Tổng Hợp Các Loài Cá Nước Ngọt Phổ Biến Tại Việt Nam Bạn Nên Biết

Cá nước ngọt là các loài cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, chẳng hạn như sông và hồ, với độ mặn ít hơn 0.05%. Các môi trường sống này khác biệt rất nhiều với môi trường biển, chủ yếu là độ mặn của nước. Để tồn tại ở môi trường nước ngọt, các loài cá cần phải có sự thích ứng sinh lý học.

Khoảng 41.24% các loài cá tìm thấy ở môi trường nước ngọt. Điều này chủ yếu do sự biệt hóa làm phân tán môi trường sống. Khi xử lý các hồ và ao nước, người ta có thể dùng các mô hình cơ bản giống nhau cho sự biệt hóa khi nghiên cứu địa lý sinh vật đảo.

Việt Nam chúng ta cũng là quê hương của rất nhiều loài cá nước ngọt phong phú và đa dạng. Dưới đây là một số loài cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam, hãy thử xem bạn biết bao nhiêu loài cá nhé:

Tìm hiểu về những loại các nước ngọt ở Việt Nam

  • Cá nước ngọt là cá gì?
  • Các loại cá nước ngọt ở Việt Nam
    • Cá trích
    • Cá chép
    • Cá thát lát
    • Cá chạch
    • Cá nheo
    • Cá trê
    • Cá ngát
    • Cá tra
    • Cá lăng
    • Cá đù
    • Cá hường
    • Cá rô đồng
    • Cá rô phi
    • Cá sặc
    • Cá tai tượng
    • Cá lóc
    • Cá bống
    • Cá chim trắng
    • Cá trắm đen
    • Cá trắm trắng
    • Cá trôi
    • Cá mè
    • Lươn

Cá nước ngọt là cá gì?

Cá nước ngọt là cá sống gần như toàn bộ cuộc đời của mình trong môi trường nước ngọt (như hồ và sông) có độ mặn ít hơn 0.05%.

Người ta phát hiện có khoảng 41.24% các loài cá được tìm thấy ở môi trường nước ngọt. Điều này cho thấy sự biệt hóa đã phân tán môi trường sống của các loài cá, như việc xử lý ao và hồ nước cùng với việc sử dụng các mô hình chăm nuôi khác nhau.

Cá nước ngọt cần phải có đặc điểm sinh lý học để thích nghi trong môi trường sống của chúng. Chẳng hạn, mang của loài cá này có khả năng khuếch tán các khí hòa tan mà vẫn giữ được lượng natri trong dịch cơ thể.

Trong khi đó, vảy có chức năng giảm sự khuếch tán nước qua da, nên cá nước ngọt rất dễ chết nếu như chúng bị mất nhiều vảy. Ngoài ra, bộ phận thận của cá nước ngọt thường phát triển rất tốt để hấp thụ muối từ dịch cơ thể trước khi bị bài tiết.

Các loại cá nước ngọt ở Việt Nam

Dưới đây là một số loại cá nước ngọt ở Việt Nam mà bạn nên biết và có thể chọn dùng trong bữa ăn hằng ngày:

Cá trích

Cá trích

Cá trích, tên gọi khoa học là Sardinella, thuộc họ Cá trích (Clupeidae). Hình dạng của cá trích khá giống với cá mai nhưng nó có kích thước to hơn, thân dài, xương nhỏ, lớp da có màu hơi xanh và hai hàm bằng nhau. Răng cá trích nhỏ, vảy tròn mỏng thường dễ rụng và ở phần sống bụng có răng cưa.

Cá trích thường sống ở tầng nước mặt, bơi khá nhanh do có khúc đuôi khỏe. Theo thông tin ghi chép, cá trích thuộc nhóm cá xương có thân nhỏ, tồn tại được sau thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng nên chúng vẫn còn xuất hiện cho đến ngày nay.

Ở Việt Nam, người dân gọi cá trích với tên gọi riêng theo hình dạng chúng được đánh bắt. Cụ thể, cá trích ve thường có mình lép, nhiều vảy trắng xanh, nhất là phần thịt của chúng trắng, béo và thơm nhưng lại có nhiều xương. Trong khi cá trích lầm có thân tròn, ít vảy và phần thịt của chúng màu đỏ, nhiều hơn nhưng không thơm ngon bằng cá trích ve.

Ngoài ra, người dân vùng biển sống từ khu vực miền Trung thường gọi cá trích nhỏ là cá de, lớn hơn thì nó cũng được gọi là cá Mắt Tráo.

Cá chép

Cá chép

Cá chép, có tên khoa học là Cyprinus carpio, thuộc họ Cá chép (Cyprinidae) và là loài cá có mối quan hệ họ hàng với cá vàng. Chiều dài của cá chép có thể lên đến 1.2m và nặng đến 37.3kg, thậm chí tuổi thọ đến 47 năm.

