Tổng Hợp Các Ngày Lễ Của Người Trung Quốc Bằng Tiếng Trung
Khi học tiếng Trung, ngoài phát triển các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, bạn cũng cần biết đặc điểm văn hóa, con người của đất nước này. Đặc biệt là các ngày lễ tết truyền thống của người Trung Quốc. Vậy có bạn nào biết các ngày lễ tiếng Trung nói như thế nào không nè?
Chúng ta cùng từ vựng tiếng Trung chủ đề ngày lễ và tên các ngày lễ trong tiếng Trung như bên dưới nhé!
Danh sách các ngày lễ của người Trung Quốc bằng tiếng Trung
Văn hóa Việt Nam, Trung Quốc có nhiều điểm khá tương đồng với nhau, cũng như Việt Nam, Trung Quốc cũng có những ngày lễ, tết truyền thống. Đối với những bạn muốn tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc hay đơn giản bạn muốn đi du lịch hoặc du học ở đất nước này, việc hiểu rõ về những ngày lễ tết là rất quan trọng. Bởi vì, các ngày lễ ở Trung Quốc, người dân thường được nghỉ phép dài ngày, họ sẽ tận dụng cơ hội này để đi du lịch, nên vào các ngày lễ của Trung Quốc, tình trạng giao thông rất kinh khủng, tới đâu cũng chật kín người, vật giá lại leo thang, nên nếu có ý định đi du lịch Trung Quốc bạn cần tránh đi vào những ngày lễ.
Trước tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các các ngày lễ tiếng Trung nói như thế nào nha.
* Table có 3 cột, kéo màn hình sang phải để xem đầy đủ bảng table
Hán tự | Phiên âm | Tiếng Việt |
国庆节 | guó qìng jié | Lễ Quốc khánh |
灶王节 | zào wáng jié | Tết ông táo |
元旦 | yuán dàn jié | Tết Dương Lịch |
春节 / 新年 | Chūnjié / xīnnián | Tết Nguyên đán |
元宵节 | yuán xiāo jié | Tết nguyên tiêu |
三八妇女节 | sān bā fù nǚ jié | Quốc tế phụ nữ |
植树节 | zhí shù jié | Tết trồng cây |
清明节 | qīng míng jié | Tết thanh minh |
国际劳动节 | guó jì láo dòng jié | Ngày quốc tế lao động |
端午节 | duān wǔ jié | Tết đoan ngọ |
国际儿童节 | guó jì ér tóng jié | Quốc tế thiếu nhi |
七夕节 | qī xī jié | Lễ thất tịch |
中秋节 | zhōng qiū jié | Tết trung thu |
重阳节 | chóng yáng jié | Tết Trùng dương |
建党节 | Jiàndǎng jié | Ngày thành lập đảng |
盂兰节 | Yú lán jié | Lễ vu lan |
建军节 | Jiànjūn jié | Ngày thành lập quân đội |
教师节 | Jiàoshī jié | Ngày nhà giáo (10/09) |
Sơ lược về ngày lễ truyền thống quan trọng của người Trung Quốc
Để có thể nói hết về nguồn gốc và ý nghĩa các ngày lễ của Trung Quốc với hơn 5000 năm lịch sử không phải dễ dàng. Tuy nhiên vẫn có những lễ hội truyền thống quan trọng của người Trung Quốc mà bạn không thể bỏ qua
Tết Nguyên Đán
Thời gian diễn ra: Mùng 1 tháng 1
Cũng như Việt Nam, tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Do đó, nói về các ngày lễ tiếng Trung, thì không thể không có tết Nguyên Đán. Vào dịp lễ này thường có kì nghỉ khá dài, thông thường kéo tới hết tết nguyên tiêu (15 tháng 1 âm lịch).
Tết Nguyên đán ở Trung Quốc cũng có nhiều phong tục thú vị. Trong ngày tết, trước cửa nhà của mỗi gia đình đều dán chữ “Phúc 福 ” ngược. Khi tới chơi nhà, trẻ con thấy thế sẽ hô to “ 福倒了,福倒了” đồng âm với “ 福到了,福到了” nghĩa là phúc tới rồi, phúc tới rồi. Như vậy, cả năm gia đình sẽ gặp được những điều may mắn và hạnh phúc.
