Tổng Hợp Các Loại Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Thương Mại

1. Chi phí là gì?

Chi phí có nghĩa là giá trị của nguồn lực được dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu về lợi nhuận và doanh thu. Bản chất của chi phí chính là sự đánh đổi để lấy những kết quả khác, kết quả đó thể hiện dưới dạng vật chất ví dụ là sản phẩm, tiền...hay không phải dạng vật chất hữu hình như kiến thức, dịch vụ.

2. Các loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại

Để kinh doanh, hoạt động và vận hành thuận lợi, doanh nghiệp cần phải bỏ ra những loại chi phí khác nhau như chi phí về nguyên vật liệu, phí thuế nhân công, sản xuất chung và những chi phí khác ngoài sản xuất.

Chi phí về nguyên vật liệu

Một trong những loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại phải nói đến đầu tiên đó là chi phí về nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu gọi là toàn bộ giá trị về nguyên liệu, vật liệu, công cụ, phụ tùng để thay đổi, dùng cho sản xuất. Chi phí về nguyên vật liệu bao gồm các nguyên vật liệu chính và những nguyên vật liệu phụ trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm xây lắp.

  • Nguyên vật liệu chính gồm các nguyên vật liệu tham gia trong quá trình sản xuất. Chi phí của nguyên vật liệu chính xây dựng dựa vào định mức chi phí nhất định.
  • Nguyên vật liệu phụ là những vật liệu dùng để kết hợp với các vật liệu khác trong quá trình sản xuất nhằm làm tăng thêm chất lượng và thẩm mỹ cho sản phẩm hoặc là đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được thuận lợi.

Chi phí thuê nhân công

Chi phí nhân công gọi là các khoản để chi trả cho việc thuê nhân viên trong doanh nghiệp. Các chi phí này gồm có tiền lương cho đến những khoản phụ cấp, trợ cấp như tiền thưởng, tiền trợ cấp ăn uống, tiền xăng xe đi lại...có tính chất lượng trước khi trừ những khoản giảm trừ. Trong số những loại chi phí trong doanh nghiệp thì đây là một khoản chi phí chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Chi phí về khấu hao TSCĐ

Đây là loại chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả cho những tìa sản cố định rong sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao bao gồm các chi phí khấu hao hữu hình và khấu hao vô hình. Trong đó, chi phí khấu hao hữu hình coi là giá trị khấu hao mà công ty bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với những tài sản cố định căn cứ vào thời gian sử dụng của nó. Chi phí khấu hao vô hình là loại tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất nhưng vẫn mang đến giá trị chung của doanh nghiệp, được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Các chi phí ngoài sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất là các chi phí phát sinh liên quan đến những hoạt động bán hàng và quản lý trong doanh nghiệp. Các chi phí này có thể bao gồm chi hí quản lý khách hàng, chi phí tiếp thị và chi phí chăm sóc khách hàng...Để giảm thiểu tối đa chi phí ngoài sản xuất, doanh nghiệp cần phải áp dụng các giải pháp tối ưu trong quản lý và vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các giải pháp công nghệ như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được về thời gian và chi phí quản lý và vận hành doanh nghiệp.

3. Phân loại chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Đối vơi những doanh nghiệp thương mại thì các hoạt động mua và bán hàng hoá nhằm thu lợi nhuận để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của doanh nghiệp và được coi là hoạt động kinh tế chủ chốt. Tuỳ theo mục tiêu của việc quản lý, các doanh nghiệp sẽ có những cách phân loại về chi phí khác nhau. Dưới đây ,làmột số tiêu chí để phân loại chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, bạn có thể tham khảo để kiểm soát chi phí được hiệu quả hơn.

3.1 Phân loại dựa theo nội dung kinh tế của chi phí

- Chi phí để vận chuyển hàng hoá.

- Chi phí để thu mua, bảo quản và tiêu thụ hàng hoá doanh nghiệp. Nhóm này gồm có:

+ Tiền lương và những khoản bảo hiểm.

+ Tiền đẻ thuê nhà cửa, các công cụ lao động dùng cho việc mua bán và quản lý hàng hoá.

+ Chi phí để sửa chữa TSCĐ.

+ Trừ dần vào công cụ nhỏ.

+ Chi phí để phân loại bao bì, đóng gói và bảo quản hàng hoá.

+ Chi phí về nguyên vật liệu, điện nước...

+ Chi phí để quảng cáo.

+ Chi phí cho đào tạo cán bộ ngắn hạn.

+ Chi phí bảo hành về sản phẩm hàng hoá.

+ Chi phí hoa hồng để trả các đại lý

+ Các loại chi phí khác.

+ Phí hao hụt tự nhiên

+ Chi phí quản lý hành chính của doanh nghiệp như lương, các khoản phụ cấp khấu hao TSCĐ...

3.2 Phân loại dựa theo yêu cầu quản lý tài chính và hạch toán trong doanh nghiệp

- Chi phí để mua hàng

- Chi phí để bán hàng bao gồm:

+ Chi phí cho nhân viên bán hàng.

+ Chi phí cho vật liệu bao bì.

+ Chi phí mua dụng cụ đồ dùng phục vụ bán hàng.

+ Chi phí để khấu hao TSCĐ trong bộ phận bảo quản hàng hoá

+ Chi phí cho dịch vụ mua ngoài.

