Tổng Hợp Các Loài Cá Nước Ngọt Có Thể Bạn Chưa Biết

Ngoài các thức ăn như thịt, trứng,… thì cá cũng là một loại thức chính, xuất hiện nhiều trong các mâm cơm của mọi gia đình. Bởi cá ngoài sự ngon miệng còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết được bao nhiêu loại cá nước ngọt có trên thế giới. Bài viết dưới đây animalandzoo.com sẽ tổng hợp các loài cá nước ngọt có thể bạn chưa biết. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

  1. I. Cá nước ngọt là gì?
  2. II. Tìm hiểu các loài cá nước ngọt 
    1. 1. Cá lóc
    2. 2. Cá rô phi
    3. 3. Cá chép
    4. 4. Cá trôi
    5. 5. Cá mè
    6. 6. Cá hồi
    7. 7. Cá ba sa
    8. 8. Cá trắm đen
    9. 9. Cá diếc
    10. 10. Cá bống
    11. 11. Cá đù

I. Cá nước ngọt là gì?

Cá nước ngọt là loại cá sống trong môi trường nước ngọt như ao, sông, hồ và có độ mặn ít hơn 0,05%. Có khoảng 41,24% loài cá được tìm thấy ở môi trường nước ngọt.

Cá nước ngọt cần có đặc điểm sinh lý học để thích nghi với môi trường sống của chúng.

II. Tìm hiểu các loài cá nước ngọt 

1. Cá lóc

Cá lóc sống chủ yếu ở các ao, hồ, sông

Cá lóc hay còn gọi là cá quả, được sống chủ yếu ở các ao, hồ, sông. Có hương vị thơm ngon, lành tính lại rất mát, được rất nhiều người ưa thích. Trọng lượng của cá lóc có thể nặng đến 5 -7 kg. Tuổi thọ của chúng có thể sống được từ 4-5 năm. Cá lóc có thân hình trụ dài, miệng rộng và hàm răng sắc.

Cá lóc được ví như là một thực phẩm chức năng mang lại nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào và phong phú, giàu axit amin và axit béo.

Cá lóc có thể chế biến được một số món ăn ngon như: canh chua cá lóc, cá lóc nhồi thịt, cá lóc kho tộ, cá lóc hấp. Toàn là những món ăn tuyệt vời phải không nào.

2. Cá rô phi

Một loại cá ngon không kém phần cá lóc phải kể đến cá rô phi. Loài cá này thường sống chủ yếu ở kênh rạch, sông suối và ao hồ. Cá rô có thể sống được trong môi trường nước ngọt, nước lợ và nước phèn nhẹ. Cá rô phi có màu hơi tím, vảy sáng bóng. Trên thân còn xuất hiện các sọc đậm chạy song song với nhau từ lưng xuống bụng. Cá rô phi là giống cá rất dễ nuôi. Chúng có thể sống được ở môi trường nước có độ mặn lên tới 32%. Nhiệt độ lý tưởng từ 25 – 35 độ. Không nên để loài cá này dưới 20 độ bởi chúng sẽ không chịu ăn. Còn để dưới 12 độ chúng sẽ chết.

Thức ăn của cá rô phi rất phong phú và dễ tìm. Chúng có thể ăn giun đất, thực vật hay động vật phù du, giun quế, cám viên, côn trùng, rau, mùn hữu cơ.

3. Cá chép

Cá chép là loại cá nước ngọt, được phân bố ở khắp mọi nơi

Cá chép là loại cá nước ngọt, được phân bố ở khắp mọi nơi. Đây là loài cá có tuổi thọ cao. có thể sống lên tới 20 năm, trọng lượng có thể đến 14kg. Đây là loại thực phẩm được khuyên dùng cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

4. Cá trôi

Cá trôi có thân hình dẹt vừa, ngực và bụng tròn, mõm tù và hơi nhô ra. Miệng dưới nằm ngang, hơi cong. Giống cá này tăng trưởng rất nhanh. Một năm cá có thể nặng từ 0.5 – 1kg. Từ 2 năm cá có thể nặng 1 -2 kg. Cá trôi có thể ăn được các loài động vật phù du, mùn bã hữu cơ, ngũ cốc, cám viên hay bèo.