Trong mâm cỗ ngày tết của người Trung Quốc không thể thiếu sủi cảo, mì, bánh trôi nước,....Sủi cảo (饺) tượng trưng cho sự chuyển giao (交) giữa năm cũ và năm mới, bởi vì trong chữ 饺 có bộ “giao” giống với chữ “ 交“. Ăn mì biểu trưng cho mong muốn sức khỏe dồi dào, “trường thọ”. Bánh trôi nước tiếng Trung là 汤圆, có hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, hoàn hảo, mọi sự như ý, vỏ bánh được làm từ bột nếp dẻo dai, kết dính tượng trưng cho sự gắn bó của các thành viên trong gia đình.
Một số câu chúc tết hay bằng tiếng Trung
Chúc mừng năm mới 新年快乐 /Xīnniánkuàilè!/
Chúc bạn vạn sự như ý 祝你万事如意! /Zhùnǐwànshìrúyì!/
Chúc bạn làm ăn phát tài 祝你生意兴隆! /Zhùnǐshēngyìxīnglóng!/
Chúc bạn gia đình hạnh phúc 祝你家庭幸福 /Zhùnǐjiātíngxìngfú!/
Chúc bạn may mắn, quanh năm cát tường 祝你好运,年年吉祥! /zhù nǐ hǎo yùn , nián nián jí xiáng/
Tết Đoan Ngọ
Thời gian diễn ra: Mùng 5 tháng 5
Tết Đoan ngọ hay còn gọi là lễ diệt sâu bọ, là một trong 4 ngày lễ lớn nhất của Trung Quốc. Vào ngày lễ này, người dân cả nước sẽ được nghỉ lễ liên tiếp 4 ngày.
Các hoạt động của người Trung Quốc vào Tết Đoan Ngọ
• Đua thuyền rồng: Theo tích xưa kể rằng, Khuất Nguyên – vị trung thần nước Sở vào thời Chiến Quốc, trên đường bị đi đày, khi nghe tin nước mất đã nhảy sông Mịch La để tự kết liễu đời mình. Nên về sau, vào ngày tết Đoan ngọ, người dân tổ chức đua thuyền trên sông để tưởng nhớ vị trung thần này.
• Đeo túi thơm: Bên trong túi thơm sẽ chứa các loại hương liệu, có tác dụng đuổi rắn rết, sâu bọ. Người Trung Quốc còn quan niệm rằng, đeo túi thơm vào ngày tết đoan ngọ còn có thể xua đuổi tà ma.
• Ăn bánh ú: Sau khi Khuất Nguyên nhảy sông tự vẫn, để bảo vệ thân xác của ông không bị cá ăn, người dân đã dùng lá gói nếp nấu thành bánh rồi thả xuống cho cá ăn. Từ đó, xuất hiện tập tục này vào ngày lễ đoan ngọ.
• Uống rượu Hùng hoàng: Hùng hoàng là một loại dược liệu có tác dụng diệt sâu bọ, được pha với rượu uống.
Tết Thanh Minh
Thời gian diễn ra: Ngày 04 – 05/04 Thanh minh là một trong 24 tiết khí (24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, mỗi tiết khí ứng với một đặc điểm khí hậu khác nhau), theo lịch pháp cổ đại. Đặc điểm của nó cũng được thể hiện rõ ràng ở tên gọi, thanh minh trong tiếng Trung là “清明” có nghĩa là trong sáng. Tết thanh minh diễn ra vào những ngày mùa đông vừa kết thúc (trước ngày 5 tháng 4 dương lịch), là lúc mùa xuân tới, tiết trời ấm áp, bầu trời trong xanh, cỏ cây xanh ngời, tràn đầy hương sắc.