Cá chép cũng có nhiều giống với đặc điểm khác nhau, như: cá chép kính (thường không có vảy nhưng có một hàng vảy chạy dọc theo thân), cá chép nhiều vảy (loại cá ăn tạp) và cá chép da (chỉ có vảy ở gần vây lưng).

Cá thát lát

Cá thát lát

Cá thát lát, tên gọi khoa học là Notopterus notopterus, thuộc họ Cá thát lát (Notopteridae). Chúng có thân dài (khoảng 400mm), dẹt, đuôi rất nhỏ cùng với vảy nhỏ phủ toàn bộ thân cá. Miệng khá to và có mõm ngắn. Trung bình cá nặng khoảng 200gr, có khi đến 500gr.

Chúng ta thường thấy cá thát lát có màu xám ở lưng và màu trắng bạc ở phần bụng, trong khi màu vàng ở dưới viền xương nắp mang.

Ở Việt Nam, loại cá này có tốc độ sinh trưởng tốt nên sản lượng nhiều, được phân bố chủ yếu ở sông Đồng Nai, các vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Trung,… và Tây Nguyên.

Cá chạch

Cá chạch

Cá chạch thuộc lớp Cá vây tia (Actinopterygii). Đặc điểm hình dạng của cá chạch khá giống con lươn, mình dài với nhiều sợi tua và râu thịt phát triển ở xung quanh bộ phận miệng. Cá trạch thường phân bố ở khu vực tây bắc châu Phi, châu Á và châu Âu.

Cá nheo

Cá nheo

Cá nheo thuộc bộ Cá nheo, tên khoa học là Siluriformes, thường sống tự nhiên trong môi trường ở đầm, ao, sông và hồ ở Việt Nam. Ngoài ra, họ Cá nheo có khoảng 100 loài sống trong môi trường nước ngọt thuộc khu vực miền đông châu Âu và hầu hết toàn bộ tại khu vực châu Á, trừ bán đảo Ả Rập và Siberi.

Cá nheo có lớp da trơn, không có vảy nhưng có vây lưng nhỏ và vây hậu môn cũng khá dài. Đầu cá hơi bẹp, miệng rộng và có hai râu dài ở hàm trên trong khi hàm dưới có bốn râu ngắn. Chiều dài cá nheo dao động từ 8cm - 3m, tùy loài.

Cá trê

Cá trê

Cá trê hoặc họ Cá trê nói chung đều có tên gọi khoa học là Clariidae, gồm khoảng 114 loài cá trê đều sống trong môi trường nước ngọt. Phần lớn, cá trê sống ở khu vực Đông Nam Á nhưng loài đa dạng nhất là ở châu Phi.

Mỗi loại cá trê có đặc điểm hình dạng khác nhau. Chẳng hạn, cá trê đen (còn gọi là cá trê Hồng Kông) có thân đen dài, lớp da nhẵn bóng; phần đầu dẹt bằng, trong khi phần thân và đuôi có xu hướng dẹt bên; miệng rộng, răng sắc nhọn cùng với bốn đôi râu dài; mắt nhỏ và lỗ mũi cách xa nhau.

Hoặc cá trê vàng xám có đầu dẹp, thân tròn thon dài và dẹp dần về phía đuôi, da trơn nhẵn và vây màu đen có đốm thẫm; mắt nhỏ, khoảng cách 2 mắt rộng, miệng to và có bốn đôi râu dài.

Cá ngát

Cá ngát

Cá ngát có tên khoa học là Plotosus canius, thuộc họ Cá da trơn (Plotosidae). Cá ngát có thể sống ở môi trường nước ngọt lẫn nước lợ và mùa sinh sản chính thường diễn ra từ tháng 6 - 8 hằng năm.

Hình dạng cá ngát khá giống với cá trê nhưng có kích thước lớn và nhiều râu hơn kèm với việc không có vây béo. Phần đuôi kéo dài nhìn giống với đuôi lươn, nhọn hoặc tròn tù. Một số loài cá ngát thường có nọc độc từ gai nên khi ăn cần phải sơ chế kĩ, nhất là hai ngạnh cứng nhọn bên mang cá.

Cá tra

Cá tra

Cá tra, thuộc bộ Cá da trơn (Siluriformes), chúng có thể sống ở vùng nước ngọt và nước lợ, phân bố dọc theo miền nam châu Á. Thân hình cá tra đặc chắc, không vảy, nhìn giống ca trê nhưng không có ngạnh. Vây lưng nằm gần đầu, hình tam giác và có khoảng 5 - 7 tia vây cùng với 1 - 2 gai.

