Tổng Hợp Các Quy Tắc Phát âm Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp các quy tắc phát âm tiếng Anh bao gồm cách phát âm nguyên âm, phụ âm, âm câm, âm cuối ed, es, nhấn trọng âm…
Quy tắc phát âm:
Cách phát âm của một số nguyên âm và phụ âm
- Hầu hết các chữ được viết dưới dạng ee (meet), ea (meat), e-e (scene) đều được phát âm thành /i:/. Trường hợp e (me), ie (piece) cũng được phát âm như trên nhưng không nhiều.
- Chữ e (men) hay ea (death), ie (friend), a (many), ai (said) được phát âm là /e/.
- Hầu hết các chữ được viết là ar, al thì được phát âm là /a:/. Chữ a trong ask, path, aunt cũng được phát âm là /a:/. Các chữ viết là ear, ere, are, air, thì được phát âm là /eə/ (ngoài heart được phát âm là /ha: t/).
- Các chữ được viết là a-e (mate) ay (say), ey (grey), ei (eight), ai (wait), ea (great) thì khi phát âm sẽ là /ei/.
- Các chữ được viết là a thì phát âm sẽ là /æ/ (Trừ trường hợp sau a có r – sau r không phải là một nguyên âm). Tuy nhiên chữ a trong ask, path, aunt lại được phát âm là /a:/.
- Hầu hết các chữ được viết là er hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có trọng âm thì được phát âm thành /ə/: teacher, owner…
- Chữ u trong tiếng Anh có 3 cách phát âm: Phát âm là /u:/ (u dài) khi đứng sau /j/ (June); phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun. Khi từ có 2 chữ oo viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là k: book, look, cook…
Cách phát âm “-ed”
Phát âm là /t/ nếu động từ kết thúc bằng: /p, k, f, s, sh, ch, gh/
Ví dụ: jump, cook, cough, kiss, wash, watch…
Phát âm là /id/ nếu động từ kết thúc bằng /d/ hoặc /t/
Ví dụ: wait, add…
Phát âm là /d/ khi động từ kết thúc bằng: /b, g, v, đ/th/, z, j/, m, n, ng, l, r/ và tất cả các âm hữu thanh.
Ví dụ: rub, drag, love, bathe, use, massage, charge, name, learn…
Ngoại lệ: 1 số từ kết thúc bằng -ed dùng làm tính từ được phát âm là /Id/:
Ví dụ: aged, blessed, crooked, dogged, learned, naked, ragged, wicked, wretched
Cách phát âm “-s / -es” sau động từ chia ở ngôi thứ ba số ít trong thì hiện tại đơn giản hoặc danh từ số nhiều
Nếu từ kết thúc bằng -s, -ss, -ch, -sh, – x, -z (hoặc -ze), -o, -ge, -ce thì ta phát âm là /iz/.
VD: changes; practices (cách viết khác là: practise – phát âm tương tự); buzzes; recognizes
Nếu từ kết thúc bằng -p,-k,- t,- f thì phát âm là /s/
VD: cooks; stops…
Những từ còn lại phát âm là /z/
VD: plays; stands
Chú ý: Ở đây âm cuối cùng trong phiên âm mới là quan trọng chứ không phải là chữ cái kết thúc.
VD: Với từ “laugh” kết thúc bằng phụ âm “gh” nhưng lại được phiên âm là /la:f/ – có kết thúc bằng /f/ nên khi thêm “s” ta đọc là /s/ chứ không phải là /z/.
