Tổng Hợp Các Quy định Về Mẫu Hóa đơn Doanh Nghiệp Cần Biết

Nếu bạn đang thắc mắc các quy định về mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, tem vé hay các mẫu hóa đơn bán lẻ, hóa đơn đỏ,... thì đừng bỏ qua bài viết này.

1. Quy định về mẫu số hóa đơn

Ký hiệu trên hóa đơn điện tử

Quy định về mẫu số, ký hiệu hóa đơn.

Theo Điều 5, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, mẫu hóa đơn sẽ bao gồm các loại cơ bản sau:

  • Hóa đơn GTGT.
  • Hóa đơn bán hàng.
  • Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác

Dựa vào đó, tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các yêu cầu chi tiết về hóa đơn điện tử, trong đó quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể, ký hiệu mẫu số hóa đơn là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh đúng loại hóa đơn như sau:

  • Số 1: Phản ánh loại Hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Số 2: Phản ánh loại Hóa đơn bán hàng.
  • Số 3: Phản ánh loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
  • Số 4: Phản ánh các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có phải có nội dung của HĐĐT theo đúng quy định.
Tìm hiểu các quy định về mẫu hóa đơn

Tìm hiểu các quy định về mẫu hóa đơn.

Cần lưu ý rằng, tiêu thức ký hiệu mẫu hóa đơn hoàn toàn khác với tiêu thức số hóa đơn. Bởi, số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn, được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số. Thông thường, số hóa đơn sẽ bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99.999.999. Hóa đơn sẽ được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu của mẫu số hóa đơn. Đối với các trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian. Mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.

2. Quy định về mẫu hóa đơn bán lẻ

Mẫu hóa đơn bán lẻ cũng chính là mẫu hóa đơn bán hàng áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Theo quy định, mẫu hóa đơn bán lẻ là mẫu hóa đơn bán hàng do Cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh. Đối với trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. Với các trường hợp bán hàng không cần lập hóa đơn đã được quy định rất rõ ở Điều 18 của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014. >> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Điều 18 của Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Điều 18 của Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Cũng giống như các hóa đơn thông thường, mẫu hóa đơn bán lẻ cũng cần đáp ứng đầy đủ quy định về các tiêu thức hóa đơn. Để rõ hơn về mẫu hóa đơn bán lẻ, bạn có thể tham khảo mẫu hóa đơn bán lẻ ngay bên dưới.

Mẫu hóa đơn bán lẻ.

Mẫu hóa đơn bán lẻ.

3. Quy định về mẫu hóa đơn đỏ

Mẫu hóa đơn đỏ là một loại chứng từ thể hiện các giá trị hàng bán hoặc các dịch vụ cung cấp của người bán tới người mua. Nội dung trên mẫu hóa đơn đỏ cần phải có thông tin người bán, người mua, giá trị hàng bán, dịch vụ đã bao gồm GTGT được khấu trừ. Khi nói về hóa đơn đỏ, người ta sẽ ngầm hiểu đó là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) liên 2 giao cho khách cầm về để chứng minh là đã mua hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nhiều trường hợp hóa đơn đỏcũng chính là hóa đơn bán hàng trực tiếp. Theo quy định trong Thông tư 39/2014/TT-BTC thì người bán phải xuất hóa đơn khi bán hàng hóa và dịch vụ, xuất hàng dưới các hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả. Các trường hợp hóa đơn trên 200.000 đồng thì người mua sẽ phải trả thêm 10% giá trị hàng hóa (thuế GTGT) để người bán tiến thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế. Con với trường hợp hóa đơn đỏ là hóa đơn GTGT thì sẽ được lập thành 3 liên (trắng, đỏ, xanh). Trên hóa đơn đỏ, thông tin của bên bán sẽ được thể hiện rõ trên đó, bao gồm: Tên doanh nghiệp, logo, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản, số điện thoại và số fax… Nội dung về hóa đơn đỏ cũng phải đáp ứng đầy đủ tiêu thức như với hóa đơn thông thương. Mẫu hóa đơn đỏ bạn có thể tham khảo ngay mẫu dưới đây.

Mẫu hóa đơn đỏ.

Mẫu hóa đơn đỏ.

Các doanh nghiệp khi có phát sinh giao dịch bán hàng cần phải đặt in hóa đơn đỏ theo quy định của Nhà nước. Trên đây, E-invoice đã giới thiệu tới bạn các quy định cơ bản về mẫu hóa đơn và các mẫu hóa đơn bán lẻ, hóa đơn đỏ. Mọi thắc mắc về mẫu hóa đơn hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.

Các tin tức liên quan:

    Thông tư 68/2019/TT-BTC - Tổng hợp toàn bộ nội dung mới nhất về HDDT

    15/10/2019-4764 lượt xem

    Lợi ích nộp thuế điện tử và điều kiện để nộp thuế điện tử

    04/12/2019-11608 lượt xem

    Mất hóa đơn - Tổng hợp tất cả những điều doanh nghiệp cần biết

    11/12/2019-9040 lượt xem

    Giải pháp nào giúp doanh nghiệp gấp rút hoàn thành áp dụng HĐĐT những ngày cuối năm

    11/12/2019-3441 lượt xem

    Hướng dẫn lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng bằng phần mềm HTKK

    13/12/2019-11203 lượt xem

Từ khóa » Hóa đơn Liên 1 Màu Gì