớp 2B có 29 học sinh. Tính tổng số học sinh của hai lớp 2A và 2B.
Bài 2: An có 29 cái kẹo, mẹ cho An 5 cái kẹo. Hỏi lúc này An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
Bài 3: Đặt tính rồi tính
a) 6 + 37
b) 26 + 5
c) 56 + 6
d) 86 + 8
e) 67 + 9
f) 6 + 66
g) 5 +86
h) 56 + 4
i) 66 + 7
j) 57 + 18
k) 16 + 27
l) 57 + 16
m) 46 + 18
n) 58 + 16
Bài 4: Tính nhẩm:
a) 6 + 5 = ........
b) 6 + 7 = ........
c) 9 + 6 = ........
d) 6 + 9 = ........
e) 6 + 4 = ........
g) 8+ 5 = ........
h) 9 + 6 = ........
i) 6 + 4 + 3 = ........
j) 9 + 1 + 8 = ........
k) 8 + 2 + 10 = ........
Bài 5: Tìm x, biết
a) x + 34 = 54
b) 38 + x = 68
c) 42 + x = 89
d) x + 62 = 96
e) x + 21 = 26 + 15
g) 22 + x = 39 + 36
h) x + 33 = 37 + 38
Bài 6: Tóm tắt bằng sơ đồ rồi giải bài toán sau: Tháng trước, tổ em 36 điểm mười. Tính ra số điểm mười tháng trước ít hơn tháng này 7 điểm mười. Tính số điểm 10 tháng này?
Bài 7: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
a) 26 + 5 … 17 + 9
b) 12 + 8 … 15 + 5
c) 17 + 9 … 24 + 8
d) 18 + 64 … 25 + 27
Bài 8: Điền số thích hợp vào ô trống:
Bài 9: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
Bài 10: Ba người đi câu cá, người thứ nhất câu được 9 con cá. Người thứ hai câu được 17 con cá. Người thứ ba câu được 15 con cá. Tính tổng số cá mà ba người câu được.
Trên đây là tổng hợp các khái niệm và 5 dạng toán lớp 2 phép cộng có nhớ thường gặp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trẻ trải nghiệm các phương pháp giáo dục hiện đại như truyện tranh tương tác, học toán qua game,... Thì bạn có thể tham khảo ngay ứng dụng học Toán bằng tiếng Anh Monkey Math nhé!
Từ khóa » Viết Hai Phép Tính Có Tổng Bằng Một Số Hạng
-
Viết Phép Cộng Có Tổng Bằng Một Số Hạng - Toán Học Lớp 2 - Lazi
-
Viết Phép Tính Có Tổng Bằng Một Số Hạng - Toán Học Lớp 2 - Lazi
-
Viết Phép Cộng Có Tổng Bằng Một Số Hạng Trang 83
-
Viết Phép Cộng Có Tổg Bằng Một Số Hạng . ( đây Là đề Bài Toán ...
-
Viết Phép Cộng Có Tổng Bằng Một Số Hạng? Câu Hỏi 174082
-
Ôn Tập Về Phép Cộng Và Phép Trừ (tiếp Theo) Trang 83
-
Viết Phép Cộng Có Tổng Bằng Một Số Hạng - Olm
-
Việt Hai Phép Tính Có Tổng Bằng Một Số Hạng - Hỏi Đáp
-
Giải Toán Lớp 2 Bài 3: Số Hạng - Tổng
-
Viết Tất Cả Các Phép Tính Có Các Số Hạng Giống Nhau Sao Cho Tổng ...
-
Phép Cộng Có Các Số Hạng Bằng Nhau Và Bằng Tổng - 123doc
-
Số Hạng - Tổng | SGK Toán Lớp 2 - Chân Trời Sáng Tạo
-
Lý Thuyết Số Hạng - Tổng Toán 2