+ Các loại chi phí khác.

- Chi phí cho quản lý doanh nghiệp, gồm có:

+ Chi phí cho nhân viên quản lý.

+ Chi phí mua vật liệu quản lý.

+ Chi phí mua đồ dùng văn phòng.

+ Chi phí khấu hao các TSCĐ trong bộ phận quản lý chung.

+ Thuế, phí và các lệ phí.

+ Chi phí về các dịch vụ mua ngoài.

+ Các phí về các dịch vụ mua ngoài.

+ Các chi phí khác bằng tiền.

Loại Chi phí quản lý doanh nghiệp là một bộ phận chi phí gián tiếp nằm trong nhóm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

3.3 Phân loại dựa theo tính chất của những khoản chi phí phát sinh

Tiền lương trả cho những người lao động ở doanh nghiệp.

Tiền để cung cấp dịch vụ, lao động cho những ngành kinh tế khác nhau

Hao phí của vật tư doanh nghiệp thương mại bao gồm những khoản tiền khấu hao TSCĐ, hao phí về nguyên liệu, vật liệu để bao gói, bảo quản.

Hao hụt hàng hoá là loại khoản chi phí phát sinh từ hao hụt tự nhiên của các hàng hoá kinh doanh do những điều kiện tự nhiên và tính chất lý hoá trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ hàng hoá.

Các khoản chi phí khác phải chi.

3.4 Phân loại dựa theo tính chất biến đổi của chi phí so với mức lưu chuyển hàng hoá

Chi phí cố định hiểu là những chi phí phát sinh trong kỳ không thay đổi hay thay đổi không đáng kể khi mà mức lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp thương mại thay đổi. Chi phí này bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền thuê cửa hàng, kho trong một thời kỳ, lương cho cán bộ gián tiếp.

Chi phí biến đổi là các khoản chi phí thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của mức lưu chuyển hàng hoá. Chi phí thuộc nhóm này bao gòm chi phí về các bao bì vật liệu đóng gói, lương cho cán bộ trực tiếp, các lương khoán thu nhập, chi phí nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển bảo quản.

Trên đây là một số cách phân loại chi phí của doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp bạn có thể tiến hành phân loại theo những tiêu chí khác nhau như chi phí trực tiếp, gián tiếp, chi phí thực tế...

4. Ví dụ về doanh nghiệp thương mại

Trên thực tế có một số loại doanh nghiệp thương mại như sau:

4.1 Doanh nghiệp thương mại kinh doanh chuyên môn hoá

Đây là loại doanh nghiệp chuyên kinh doanh đặc thù một hoặc một nhóm hàng hoá có cùng công dụng, tính chất nhất định và cụ thể.

Ví dụ như: Doanh nghiệp thực phẩm, xăng dầu

  • Lợi thế là:

Thâm nhập sâu, rộng trong thị trường, tiếp cận và nắm bắt được các thông tin người mua, người bán, giá cả trên thị trường, tình hình về hàng hoá, dịch vụ chính xác nhằm tăng khả năng cạnh tranh cao.

Với lợi thế về chuyên môn hoá này, đặc biệt là có cơ sở vật chất giúp tạo ra ưu thế cạnh tranh cao so với đối thủ khác.

Có đội ngữ nhân viên có chuyên môn sâu.

  • Nhược điểm

Việc chuyển hướng kinh doanh chậm nếu như thị trường thay đổi về xu thế kinh doanh,

4.2 Doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp

Doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp là một loại hình kinh doanh đồng thời nhiều hàng hoá có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau. Công ty có hoạt động kinh doanh tổng hợp mà không lệ thuộc vào bất cứ loại hàng hoá hay thị trường truyền thống, kinh doanh bất cứ hàng hoá nào đem lại lợi thế.

  • Ưu điểm là

Hạn chế được nhiều rủi ro trong kinh doanh do dễ điều chỉnh được hướng kinh doanh.

Có thể quay vòng nhanh, bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hoá cho nhiều nhu cầu.

Có thị trường tiêu thụ rộng, luôn có các thị trường mới, tạo điều kiện để phát triển những dịch vụ bán hàng.

  • Nhược điểm là

Khó trở thành một thương hiệu độc quyền tại thị trường.

Đội ngũ chuyên gia ngành hàng khó đào tạo.

4.3 Doanh nghiệp thuuơng mại được lập bởi những cá nhân, tổ chức thông thường

Đây là một loại hình doanh nghiệp thương mại được lập bởi các cá nhân hoặc tổ chức tự xây dựng và tự chịu trách nhiệm với pháp luật về tất cả các hoạt động kinh doanh thương mại cũng như tài sản của doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân.

Trên đây là bài viết về vấn đề "Tổng hợp các loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại". Hiểu rõ những loại chi phí này giúp cho doanh nghiệp có thể tối ưu hoá được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc quản lý chi phí trong doanh nghiệp thương mại hiệu quả, bạn cũng cần tính đến những rủi ro về chi phí có thể xảy ra để có phương án ứng phó.

Mội thắc mắc hoặc hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ Công ty CP Tư vấn Dịch vụ Tâm Minh Phát qua hotline: 0325.959.468 hoặc email: [email protected]

nhà thông minh huế

khóa điện tử huế

Từ khóa » Ví Dụ Về Các Loại Chi Phí