Tương tự với từ “cough”
Quy tắc nhấn trọng âm:
Có một số qui tắc đánh dấu trọng âm học sinh cần chú ý như sau:
- Động từ có 2 âm tiết: trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
Ví dụ: En’joy, co’llect, es’cape, de’story, en’joy re’peat…
forget /fərˈGET/; present (v) /pre-SENT/; export /ex-PORT/
Ngoại trừ: ‘offer, ‘happen, ‘answer, ‘enter, ‘listen, ‘open, ‘finish, ‘study, ‘follow, ‘narrow…
- Danh từ + tính từ có 2 âm tiết: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: ‘mountain, ‘evening, ‘butcher, ‘carpet, ‘busy, ‘pretty, ‘handsome… table /TA-ble/; scissors /SCI-ssors/ pretty /PRE-tty/; clever /CLE-ver/
Ngoại trừ: ma’chine, mis’take, a’lone, a’sleep…
- Danh từ ghép thường có trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: ‘raincoat, ‘tea- cup, ‘film- maker, ‘shorthand, ‘bookshop, ‘footpath…
- Động từ ghép (gồm 2 động từ hợp thành) hoặc Tính từ ghép (gồm 2 tính từ hợp thành, thường ngăn cách bởi dấu gạch ngang), trọng âm thường rơi vào từ thứ 2
Ví dụ: old-fashioned /old-FA-shioned/ (adj); understand /un-der–STAND/
- Đối với những từ 2 âm tiết vừa có thể là động từ, vừa có thể là danh từ, bạn cần xác định đúng loại từ để áp dụng đúng quy tắc trọng âm phù hợp với nó. Nếu là động từ, trọng âm rơi vào âm tiết số 2, nếu là danh từ, trọng âm rơi vào âm tiết số 1.
Ví dụ:
present /PRE-sent/ (món quà) vs. present /pre-SENT/ (thuyết trình)
export /EX-port/ (hàng hoá xuất khẩu) vs. export /ex-PORT/ (xuất khẩu)
suspect /SU-spect/ (nghi phạm) vs suspect /su-SPECT/ (nghi ngờ)
- Các từ tận cùng là đuôi: -ic, -ics, – ian, -tion, -sion thì trọng âm nhấn vào âm thứ 2 từ cuối lên.
Ví dụ: ‘graphic, sta’tistics, mathema’tician, conver’sation, scien’tific, dic’tation, pre’cision
- Các tiền tố trong tiếng Anh (ví dụ như un-, il-, dis-, in-…) không bao giờ có trọng âm mà thường trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: un’able, il’legal, mis’take, un’usual, dis’like, in’definite, re’flect
- Từ vựng 3 âm tiết tận cùng bằng “er” hoặc “ly” trọng âm thường rơi vào âm tiết đầu tiên
Ví dụ: orderly /OR-der-ly/; quietly /QUI-et-ly/; manager /MA-na-ger/
- Từ vựng có tận cùng là “cy,” “ty,” “phy,” “gy” and “al” trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên
Ví dụ: democracy /de-MO-cra-cy/; photography /pho-TO-gra-phy/; logical /LO-gi-cal/; commodity /com-MO-di-ty/; psychology /psy-CHO-lo-gy/
- Trọng âm sẽ rơi vào chính các yếu tố này nếu nó có trong từ vựng: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self
Ví dụ: con’sist, ‘current, con’vert, pro’test, re’tain, con’tract, in’vent, my’self…
- Từ vựng với tận cùng là , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , trọng âm rơi vào âm tiết đứng ngay trước nó
Ví dụ: de’cision, attraction, libra’rian, ex’perience, so’ciety, ‘patient, po’pular, bi’ology,…
- Các từ tận cùng là các đuôi: ADE ,EE, ESE, EER, EETE OO OON, AIRE, IQUE thì trọng âm nhấn vào chính các âm này.
Ví dụ: lemo’nade, de’gree, Vietnam’ese, engi’neer, bamboo, question’aire, u’nique,…
Nguyên âm ngắn/ nguyên âm dài:
– Khi chỉ có một phụ âm theo sau một nguyên âm, nguyên âm sẽ là âm ngắn. Ví dụ: sun /sʌn/ – phụ âm “n” theo sau nguyên âm “u”, nguyên âm này được đọc là /ʌ/ ngắn.
– Khi một nguyên âm có hai phụ âm theo sau và không có gì ở sau đó, nguyên âm là âm ngắn. Ví dụ: hand /hænd/ – hai phụ âm “n” và “d” theo sau nguyên âm “a”, nguyên âm này được đọc là /æ/ ngắn.
– Khi một nguyên âm đứng một mình cuối từ, nguyên âm là âm dài. Ví dụ: go /goʊ/.
– Chữ “e” nếu ở cuối từ sẽ là âm “câm” và nguyên âm trước đó là âm dài. Ví dụ: smile /smaɪl/ – âm “e” không được đọc, âm “i” được đọc /aɪ/ dài.
