Tổng Hợp Các Loại Trần Nhà đang Là Xu Hướng Hiện Nay - WEDO
Có thể bạn quan tâm
Không còn là những bức tường nhạt nhòa, các loại trần nhà trong kiến trúc hiện đại đã có nhiều đổi mới với những trang trí, thiết kế ấn tượng, mang đến không gian mới mẻ cho căn nhà. Để có được một trần nhà chắc chắn và hợp thẩm mỹ thì cần phải lựa chọn những vật liệu phù hợp.
MỤC LỤC
- 1 Các loại trần nhà được ưa chuộng hiện nay
- 1.1 Trần nhà thạch cao
- 1.1.1 Trần thạch cao nổi (trần thả)
- 1.1.2 Trần thạch cao chìm
- 1.2 Trần nhà bằng gỗ
- 1.3 Tấm trần nhựa – Vật liệu thi công trần nhà giá rẻ
- 1.4 Trần nhà bằng tôn
- 1.5 Nhôm – Vật liệu thi công các loại trần nhà cao cấp
- 1.6 Tấm trần xi măng vân gỗ Smartwood – Vật liệu thi công trần nhà hoàn hảo
- 1.1 Trần nhà thạch cao
- 2 Những lưu ý khi thiết kế các loại trần nhà đẹp
- 2.1 Sự tương phản trong thiết kế
- 2.2 Sử dụng đèn âm trần cho ngôi nhà
- 2.3 Sử dụng kết hợp nhiều chất liệu khác nhau trong thiết kế
- 2.4 Thiết kế các loại trần nhà dựa vào màu sắc của tường
Các loại trần nhà được ưa chuộng hiện nay
Trần nhà thạch cao
Trần thạch cao là loại trần phổ biến nhất hiện nay, bất kỳ không gian nào cũng có thể sử dụng trần thạch cao. Trần nhà thạch cao có ưu điểm là dễ thi công, dễ tạo hình, nhẹ và an toàn. Hơn nữa, trần nhà làm bằng thạch cao cũng có khả năng chống thấm, cách âm rất tốt. Với chi phí thấp, độ bền cao nên trần nhà thạch cao được sử dụng rộng rãi từ thiết kế nhà cho tới thiết kế văn phòng, nhà hàng, siêu thị,…
Trên thị trường hiện nay, trần nhà thạch cao có 2 loại:
Trần thạch cao nổi (trần thả)
Với hệ thống khung lộ, các đường ghép tấm thạch cao ẩn sau phần khung nên việc kết dính các tấm thạch cao dễ hơn trong công tác thi công đối với trần chìm. Một số nhà thiết kế còn tận dụng xà, dầm ngang để làm khung ghép tấm thạch cao.
Trần thạch cao nổi tiếp tục được đánh giá cao trong các loại trần nhà phổ biến và thường được sử dụng trong thiết kế và thi công nhà ở, rạp chiếu phim, phòng hát karaoke… với nhiều ưu điểm như lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng bảo trì, linh hoạt trong việc sửa chữa hệ thống điện và các mối nối.
Trần thạch cao chìm
Trong các loại trần nhà phổ biến, trần thạch cao chìm có công dụng che đi phần dầm, xà của trần để đảm bảo các yêu cầu về gu thẩm mỹ, sở thích, cách sáng tạo trong thiết kế, thi công của kiến trúc.
Trần thạch cao chìm cần đến một hệ thống khung trần riêng biệt, tạo thuận lợi cho việc kết hợp với đèn trang trí, các họa tiết hoa văn…. Khi thi công trần, chi tiết nối phải được đo và cố định một cách chuẩn xác để trần không có bất kỳ vết hở nào.
Trong các loại trần nhà phổ biến được sử dụng, mẫu trần chìm được đánh giá cao về thẩm mỹ bởi sự đa dạng, phong phú và nhiều mẫu mã như trần chìm 1 màu, trần chìm kẻ sọc dọc, trần vòm cổ điển.
Trần nhà bằng gỗ
Gỗ là vật liệu thiên nhiên mang đến cảm giác gần gũi, thân thiện với con người và đặc biệt được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất. Gỗ thường được dùng chế tạo ra các thiết bị nội thất văn phòng như: làm bàn ghế, kệ tủ, các loại vách ngăn văn phòng, vách ngăn chịu ẩm, vách tiêu âm, vách di động,…và các thiết bị nội thất gia đình cao cấp như: ốp tường, sàn nhà và trần nhà. Trần ốp gỗ mang đến sự sang trọng, hiện đại bậc nhất cho căn hộ.
