[Tổng Hợp] Các Loại Đạm Nitrat Phổ Biến NHẤT Hiện Nay
Phân đạm,phân lânvàphân kali là loại phân bón hóa học cung cấp 3 nguyên tố đa lượng cần thiết nhất cho cây trồng. Đặc biệt trong đó, đạm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển, sinh trưởng của cây và giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phân đạm Nitrat là một trong những loại đạm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Vậy đạm Nitrat là gì? Chúng gồm những loại nào? Hãy cùnghóa chất VNTtìm hiểu về loại đạm đặc biệt này.
Phân đạm Nitrat là gì?
Phân đạm Nitrat là loại phân được tổng hợp các muối Nitrat như Natri Nitrat ( NaNO3), Canxi nitrat (Ca(NO3)2)… Chúng được điều chế từ Axit Nitric và Cacbonat kim loại tương ứng.
Đạm Nitrat với ion NO3– mang điện tích âm khi cây hấp thụ được sẽ kéo theo các dưỡng chất quan trọng mang điện tích dương như Mg+, Ca+, Na+, Bo+… giúp cây phát triển một cách toàn diện hơn.
Tỷ lệ %N thực tế thường thấp hơn vì thường lẫn nước.
Phân đạm Nitrat thích hợp dùng cho những vùng đất chua, mặn. Đây là loại đạm cây trồng dễ hấp thụ.
Các loại đạm Nitrat thường gặp
1. Natri nitrat
– Công thức: NaNO3
– Hình dạng ngoại quan: dạng hạt màu trắng.
– Phân đạm Nitrat được sử dụng đầu tiên là natri nitrat, chứa 16%N và 25% Na2O, có thêm một ít vi lượng Bo.
– Đạm natri nitrat có nhiều tên gọi khác như muối diêm, Sodium saltpeter, Nitratine…
– Đạm Natri nitrat rất có lợi cho cây lấy đường như mía, củ cải đường và các cây lấy củ như cà rốt, khoai tây, khoai lang…
Phân bón Natri Nitrat
– Ứng dụng của Natri nitrat:
+) NaNO3 được sử dụng rộng rãi làm phân bón và là nguyên liệu thô trong sản xuất thuốc súng.
+) Là nguyên liệu sản xuất acid nitric.
+) Natri nitrat được dùng để kết hợp với Kali nitrat trong các tấm thu nhiệt mặt trời.
+) Sử dụng để xử lý nước thải .
– Bảo quản: Nơi khô mát, thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp.
>>Xem ngay phân bón NANO3để hiểu hơn về loại phân bón này
2. Canxi nitrat
– Công thức: Ca(NO3)2
– Hình dạng ngoại quan: dạng hạt màu trắng.
– Canxi nitrat có chứa 15-15,5% N và 25% CaO.
– Canxi nitrat là loại kiềm mạnh, rất có lợi khi dùng bón cho những vùng đất chua. Một tỷ lệ canxi nitrat trong phân phức sẽ là nguồn cung cấp canxi thích hợp cho cây trồng đất chua.
Phân bón Canxi Nitrat
– Ứng dụng của canxi nitrat:
* Trong nông nghiệp:
+) Làm nguyên liệu cung cấp Ca và N dễ hấp thụ cho cây. Ca và N là 2 nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
+) Nguyên tố Ca có tác dụng điều chỉnh độ chua của tế bào, ảnh hưởng tới sự hình thành rễ và mầm non và quá trình hút chất dinh dưỡng, hút nước và tạo sinh khối mới.
+) Làm tăng độ kiềm của đất, ức chế ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất.
+) Cải tạo đất: Hạ phèn, khử mặn, ngăn cản sự thoái hóa đất, tăng độ thấm của đất, giảm độc sắt, nhôm và mangan.
*Ứng dụng khác của Canxi nitrat:
+) Trong xử lý nước thải: Nhờ sự xuất hiện của nitrat mà quá trình tổng hợp Sunfat ngừng lại, dẫn đến ngăn chặn được sự hình thành H2S có mùi trừng thối.
+) Trong xây dựng: làm hỗn hợp bê tông hiệu quả.