– Khi hai nguyên âm đứng liền kề nhau và nguyên âm thứ hai là âm câm thì nguyên âm trước là âm dài. Ví dụ: train /treɪn/ – âm “i” không được đọc, âm “a” được đọc /eɪ/ dài.
– Nếu có một phụ âm theo sau một nguyên âm thì phụ âm ấy sẽ được chuyển sang âm tiết tiếp theo. Ví dụ: plural /ˈplʊə.rəl/ – phụ âm “r” được đọc với âm tiết thứ hai /rəl/ chứ không đọc cùng âm tiết /plʊə/ trước đó (dấu chấm “.” ở phiên âm /ˈplʊə.rəl/ thể hiện sự ngắt âm này).
– Nếu có hai phụ âm theo sau một nguyên âm, hai phụ âm này được nói tách ra. Phụ âm đầu được nói cùng với âm tiết đầu, phụ âm thứ hai được nói cùng âm tiết sau. Ví dụ: subject /ˈsʌb.dʒekt/ – hai phụ âm “b” và “j” theo sau nguyên âm “u” nên hai phụ âm này lần lượt được đọc tách ra ở âm tiết /sʌb/ và /dʒekt/ (dấu chấm “.” ở phiên âm /ˈsʌb.dʒekt/ thể hiện sự ngắt âm này).
Lưu ý: Hiện tượng hòa âm (blend) xảy ra giữa một phụ âm và nguyên âm khi phụ âm là “l”, “r”, “s”. Ví dụ với từ “program” /ˈprəʊ.ɡræm/ – phụ âm “r” được hòa âm cùng với âm tiết /æm/ sau đó. Vì vậy, cách đọc của “program” áp dụng theo nguyên tắc 6 – một phụ âm theo sau một nguyên âm chứ không phải nguyên tắc 7. Từ này có phiên âm là /ˈprəʊ.ɡræm/, được ngắt thành hai âm tiết /prə/ và /ɡræm/ bởi dấu chấm “.” ở giữa.
Từ khóa: 1 số từ h câm40 từ âm câm trong tiếng anh43 âm câm trong tiếng anhÂm câm trong tiếng Anhâm câm trong tiếng việtâm m câm trong tiếng anhâm r câm trong tiếng anhbài tập về âm câm trong tiếng anhcách đọc một từ tiếng anh mà không cần tra từ điểncách đọc phụ âm tiếng anhcách đọc tiếng anh không cần phiên âmcách đọc từ vựng tiếng anhcách phát âm đuôi ghcách phát âm đuôi gh trong tiếng anhcách phát âm nguyên âmcách phát hiện âm câm trong tiếng anhcách viết phiên âm tiếng anhmẹo làm bài phát âm tiếng anhnguyên tắc viết phiên âm tiếng anhnhìn phiên âm đoán từphát âm gh trong tiếng anh24 quy tắc đánh vần tiếng anhquy tắc phát âm tiếng anh - nguyễn thành đạtquy tắc phát âm tiếng anh edtài liệu quy tắc phát âmtổng hợp các quy tắc phát âm tiếng anhTừ khóa » Cách Phát âm G Và Gh
-
Nhận Biết 3 Cách Phát âm GH Trong Tiếng Anh để ... - English Mr Ban
-
Bài 5: Âm G, GH | TIẾNG VIỆT 1 | VTV7 - YouTube
-
Tiếng Việt Lớp 1 - Chủ đề: G, GH - YouTube
-
Phân Biệt L/n, Ng/ngh Và G/gh Trong Tiếng Việt - Sự Khác Nhau
-
Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tiết 53 - Âm G - Gh
-
Cách Phát âm Chữ G Trong Tiếng Việt
-
PHÂN BIỆT L/N, NG/NGH VÀ G/GH TRONG TIẾNG VIỆT LỚP 3
-
Bài 7: Bài Học Với Chữ Gh
-
Cách Phát âm đuôi GH Trong Tiếng Anh
-
Luyện Phát âm Phụ âm G Gh Ng Ngh Trong Tiếng Việt. | Facebook
-
Hai Bất Cập Khác Của Chữ Quốc Ngữ: GH Và NGH
-
[PDF] Cách đọc Chữ Cái
-
Đề Tài 1: Cách Phát âm Và đánh Vần.
-
5 Khả Năng Phát âm Chữ G - VnExpress