Trần thạch cao nổi là một trong những loại trần nhà phổ biến và được đánh giá cao trong thiết kế và thi công nhà ở, rạp chiếu phim, phòng hát karaoke… Những ưu điểm của trần thạch cao nổi bao gồm khả năng lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng bảo trì, linh hoạt trong việc sửa chữa hệ thống điện và các mối nối. Ngoài ra, trần thạch cao nổi còn có thể tạo ra các họa tiết và kiểu dáng đa dạng để phù hợp với nhu cầu thiết kế của từng ngôi nhà và tạo nên một không gian đẹp mắt và sang trọng.
– Gỗ thường có màu đặc trưng thường màu vàng ở các tông đậm nhạt khác nhau, hoặc màu nâu, hoặc nâu trầm nên cần phải có sự phối hợp hài hòa với tổng thể không gian nội thất. Có thể thấy loại trần này ở các biệt thự cổ hoặc theo phong cách Nhật, trong phòng khách, các quán trà đạo.
– Độ dày trung bình từ 8 đến 12mm là vừa với trần, do gỗ có trọng lượng nặng hơn trần vách thạch cao nên việc xử lý trụ nhà rất quan trọng, phải đảm bảo khả năng chịu lực của móng nhà và trần nguyên thủy ở độ đảm bảo nhất có thể.
Trần gỗ cũng có thể được sử dụng để che giấu những khiếm khuyết trên trần nhà bằng cách sử dụng màu sắc và cách trang trí phù hợp. Nếu trần nhà có vết nứt hoặc vết gờ, bạn có thể sử dụng các tấm gỗ ốp để che phủ. Các tấm gỗ ốp này có thể được nhuộm màu hoặc sơn tùy thuộc vào phong cách trang trí của bạn. Tuy nhiên, nếu tường nhà không có vấn đề gì, việc ốp gỗ trên trần cũng là lựa chọn phổ biến của rất nhiều người bởi nó tạo ra cảm giác ấm cúng cho không gian sống của họ.
Tấm trần nhựa – Vật liệu thi công trần nhà giá rẻ
Trần nhà làm bằng chất liệu nhựa PVC được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công trần nhà, bởi giá thành khá thấp và có nhiều mẫu mã đa dạng, đặc biệt phù hợp với các căn nhà cao tầng. Sử dụng trần nhựa PVC là một giải pháp để tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian sống, đồng thời cũng có khả năng cách nhiệt, giảm thiểu hiện tượng ẩm ướt và ngăn ngừa hiện tượng ẩm mốc trong không gian nhà.
Tuy nhiên, trần nhựa cũng có nhiều nhược điểm đặc biệt là vấn đề sức khỏe. Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhựa pvc có chưa khí clo là loại khí độc. Với trần nhựa làm bằng PVC sử dụng làm trần nhà với thời gian sử dụng lâu có thể phân hủy và hòa lẫn vào không khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe những người sống trong gia đình.
Trần nhà bằng tôn
Trần nhà bằng tôn là một trong các loại trần nhà được sử dụng khá phổ biến tại các công trình nhà ở và xây dựng. Tùy theo mục đích người dùng có thể sử dụng trần tôn lạnh, trần nhà bằng tôn giả vân gỗ hoặc trần tôn 3 lớp.
Trần nhà bằng tôn lạnh là một trong những loại trần được thiết kế và sử dụng phổ biến cho các không gian nhà dân, văn phòng công ty và các tòa nhà cao ốc. Tôn lạnh được làm từ nguyên liệu chính là thép nền với mạ kẽm và hợp kim nhôm kẽm phủ màu chất lượng. Tôn lạnh có khả năng chống nóng không kém gì ngói, đồng thời giá thành thấp hơn rất nhiều.
Nhôm – Vật liệu thi công các loại trần nhà cao cấp
Trần nhôm bắt đầu xuất hiện từ khoảng cách đây 15 năm với đặc tính bề mặt mát lạnh nên trần nhôm là một loại vật liệu khá tốt cho những vùng khí hậu nóng quanh năm, nhôm cũng là chất liệu có khả năng làm mát khá tốt vì bản chất nó là vật liệu truyền nhiệt gián tiếp kém.