Tết thanh minh sẽ là dịp để người dân Trung Quốc đi tảo mộ, quét dọn sạch sẽ, bày hoa quả cúng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Lễ Đông Chí
Thời gian diễn ra: Khoảng tháng 11,12 hằng năm
Lễ Đông Chí là một trong nhữg lễ hội lâu đời nhất Trung Quốc. Trong ngày lễ này, mọi người sẽ đến thăm nhau, thưởng thức các món ngon chủ yếu được làm từ bột gạo. Đặc biệt là 汤圆 – Bánh trôi tàu, (hay còn gọi là bánh trôi nước).
Lễ Thất Tịch
Thời gian diễn ra: Mùng 7 tháng 7 âm lịch
Lễ Thất Tịch là ngày lễ Valentine của người Trung Quốc với câu chuyện của Ngưu Lang, Chức Nữ. Đây là dịp cặp đôi thể hiện thành ý và dành thời gian bên nhau, nguyện ước tình yêu bền chặt, lâu dài.
Lễ Vu Lan
Thời gian diễn ra: 15 tháng 7 âm lịch
Ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước phương Đông tin thờ Phật giáo, đều rất coi trọng ngày lễ này. Ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ truyền thuyết về lòng hiếu thảo của bồ tát Mục Kiền Liên - một trong những đệ tử của Đức Phật. Mục Kiền Liên tinh thông quảng đại nhưng cũng không cách nào cứu mẹ thoát ra khỏi ngạ quỷ vì bà đã làm quá nhiều việc ác. Ông đã tới trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khóc xin người chỉ cách cứu mẹ. Đức phật nói, ngày rằm tháng 7 (15 tháng 7 âm lịch) là ngày ân xá cho các linh hồn ở địa phủ, muốn cứu mẹ, ông phải cúng dường phẩm vật lên mười phương chúng tăng. Nhờ vào lời phật dạy, ông đã cứu được mẹ ra khỏi đau khổ chốn địa ngục.
Từ đó, rằm tháng 7 trở thành đại lễ Vu lan, người dân khắp nơi báo hiếu cha mẹ và bày tỏ sự hiếu kính đối với ông bà tổ tiên.
Ở Việt Nam hay Trung Quốc, vào ngày này, người dân thường đi lễ chùa, cúng cô hồn, phóng sanh và thả đèn hoa đăng. Ngoài ra, ở Việt Nam, mọi người khi lên chùa cúng lễ, còn có tục cài hoa trên ngực áo. Ai còn mẹ sẽ cài hoa màu đỏ, ai không còn mẹ sẽ cài bông hoa trắng.
Trên đây là những chia sẻ về các ngày lễ của người Trung Quốc bằng tiếng Trung. Mong rằng có thể giúp bạn có thêm một góc nhìn khác về đất nước có bề dày hàng nghìn năm lịch sử này, từ đó học tiếng Trung tốt hơn, hiệu quả hơn và nhớ lâu hơn. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục Hán ngữ!
Từ khóa » Có Lẽ Trong Tiếng Trung Là Gì
-
Từ Vựng Tiếng Trung Chủ đề "Cụm Từ Song âm Tiết" P3
-
Có Lẽ Là Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Có Lý Có Lẽ Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Cách Dùng 可能 Trong Tiếng Hoa - Trung Tâm Ngoại Ngữ SaiGon Vina
-
Cách Sử Dụng Của 不成 Và 不过 Trong Tiếng Trung
-
Các Loại Phó Từ Trong Tiếng Trung ( P3 )
-
100 Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Trung Cơ Bản Toàn Tập, Thông Dụng Nhất
-
Các Câu Khẩu Ngữ Tiếng Trung Hàng Ngày Thông Dụng
-
Phó Từ Trong Tiếng Trung | Đặc điểm Ngữ Pháp & Phân Loại Vị Trí
-
Các Sắc Tộc Tại Singapore
-
Ý Nghĩa Các Con Số Trong Tiếng Trung Quốc - SHZ
-
Trọn Bộ Ngữ Pháp Tiếng Trung Về Phó Từ