Tổng Hợp Các Loại Bơ Làm Bánh Mà Bạn Cần Phải Biết

Tổng hợp các loại bơ làm bánh mà bạn cần phải biết

Trong thế giới bánh ngọt, bơ là một nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết các công thức làm bánh. Một trong những công dụng đặc trưng nhất của bơ chính là giúp làm tăng hương vị và tạo độ ẩm cho bánh. Tuy nhiên, đây có thể nói là một nguyên liệu có đa dạng các đặc tính khác nhau tùy từng loại bơ cụ thể. Do đó, trong bài viết này, Anny tổng hợp các loại bơ làm bánh mà bạn cần biết để tránh những “sai lầm” trong quá trình làm bánh nhé!

Bơ làm bánh

1. Bơ là gì?

Bơ (hay còn gọi là butter) là một chế phẩm làm từ sữa, được tạo ra trong quá trình đánh sữa và khuấy trộn để tách các chất béo ra khỏi sữa đã lên men từ cừu, dê, trâu, hoặc động vật có vú khác. Trong bơ thường chứa khoảng 80% chất béo, 15% nước và 5% protein.

Quy trình sản xuất bơ:

Thanh trùng: nhằm tiêu diệt hệ vi sinh vật và ức chế hoạt tính các enzyme trong cream.

Xử lý nhiệt-lạnh: mục đích của quá trình này là kết tinh một lượng chất béo có trong cream. Do cream chứa hỗn hợp chất béo có điểm nóng chảy khác nhau nên nhiệt độ kết tinh của chúng cũng khác nhau.

Tạo hạt bơ: thực hiện theo phương pháp gián đoạn hoặc liên tục với các công đoạn sau đây:

+ Khuấy đảo hỗn hợp cream có chứa các tinh thể chất béo để biến chúng thành các hạt bơ và sữa bơ.

+ Tách sữa bơ để thu nhận các hạt bơ.

+ Xử lý các hạt bơ riêng lẻ để tạo thành một khối kết dính.

+ Bổ sung muối và phân bố đều trong toàn bộ khối bơ.

+ Hiệu chỉnh độ ẩm và phân bố đều các hạt nước nhỏ li ti trong toàn bộ khối sản phẩm.

+ Xử lý chân không để làm giảm lượng khí có trong khối bơ.

Bao gói: được thực hiện trên hệ thống thiết bị làm việc tự động. Loại thiết bị thích hợp nhất là giấy nhôm hoặc hộp plastic do chúng ngăn cản được ánh sang, ẩm và hạn chế tối đa sự tổn thất hương vị có trong bơ. Sau đó, chúng tiếp tục được xếp vào những thùng carton rồi đem bảo quản trong kho lạnh.

Bơ làm bánh

2. Phân loại các nhóm bơ trong làm bánh và nấu ăn:

Tùy vào mỗi loại bơ mà đặc tính và công dụng của chúng khác nhau. Dựa vào thành phần và mùi vị của bơ, người ta sẽ có những cách phân loại riêng biệt. Cụ thể:

– Xét về thành phần, bơ được chia làm 3 loại: Bơ động vật, Bơ thực vật, Shortening.

+ Bơ động vật: đây là sản phẩm tự nhiên, được sản xuất từ sữa bò hoặc sữa của loại động vật có vú bất kỳ. Do đó, bơ động vật có vị béo ngậy, mùi thơm hấp dẫn, có hàm lượng chất béo và cholesterol cao, ngoài ra trong bơ còn có thành phần khác như vitamin A, vitamin D, vitamin E.

>> Ứng dụng: thường được dùng để làm các loại bánh như: pastries ngọt, cakes, su kem, bánh quy bơ… Người ta cũng dùng bơ này để phết lên bánh mì. Tuy nhiên, bạn cần tránh dùng nhiều bơ động vật vì dễ làm tăng hàm lượng cholesterol, không tốt đến tim mạch, dễ gây tăng cân.

bơ lạt agribest 1
Bơ động vật

+ Bơ thực vật: Bơ thực vật được làm từ dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu đậu nành, bắp, ngũ cốc và đậu … đã được hydro hóa.

>> Ứng dụng: Bơ thực vật được sử dụng nhiều trong nấu ăn và chiên xào. Người thừa cân được khuyên dùng magarine thay cho bơ sữa động vật. Vì các chuyên gia y tế cho rằng những chất béo không bão hòa này làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh khác. Đổi lại, với các công thức làm bánh, bơ thực vật dường như không phù hợp lắm vì nó không có hàm lượng chất béo và hương vị không đậm đà bằng các loại bơ động vật. Nhưng nếu công thức đó đặc biệt yêu cầu thì hoàn toàn có thể dùng bơ thực vật như bơ động vật.

+ Shortening (còn gọi là mỡ trừu): Lượng chất béo trong Shortening không hề thua kém bơ, nhưng nhiệt độ nóng chảy cao hơn, màu sắc trắng nên giúp bánh giữ được form và màu nguyên bản rất tốt. Shortening đóng vai trò chất béo đơn thuần giúp giữ ẩm và béo, không có nhiều hương vị. Do đó, chỉ nên thay một phần bơ bằng shortening (điển hình như butter cake, muốn bánh ngon là do mùi vị bơ quyết định nên khó có thể thay thế bằng shortening).