5. Cá mè

Cá mè là loại cá thuộc họ cá chép. Ở Việt Nam có 2 loại cá mè là: cá mè hoa và cá mè trắng. Trọng lượng cá mè có thể dao động khoảng 2kg, đôi khi có thể lên đến 10kg hoặc hơn, tùy vào điều kiện sống.

Cá mè có thịt trắng, thơm, chứa nhiều chất dưỡng có lợi cho sức khỏe.

6. Cá hồi

Cá hồi sống dọc theo các bờ biển nước lạnh, sống di cư theo đàn

Đây là loài cá có thể sống được ở cả vùng nước mặn và nước ngọt. Cá hồi sống dọc theo các bờ biển nước lạnh, sống di cư theo đàn. Đến mùa sinh sản chúng sẽ bơi về nước ngọt để đẻ trứng.

Cá hồi là loài cá được nhiều người yêu thích, bởi chúng giàu dinh dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon như: Salad, kho tộ, sốt sa tế, trứng hấp cá hồi, cá hồi sốt cam tươi, cuộn rau nướng,…

7. Cá ba sa

Cá ba sa là loài cá nước ngọt, có mắt to, trán rộng, râu mép kéo dài tới gốc vây ngực hoặc hơn một chút. Cá ba sa sống trong môi trường nước mặn khoảng 0.8 – 1%. Hàm lượng oxy trong nước thấp, độ pH = 4.5.

Cá ba sa đem lại cho con người một nguồn dưỡng chất vô cùng tuyệt vời. Nhờ hàm lượng calo thấp và hàm lượng protein cao, rất có lợi cho những bạn đang trong quá trình ăn kiêng, giảm cân.

8. Cá trắm đen

Cá trắm đen là loài cá nước ngọt có thân hình dài, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp. Sống chủ yếu ở các vùng hạ lưu và thường đẻ ở các vùng trung lưu các sông lớn. Cá trắm là loại cá có giá thành khá đắt, bởi thịt cá rất ngọt và ngon.

9. Cá diếc

Cá diếc sống ở các vùng nước ngọt như: ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt cá dày, ngọt và thơm. Cá diếc có thân hình như bình hoa và màu trắng. Cá diếc vừa là nguồn thực phẩm dinh dưỡng, vừa có thể chữa bệnh. Đây là loài cá cực kì tốt cho phụ nữ mang thai.

10. Cá bống

Cá bống thon tròn, màu đen và điểm vài ít vằn nâu

Ở Việt Nam, cá bống thường xuất hiện ở các khu vực sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ và sông Đồng Nai. Thân hình cá bống thon tròn, màu đen và điểm vài ít vằn nâu. Đầu to hơn so với thân, hàm răng sắc nhọn. Cá bống thường có nhiều nhớt, lưng có màu hơi xám và da bóng. Trọng lượng trung bình của loài cá này từ 50 – 100 gr. Thịt cá bống dày và rất ngon.

11. Cá đù

Cá đù thuộc bộ cá Vược, có khoảng 270 loài. Thân cá đù có hình bầu dục hơi dài, hơi bẹt bên, đầu to và răng nhỏ. Vây lưng chia thành hai đoạn: đoạn trước là tia gai cứng và đoạn sau mềm. Cá đù có nhiều thịt, ít xương, ăn béo và có nhiều mỡ ở phần thân sau của cá. Khi ăn có vị ngọt, bùi khi nhai.

Có thế thấy, cá nước ngọt là loài cá lành tính, có lợi cho sức khỏe con người. Cá nước ngọt là loại cá rất dễ nuôi. Chúng vừa làm thực phẩm ăn mỗi ngày, vừa có thể nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng hộ gia đình. Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp các loài cá nước ngọt có thể bạn chưa biết. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ cung cấp thêm thông tin và hiểu biết thêm cho mọi người. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm hiểu đang có ý định nuôi cá cảnh có thể tham khảo thêm bài viết các loại cá cảnh dễ nuôi nhé!

Từ khóa » Các Loài Cá Nước Ngọt Việt Nam