+) Là chất làm đông mủ cao su.
– Bảo quản: Nơi khô mát, thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp.
>>Để hiểu hơn về loại phân bón này xem ngay phân bón Canxi nitratetại đây.
3. Magie nitrat
– Công thức: Mg(NO3)2
– Hình dạng ngoại quan: Hạt tinh thể trong suốt, dễ tan trong nước.
– Magie nitrat có chứa 13- 15% N và 8% MgO dễ tan.
– Ứng dụng của Magie nitrat:
* Trong nông nghiệp:
+) Magie nitrat dễ tna trong nước, là nguồn cung cấp Mg và N hòa tan dễ hấp thu cho cây trồng.
+) Magie nitrat giúp hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu nước cho quá trình tổng hợp chất diệp lục, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây.
+) Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng phân bón Magie nitrat có thể làm tăng 10- 30% năng suất cây trồng.
+) Magie nitrat có thể được sử dụng làm phân bón lá, do tính dễ tan trong nước, không chứa Clo, Nitơ và những kim loại nặng khác.
+) N dạng nitrat hòa tan được cây hấp thu nhanh. Loại phân này được sử dụng ở các loại đất thiếu magie.
Phân bón Magie Nitrat
* Ứng dụng khác của magie nitrat:
+) Dùng trong một số lĩnh vực như xử lý nước, mực in, chất chống đông…
+) Dùng để sản xuất muối nổ trong lĩnh vực sản xuất thuốc nổ.
– Bảo quản: Nơi khô mát, thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp.
>>Magie nitrat có rất nhiều ứng dụng tuyệt vời. Xem ngayphân bón Magie nitratđể hiểu hơn về loại phân bón này
4. Amon Nitrat
– Công thức: NH4NO3
– Hình dạng ngoại quan: có dạng tinh thể, màu vàng xám, dễ chảy nước.
– Amon nitrat cung cấp N cho cây ở cả dạng ion NH4+ và NO3– .
– Tùy tỷ lệ chất phụ trợ để tạo viên, giảm sự hút ẩm mà amon nitrat có tỷ lệ N rất khác nhau. Chất phụ trợ thường dùng là bột CaCO3 , bột CaCO3. MgCO3 sét hoặc kaolin. Khi không trộn chất phụ trợ và chất bọc viên thì tỷ lệ N vào khoảng 22%.
– Tùy theo tỷ lệ N mà người ta chia ra 3 loại Amon nitrat:
+ Loại Amon nitrat có tỷ lệ N thấp: chỉ chứa 64% amon nitrat, 36% CaCO3. Loại này chứa 22% N, dùng cho đất chua.
+ Loại Amon nitrat có tỷ lệ N trung bình: chứa 26- 27% N.
+ Loại Amon nitrat có tỷ lệ N cao: chưa 33- 35% N.
Amon nitrat có 2 ưu điểm chính:
+) Không làm chua đất.
+) Phân amon nitrat hiệu quả cao ngay cả với đất khô hạn, thiếu nước.
Loại phân này đem lại hiệu quả tốt đối với những cây ưa nitrat như bông, đay, mía, các loại cây lấy củ, cà phê, cao su, cây ăn quả lưu niên.
Nhược điểm:
+ Là loại phân dễ hút ẩm, nên khó bảo quản.
+ Dễ hòa tan nên rất dễ bị rửa trôi, không thích hợp với đất nhẹ, những vùng mưa nhiều.
+ Phân amon nitrat không phù hợp để bón cho lúa nước, vì đặc tính dễ bị rửa trôi và hiện tượng phản ứng nitrat hóa làm giảm hiệu quả của phân đáng kể.
– Bảo quản: Nơi khô mát, thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp.
5. Kali nitrat
– Công thức: KNO3
– Hình dạng ngoại quan: hạt màu trắng
– Phân Kali nitrat chứa 13% N và 44% K2O. phân Kali nitrat có hàm lượng kali cao nên thường được dùng như một loại phân kali.