>> Ứng dụng: Đối với loại shortening lượng chất béo gần như là 100%, và hầu như không có nước. Vì thế, Shortening được dùng trong làm vỏ bánh tart, cookies… Hơn thế, shortening cũng có thể dùng chiên xào, nấu nướng thay cho dầu ăn.

Mỡ trừu Shortening
Shortening

– Xét về mùi vị, bơ được chia làm 2 loại: Bơ mặn và bơ nhạt (bơ lạt).

+ Bơ lạt: Loại bơ này không chứa muối và có hương thơm nhẹ, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ ở hương vị cuối cùng. Bơ lạt rất được ưa chuộng khi làm bánh vì có độ béo cao và không làm ảnh hưởng đến độ ngọt của đường khi làm bánh.

+ Bơ mặn: Loại bơ này không phải là loại bơ lý tưởng để làm các món bánh ngọt vì không kiểm soát được độ mặn của bơ, có thể làm thay đổi hương vị của bánh. Bơ mặn thường được sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn.

3. Mua bơ làm bánh ở đâu?

Anny Shop – Nguyên liệu & Dụng cụ làm bánh Đà Nẵng chuyên cung cấp đầy đủ đồ làm bánh đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng, từ những bạn mới tập tành học làm bánh đến những thợ làm bánh chuyên nghiệp.

Đến với Anny, bạn có thể tìm thấy nhiều loại bơ với thương hiệu uy tín, chất lượng hàng hóa rõ ràng và giá cả cực kì ưu đãi. Sau đây là những loại bơ lạt chuyên dùng trong bánh ngọt mà bạn có thể tham khảo:

a) Bơ lạt Agri-Best:

– Xuất xứ: New Zealan

– Trọng lượng: đóng gói 1kg, được tách từ khối bơ 25kg.

– Màu sắc: vàng nhạt, hương vị kem tươi có vị béo ngậy.

– Sử dụng: Làm cốt bánh như gateaux, bánh bông lan, bánh cuộn, bánh quy,… hoặc dùng để trang trí kem bơ cho bánh gato, cupcake,…

– Giá: 175.000đ/kg.

>> Xem thêm sản phẩm tại đây: Bơ lạt Agri-Best

bơ lạt agribest
Bơ lạt Agribest

b) Bơ lạt Anchor:

– Xuất xứ: New Zealand.

– Trọng lượng: đóng gói 1kg, được cắt ra từ khối bơ Anchor 5kg.

– Màu sắc: vàng nhạt.

– Đây là sản phẩm cực kì ưu chuộng bởi các khách hàng yêu thích làm bánh.

– Giá: 235.000đ/kg.

>> Xem thêm sản phẩm tại đây: Bơ lạt Anchor

Bơ lạt Anchor
Bơ lạt Anchor

c) Bơ lạt Zelachi

– Xuất xứ: New Zealand

– Trọng lượng: đóng gói 1kg, cắt ra từ khối bơ 5kg

– Màu sắc: màu vàng kem tự nhiên

– Sử dụng: Bơ thơm ngậy, béo, đáp ứng đủ các tiêu chí để làm: Các loại bánh như: bánh quy, bánh su, bánh bông lan bơ… Hoặc trong các món nấu nướng, chiên xào. Ngoài ra có thể dùng để ăn kèm với bánh mì.

– Thương hiệu này có 2 dòng: bơ động vật và bơ thực vật với giá cực mềm.

– Giá: 95.000đ/kg bơ thực vật & 185.000đ/kg bơ động vật

>> Xem thêm sản phẩm tại đây: Bơ lạt Zelachi

Bơ lạt Zelachi động vật

d) Bơ lạt Capro Extra:

– Xuất xứ: Ukraina.

– Trọng lượng: 1kg.

– Bơ Capro giúp cho bánh đứng, không bị chảy. Bơ thơm ngậy béo, đáp ứng đủ các tiêu chí để làm các loại bánh mì, cookie…

– Giá: 95.000đ/kg

>> Xem thêm sản phẩm tại đây: Bơ lạt Capro Extra

Bơ lạt Capro Extra Đức
Bơ lạt Capro Extra

e) Bơ lạt President

– Xuất xứ: Pháp.

– Trọng lượng: 1kg/cuộn

– Màu sắc: vàng nhạt, hương vị kem tươi có vị béo ngậy.

– Thành phần : Chất béo thực vật, sữa bơ, bơ, chất điều chỉnh độ axit, màu thực phẩm, hương thực phẩm tự nhiên và tổng hợp

– Được sản xuất từ Normandy (Pháp), là thương hiệu nổi tiếng, có chất lượng thơm ngon và giá cũng thuộc hạng cao nhất. Bơ president chứa khoảng 82% chất béo, có mùi thơm ngon, béo ngậy rất thích hợp để làm bánh quy, pastries ngọt, cake hoặc ăn kèm với bánh mì…

– Giá: 295.000đ/kg

>> Xem thêm sản phẩm tại đây: Bơ lạt President

Bơ nhạt President cuộn 1Kg 3

>> Xem thêm các sản phẩm BƠ LẠT LÀM BÁNH khác tại đây

Từ khóa » Bơ Pháp ăn Với Bánh Mì