Trần nhôm lạnh thường được sử dụng để giảm bớt không khí nóng, đặc biệt là trong những nền nhiệt độ cao và thời gian nắng nóng kéo dài. Tuy nhiên, cần xét đến các hạn chế của trần nhôm, bao gồm sự hạn chế về kiểu dáng và mẫu mã, cũng như khó trang trí thêm, do đó trần nhôm lạnh hầu như không có mục đích nào khác ngoài việc chống nóng. Nói chung, tính thẩm mỹ của trần nhôm ở mức trung bình, không có sự nổi bật.
Nếu nói về khả năng sử dụng lâu dài người ta phát hiện ra khá nhiều nhược điểm với trần nhôm như: vấn đề an toàn điện. Những máy móc điều hòa, quạt trần, hệ thống đèn cần được bảo hộ cẩn thận và cách điện tuyệt đối khi thi công trần nhôm, khi có con vật chạy qua hay gió lốc to tiếng ồn mà trần nhôm gây ra làm khá khó chịu.
Tấm trần xi măng vân gỗ Smartwood – Vật liệu thi công trần nhà hoàn hảo
Tấm trần Smartwood được nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan với chất liệu bằng xi măng được gia công bề mặt vân gỗ tinh tế đã và đang là loại sản phẩm gây chú ý với những gia chủ đang có ý định làm một hệ trần độc đáo giả gỗ hay muốn cải tạo thay thế các loại trần truyền thống. Đây là sản phẩm không những thay thế được vẻ đẹp của gỗ tự nhiên mà còn khắc phục được những nhược điểm như mốt mọt, dễ cháy, mục nát nếu bị thấm nước.
Tấm trần Smartwood Thái Lan là sản phẩm được làm từ xi măng Portland, cát siêu mịn (microsilica) và sợi Cellulose cao cấp. Sản phẩm được hấp trong lò kiểm soát nhiệt độ và áp suất chuẩn xác, giúp tăng độ ổn định của sản phẩm.
Tấm trần xi măng vân gỗ Smartwood vẫn giữ trọn được những ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên và phát huy “tính chịu nước” để trở thành một vật liệu làm trần bền bỉ và thích ứng tốt với điều kiện khắc nghiệt vùng Đông Nam Á.
Tấm trần Smartwood thích hợp với nhiều không gian từ sang trọng, cổ điển đến những thiết kế tinh tế hơi hướng hiện đại cho công trình. Vì thế nó cũng được sử dụng cho nhiều không gian như thiết kế phòng khách, phòng ngủ, hội trường, Showroom,…mang lại vẻ khác biệt và tinh tế cho không gian.
Với độ bền cao nó cũng được thi công cho các công trình ngoài trời với nhiều thiết kế linh hoạt. Không chỉ có tác dụng cách nhiệt, cách âm tốt mà Smartwood cò tăng tính thẩm mỹ cho công trình và hứa hẹn là vật liệu thi công trần nhà có độ thẩm mỹ cao.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, vật liệu ốp trần Smartwood đang được các kiến trúc sư và chủ đầu tư ứng dụng rông rãi vào các công trình lớn nhỏ, mang lại không gian sống sáng tạo, đầm ấm cho mọi nhà.
Những lưu ý khi thiết kế các loại trần nhà đẹp
Việc lựa chọn mẫu trần nhà, nguyên vật liệu thiết kế các loại trần nhà đã khó nhưng làm thế nào để có thể thiết kế trần nhà đẹp lại không hề đơn giản một chút nào. Vì vậy, hãy tìm hiều về những điều cần lưu ý sau đây.
Sự tương phản trong thiết kế
Màu sắc của trần nhà là yếu tố quan trọng trong thiết kế không gian sống và nên được lựa chọn sao cho tương phản với màu sắc nội thất trong nhà. Việc đạt được sự tương phản này sẽ tạo ra ấn tượng tốt cho không gian sống. Nếu lựa chọn trần gỗ, nên kết hợp với nội thất màu trắng để tạo ra sự tương phản và làm cho căn phòng trông đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng trần thạch cao, có thể sơn màu phù hợp với màu sắc nội thất trong nhà để tạo ra sự đồng nhất và tạo ra một không gian sống thẩm mỹ.
