Tổng Hợp Các Loại Sâu ăn Lá Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Chữa Trị đơn ...

Cách đây 2 hôm tôi có kiểm tra cây hồng Đào ở quê thì phát hiện rất nhiều sâu ăn lá và bọ cánh cứng vào buổi tối (khi soi đèn xem) và quyết định “trị” chúng để cứu cây hoa hồng.

Sâu – Bọ là loại ăn lá và búp non trên hoa hồng vào chiều tối, buổi tối, chúng không gây hại nhiều như: Nấm mốc hay Trĩ- Nhện- Rệp nhưng cũng làm cho cây bị xấu, chồi và nụ non bị hỏng.

Sâu- Bọ là loại dễ phòng và chữa nên các bạn có thể áp dụng những phương pháp thủ công và cũng cho hiệu quả rất cao.

Hãy cùng yeuhoahong tìm hiểu qua về nhóm bệnh sâu-bọ haị cây nhé !

Đầu tiên phải kể đến bọ cánh cứng,1 loại bọ ăn tạp, có bộ răng sắc bén và gây ảnh hưởng đến quang hợp của lá hồng.

lá bị bọ cánh cứng cắn
bọ cánh cứng ăn lá non trên cây hoa hồng

Đặc điểm bọ cánh cứng: Có chiều dài 1.27cm, cánh, thân cứng , màu nâu trên thân có một lớp lông mịn, trắng. Chúng hoạt động chủ yếu về ban đêm.

con bọ cánh cứng
Con bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng

Ảnh hưởng của cây hồng khi bị bọ cánh cứng tấn công: Khi bị bọ tấn công thì những nụ non bị cắn dứt ngang, lá non, lá bán tẻ bị ăn theo hình tròn, hình quả trám và nhìn những đường nham nhở trên lá. Những đường cắt dứt khoát.

Bọ cánh cứng thường hoạt động về đếm nên rất khó kiểm soát vì vậy gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hoa hồng như: Hỏng nụ, lá bị ăn hết không quang hợp được => cây bị yếu, còi cọc.

Cách phòng/ trị bệnh cho cây: Thực ra bọ cánh cứng không có thuốc phòng, cách phòng bệnh hiệu quả nhất đó là xung quanh nơi trồng hồng phải thoáng, ít cây dại mọc um tìm.

Cách trị: bằng phương pháp thủ công: Canh chừng giờ hoạt động của bọ (19-21 giờ là nhiều nhất) và bắt thủ công như soi đèn trên cây và bắt từng con nếu số lượng cây ít.

Nếu số lượng cây nhiều thì bắt bằng cách soi đèn nhử sáng để bọ tự động bay vào (cách làm đèn nhử này rất phổ biến trên google).

Dùng chế phẩm rượu – gừng -tỏi – ớt ngâm với nhau chắt nước cốt hòa cùng nước sạch phun trực tiếp vào chiều tối.

Dùng thuốc Confidor nếu như bận làm vườn, hoặc số lượng bọ ăn cây hồng quá nhiều, và đỡ mất thời gian, đuổi bọ nhanh chóng hơn.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Confidor phun trực tiếp phải dùng đồ bảo hộ lao động, và phun định kỳ hoặc cách 3 ngày nhắc lại thuốc để đuổi hết bọ cánh cứng.

Bệnh sâu xanh trên cây hoa hồng 

Cũng giống như bọ cánh cứng, sâu xanh chủ yếu ăn lá non, búp non trên cây hoa hồng.

Đặc điểm của sâu xanh: Bướm đẻ trứng trên lá của hoa hồng, sau khoảng 7-10 ngày trứng nở thành ấu trùng (sâu con), chúng bò và phân tán rất nhanh trên các lá của cây hoa. Đặc điểm dài gần 1cm, mình có màu xanh, lông mềm và đầu có chấm đen, hoạt động, phát triển rất nhanh.

Ảnh hưởng đến cây: Lá sẽ xuất hiện những màng mỏng trong suốt, phần diệp lục bị sâu ăn hết và lác đác trên lá.

Sâu trưởng thành thì ăn hết phần lá tạo thành những đường dọc dài giống bọ cánh cứng, sâu trưởng thành có thể ăn cả phần nụ của cây, và nằm dưới mặt dưới của lá.

Cây hồng bị sâu tấn công thường có lá nham nhở, cây còi cọc, quang hợp kém.

Cách phòng/ trị bệnh cho cây: Sâu xanh là loại có vòng đời dài hơn trĩ, nhện nên khả năng kháng thuốc không cao,

Nếu như cây bị sâu tấn công ít thì chúng ta có thể bắt bằng tay hoặc dùng chế phẩm rượu – gừng – tỏi -ớt pha với nước xịt lên lá để phòng và chữa bệnh.

Trong trường hợp sâu xanh phá hoại nghiêm trọng thì phải phun thuốc sinh học như: NEENIM, ANISAF SH01…

Dịch vụ chăm sóc, phun thuốc cho hoa hồng ở Hà Nội Uy tín và chất lượng.

Các bạn hãy liên hệ “yeuhoahong” để được tư vấn miễn phí và chăm sóc cây uy tín giá rẻ tại nhà.

Xem thêm:

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RỆP VẢY, RỆP SÁP TRÊN HOA HỒNG CỰC ĐƠN GIẢN

Hotline -zalo/facebook: 0366.136.283.

Facebook: Phạm Thị Giang

Youtube: Yêu Hoa Hồng.

Chúc các bạn chơi hoa có những cây hồng đẹp, sạch bệnh/.

Từ khóa » Cách Trị Sâu Bệnh Cho Hoa Hồng