– Ứng dụng của Kali nitrat:
* Trong nông nghiệp:
+) Là nguồn không chứa clo, cung cấp nitơ và kali với hàm lượng cao cho cây trồng giúp tăng năng suất và cải thiện chất lượng cho các loại cây trồng, hoa quả…
+) Kích thích trổ hoa theo ý muốn nghịch vụ.
+) Giúp tăng hiệu quả phòng trị bệnh khi được pha chung với thuốc trừ bệnh.
+) Sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng trên các loại đất, loại phân này thích hợp cho đất chua , xám, bạc màu, đất cát thường ít magie.
+) Kali nitrat cải thiện hiệu quả sử dụng nước của mùa màng, tiết kiệm nước, ngăn thất thoát nước, tăng khả năng chịu hạn của cây.
Phân đạm Kali Nitrat
* Ứng dụng khác:
+) Dùng như 1 chất oxy trong việc sản xuất bột màu đen của tên lửa.
+) Dùng để điều chế oxy trong phòng thí nghiệm.
+) Sử dụng trong một số loại kem đánh răng cho răng nhạy cảm.
+) Dùng trong bảo quản thực phẩm.
>KNO3 là dòng đạm khá được ưa chuộng. Tìm hiểu ngay về loạiphân bón Kali Nitratnày ngay nhé
6. Canxi – Magie nitrat
Canxi -magie nitrat được sản xuất bằng cách dùng dolomoit kết hợp với acid nitric. Loại phân này cung cấp N, Ca và Mg chất lượng cho cây trồng.
Canxi – magie nitrat có chứa 13 – 15% N, 8% MgO và thường được sử dụng cho các loại đất thiếu magie.
Một số lưu ý khi sử dụng đạm Nitrat
– Phân dễ tan,thẩm thấu nhanh, hàm lượng N cao, thích hợp cho các loại cây trồng lấy lá.
– Không bón đạm nitrat khi mưa, giông sẽ gây thất thoát đạm do bị rửa trôi.
– Đạm nitrat có tính chua, cần chú ý phối hợp với phân kiềm, tro hoặc vôi để cân bằng lại độ pH cho đất trồng.
– Cần lưu ý bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không đổ ra nền, không tựa bao bì vào tường, phải để vào bao giấy hoặc bao nilon, tránh ánh nắng mặt trời.
Qua bài viết, hóa chất VNT đã giúp bà con hiểu thêm về đạm nitrat. Nếu muốn đặt mua loại đạm mang lại giá trị cao này, hãy liên hệ ngay với hóa chất VNT.
Hóa chất VNT là công ty hàng đầu chuyên phân phối các loại phân đạm, lân, kali, và các loại phân bón khác chính hãng, chất lượng với giá hấp dẫn nhất. Luôn luôn đặt giá trị của khách hàng lên hàng đầu, hóa chất VNT luôn làm hài lòng mọi khách hàng.
Từ khóa » đạm Nitrat Và đạm Amon
-
Yara Vietnam - ĐẠM NITRAT Và ĐẠM AMON *** ĐẠM ... - Facebook
-
Nên Bón Đạm Dạng Amon Hay Dạng Nitorat? Phân Biệt đạm Gốc ...
-
4 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG KẾT HỢP CẢ ĐẠM AMONI VÀ ...
-
Lựa Chọn Phân đạm Nitrat Hay đạm Amoni để Phối Hợp Với Phân Kali ...
-
Giới Thiệu Các Loại Phân Đạm (N) Trên Thị Trường Hiện Nay - Cây Giống
-
Giới Thiệu Và Phân Loại Các Loại Phân đạm Vô Cơ
-
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI PHÂN ĐẠM - VGA Group
-
Tìm Hiểu Phân Đạm Amoni Và Những Ứng Dụng Của Nó
-
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI PHÂN ĐẠM - Tanixa
-
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP ĐẠM: DẠNG ...
-
Phân đạm Là Gì? Ảnh Hưởng Của Nó đến Cây Trồng Như Nào?
-
CÁC LOẠI PHÂN ĐẠM VÀ CÁCH SỬ DỤNG
-
Các Loại Phân đạm Và Cách Sử Dụng - Huyện Châu Thành
-
Bô Sung Kiến Thức Về Các Loại đạm được Sử Dụng Thế Nào? - Hacheco