Sử dụng đèn âm trần cho ngôi nhà
Thường thì những ngôi nhà được thiết kế trần thạch cao sẽ dễ dàng thiết kế đèn âm trần hơn rất nhiều, phần ánh sáng của đèn sẽ mang đến hiệu ứng kích thích thị giác trong ngôi nhà từ đó mang lại sự ấm áp và gần gũi hơn cho ngôi nhà của bạn nhé.
Sử dụng kết hợp nhiều chất liệu khác nhau trong thiết kế
Khi bạn thiết kế trần nhà cho dù là những chi tiết nhỏ nhất cũng nên để ý đến những chất liệu khác nhau mà ta sẽ kết hợp trong đó, thường gặp nhất ở đây có lẽ là chất liệu thạch cao bởi ưu điểm của nó là biến không gian ngôi nhà trở nên đẹp hơn với giá thành rẻ nhất.
Tuy nhiên, nếu như bạn có điều kiện kinh tế thì tại sao không thử kết hợp các loại trần nhà với những vật liệu khác bằng cách biến tấu một chút với gỗ cùng với đó là sự giúp sức thêm của ánh sáng tự nhiên hay đèn điện phù hợp sẽ tạo nên những mảng màu ấn tượng khiến cho ngôi nhà trở nên sang trọng hơn.
Thiết kế các loại trần nhà dựa vào màu sắc của tường
Với một tường nhà có màu sắc đậm thì bạn cũng không nên thiết kế trần nhà với màu sắc không phù hợp, cần đảm bảo sự hài hòa nhất định từ đậm đến nhạt như thế sẽ khiến ngôi nhà trở nên sinh động hơn khá nhiều nhưng vẫn không bị rối mắt.
Trên đây là các loại trần nhà đẹp đã và đang được ưa chuộng cũng như một vài lưu ý giúp thiết kế trần nhà đẹp đơn giản. Để biết thêm các thông tin chi tiết về thiết kế hoặc tư vấn, hỗ trợ về trần nhà, vui lòng liên hệ ngay với Wedo.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung
Tên của bạn
Địa chỉ Email
Số điện thoại
Tiêu đề
Nội dung yêu cầu
Điền captcha ở đây:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
🎁 Tặng Mẫu Nhà Đẹp theo yêu cầu
🎁 Tặng 70% Phí thiết kế nếu thi công nội thất trọn gói
☎️ Tư vấn 24/7 093 889 6767 Kiến trúc & Xây dựng
🎁 Xây dựng trọn gói - Design & Build
chủ đề liên quanTừ khóa » Cách đóng La Phông Nhà Cấp 4
-
Xem Làm Trần Dành Cho Nhà Cấp 4 ! Rẻ Bền Đẹp Với Thời Gian (TC)
-
Nhà Cấp 4 Xem Cách Làm Trần Nhà (TC) - YouTube
-
Nhà Cấp 4 Nên Đóng Trần Gì? Top 5 Mẫu Trần Nhà Chất Lượng
-
Nhà Cấp 4 Nên đóng Trần Gì để Phù Hợp Và Không Bị Lỗi Thời?
-
15 Mẫu Trần Thạch Cao đẹp Cho Nhà Cấp 4 được Lựa Chọn Nhiều Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Đóng La Phông Trần Nhà Và Những Lưu Ý Khi ...
-
Hướng Dẫn Cách đóng La Phông Thạch Cao đơn Giản, Bền đẹp
-
Mẫu Trần Thạch Cao Nhà Cấp 4 ĐẸP: Nên Hay Không Nên Làm ?
-
Top 39+ Mẫu Trần Thạch Cao Nhà Cấp 4 đẹp Hiện đại Thi Công Giá Rẻ ...
-
Nhà Cấp 4 Nên đóng Trần Gì
-
Xác định Có Nên Làm Trần Thạch Cao Cho Nhà Cấp 4 Không ? KN325069
-
Nhà Mái Tôn Nên Làm Trần Gì để Chống Nóng Và Có độ Bền Tốt Nhất ?
-
7 Loại Vật Liệu Làm Trần Nhà đẹp: Giá Và ưu Nhược điểm Của Từng Loại