Ở Việt Nam, cá tra phân bổ chủ yếu ở lưu vực sông Cửu Long và lưu vực các sông lớn cực nam. Chúng có thân dẹp, da trơn và có râu ngắn.

Cá lăng

Cá lăng

Cá lăng thuộc họ Cá da trơn, có khoảng 245 loài, sống được cả môi trường nước ngọt và nước lợ, phía dưới tầng đáy hoặc khu vực nhiều bùn nhiều phù sa với dòng nước chảy chậm.

Kích thước cá lăng tương đối lớn, dài đến 1.5m và nặng từ 10 - 30kg. Thân thuôn dài, không vảy, có vây lưng một gai ở phía trước, vây ức có răng cưa và vây mỡ ở xung quanh mình. Đầu hơi bẹt kèm với bốn cặp râu khá dài.

Cá đù

Cá đù

Cá đù thuộc bộ Cá Vược (Perciformes), có khoảng 270 loài, trong đó ở Việt Nam có đến 20 loài phổ biến nhất là cà đù bạc.

Thân cá đù có hình bầu dục dài, hơi bẹt bên, đầu to và răng nhỏ. Vây lưng chia thành 2 đoạn: đoạn trước là tia gai cứng và đoạn sau thì mềm. Thịt cá đù nhiều, ít xương, béo và nhiều mỡ ở phần thân sau của cá. Vị ngọt dịu và để lại hậu bùi sau khi ăn.

Cá hường

Cá hường

Cá hường tên khoa học là Helostoma temminckii, còn gọi là cá mùi, thuộc họ Cá hường (Helostomatidae). Chúng sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, ngay cả môi trường nước khắc nghiệt và nhiễm bẩn nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Ở Việt Nam, cá hường phân bố nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Kích thước cá hường nhỏ, có xương hơi nhiều. Thịt cá trắng, ít khi bị tanh, mềm và rất ngon.

Cá rô đồng

Cá rô đồng

Cá rô đồng có tên khoa học là Anabas testudineus, thuộc họ Cá rô đồng và sống được trong môi trường nước ngọt và nước lợ như ruộng, ao, đầm, mương rẫy,…

Chúng có màu xanh cho đến màu xám nhạt, trong đó phần bụng có màu sáng hơn phần lưng. Các gờ của vảy và vây có màu sáng. Nắp mang cá hình răng cưa, răng chắc và sắc, xếp thành dẫy trên hai hàm. Kích thước có thể dài đến 250mm. Con cá rô đực thường có thân hình thon dài hơn con cái.

Thịt cá rô đồng thơm, dai và hơi béo nhưng lại có nhiều xương.

Cá rô phi

Cá rô phi

Cá rô phi thuộc họ Cichlidae có nhiều chủng loại, sống chủ yếu ở kênh rạch, sông suối và ao hồ. Trong đó, phổ biến nhất là cá rô phi đỏ, cá rô phi vằn và cá rô phi xanh. Chúng có thể sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ và nước phèn nhẹ.

Thân cá rô phi có màu hơi tím cùng với vảy sáng bóng, xuất hiện 9 - 12 sọc đậm chạy song song từ lưng xuống bụng. Chiều dài có thể tới 0.6m và nặng khoảng 4kg, cá rô phi đực có tốc độ lớn nhanh hơn so với con cái.

Cá sặc

Cá sặc

Cá sặc rằn có tên khoa học là Trichogaster pectoralis, thuộc họ Cá tai tượng (Osphronemidae), còn gọi là cá rô tía Xiêm, cá lò tho hoặc ca rô da rắn. Ở nước ta, chúng chủ yếu sống tại khu vực miền Nam như Kiên Giang và Cà Mau.

Thân cá dẹt và dài. Vây ngực dài, vây lưng tròn đối với con cái nhưng lại dài đối với con đực, và vây bụng như sợi chỉ và rất nhạy cảm.

Ngoài ra, cá sặc đực có màu sắc bắt mắt hơn so với con cái, có màu ánh sang màu vàng nâu.

Cá tai tượng

Cá tai tượng

Cá tai tượng có tên khoa học là Osphronemus goramy, thuộc họ Cá tai tượng (Osphronemidae). Tại Việt Nam, chúng sống chủ yếu ở khu vực sông Đồng Nai và La Ngà, có thể thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt trong môi trường nước ngọt lẫn nước lợ.

Thân cá tai tượng dẹt bên, có chiều dài gấp đôi so với chiều cao của nó. Miệng khá rộng, mõm nhọn và vây lưng dài cùng với tia vây mềm.

Cá lóc

Cá lóc

Cá lóc có tên khoa học là Ophiocephalus striatus, thuộc bộ Cá quả, còn gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối, cá sộp hoặc cá lóc bông. Chúng thường sống ở nơi có dòng nước chảy yếu (nước tĩnh) hoặc những nơi có loại hình thủy vực (như ao, hồ, đồng ruộng, kênh mương,…).

Trọng lượng cá lóc có thể nặng tới 5 - 7kg và sống thọ đến 10 năm (trung bình từ 4 - 5 năm). Thân cá hình trụ dài, miệng rộng và hàm răng sắc. Tùy theo khu vực sinh sống mà cá lóc có thêm nhiều đặc điểm khác nhau như: cá lóc ở ruộng cạn thì có vảy trên đầu, lưng màu đen ửng vàng, trong khi cá lóc ở vùng nước sâu thì có lớp vảy trên đầu và lưng chỉ màu đen, đồng thời vảy dưới bụng màu trắng.

Cá bống

Cá bống

Cá bống tượng tên khoa học là Oxyeleotris marmorata, thuộc họ Cá bống. Tại Việt Nam, chúng thường hay xuất hiện ở khu vực sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ và sông Đồng Nai.

Thân hình cá bống tượng hình thoi tròn, màu đen và có điểm vài ít vằn màu nâu. Đầu to hơn so với thân, hàm răng sắc nhọn và phần đuôi có hình chữ V màu đen rất dễ nhận biết.

Cá bống có nhiều nhớt, lưng có màu hơi xám và da bóng, mang phùng to cùng với trọng lượng trung bình từ 50 - 100gr. Cá bống tượng có sức khỏe tốt, thịt dày và ngon. Khi chế biến, thịt cá có màu trắng tinh, như thịt gà nên có độ dai và vị ngọt đặc trưng.

Cá chim trắng

Cá chim trắng

Cá chim trắng tên khoa học là Pampus argenteus, thuộc họ Stromateidae, sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Trung Đông.

Thân hình cá chim trắng gần như phẳng, vây đuôi chẻ cùng với vây ngực dài, kèm với một ít vảy. Trọng lượng cá chim trắng nặng từ 4 - 6kg. Thịt cá chim trắng mềm và ngon.

Cá trắm đen

Cá trắm đen

Cá trắm đen còn gọi là cá trắm cỏ xanh. Loài này có thân dài, dạng ống tròn, môi nhọn, không râu, trên lưng màu đen, bụng cá có màu trắng sữa, thịt trắng và chắc, xương dăm to nhưng ít. Cá trắm đen thường nặng khoảng 3-5kg.

Cá trắm trắng

Cá trắm trắng

Cá trắm trắng hay còn gọi là cá trắm cỏ, thân dài, cũng dạng ống tròn, mồm tròn, không râu, lưng thẫm, toàn thân có màu vàng bìa, bụng trắng tro, thịt mềm, xương ít. Cá trắm cỏ thường nặng khoảng 1-3kg.

Cá trôi

Cá trôi

Cá trôi có thân cân đối, thuôn dần về phía đuôi. Phần đầu múp, dài vừa phải; mõm tù, hơi nhô ra, không có đường gấp nếp. Môi dưới và hàm dưới của cá có rãnh ngăn cách. Đỉnh đầu nhẵn, lỗ mũi ở gần mắt hơn mõm. Mang hẹp, liền với eo. Cân nặng trung bình của một con cá trôi thường là từ 800gr đến 2kg.

Cá mè

Cá mè

Cá mè có đầu to, thân dẹp và thon dài, vảy nhỏ màu trắng. Trong thân thể cá có tuyến tiết mùi tanh nên rất tanh. Loài cá này có cá mè trắng và cá mè hoa.

Lươn

Lươn

Lươn có tên khoa học là Monopterus albus, thuộc họ Lươn (Synbranchidae). Chúng sống chủ yếu ở khu vực tầng đáy trong môi trường nước ngọt và ấm áp, như kênh mương, đầm lầy và ruộng lúa.

Lươn hô hấp qua mang nằm ở khoang bụng và ruột, không có bong bóng. Chiều dài trung bình từ 25 - 40cm, thậm chí đến tận 1m. Thân hình trụ, da trần không có vảy và vây lưng nối liền với vây đuôi, vây hậu môn. Đuôi vót nhọn.

Miệng lớn, hai hàm đều có răng nhỏ và mắt nhỏ. Vùng bụng có màu trắng hoặc nâu nhạt, trong khi phần lưng có màu nâu.

  • Loạt ảnh chụp siêu trăng lớn nhất năm 2023, tỏa sáng rực rỡ làm xiêu lòng người yêu thiên văn khắp thế giới
  • "Sinh vật bí ẩn" dưới biển sâu Việt Nam được các nhà khoa học xác định là một loài vật mới
  • Nhà khảo cổ đào được "con rồng" lạ trên ruộng, chuyên gia: "Hãy báo cảnh sát càng sớm càng tốt"

Từ khóa » Các Loại Cá ở Việt Nam