Tổng Hợp Các Tiểu Xảo Khi đánh Cầu Không Phải Ai Cũng Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Xử lý quả cầu
Khi đánh cầu, mà cảm thấy lực phông cầu của mình hơi yếu, dù thay cầu mới rồi mà vẫn ko cải thiện được, thì hãy cầm quả cầu lên, dùng tay (cả bàn tay), bóp nhỏ miệng quả cầu lại, nhớ là bóp nhẹ thôi, và đều tay, nếu ko là hỏng cầu.
Ngược lại, khi đánh mà thấy lực đập cầu của đối thủ quá mạnh, hoặc cầu hơi nặng, phông dễ bị ra ngoài. thì dùng vợt đập nhẹ trên miệng cầu, làm xù lông phía trên ra, lập tức tốc độ cầu sẽ chậm lại.
2. Đánh hai nhịp
Đánh 2 nhịp: Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải nhanh và có kỹ thuật tốt. Đầu tiên, khi đón cầu chẳng hạn, bạn vờ vào tư thế rằng:”Tôi sẽ đập cầu cắm.” Nhưng lúc này hãy đổi tay thật nhanh sang thành 1 cú bỏ nhỏ hoặc tạt cầu chéo. Đối thủ sẽ không thể nào dự đoán hướng đi của cầu bởi chính động tác giả
Khi phát cầu, mà đối phương đứng ở tư thế vồ cầu, sẵn sàng lao lên cướp cầu, thì bạn có thế đánh hai nhịp, tức là đưa vợt ra như phát sau đó thụt lại, nếu đối phương có ý định vồ thì sẽ lao lên , khi đó bạn mới phát thật, mà khi đối phương đã lao lên thì bạn phát cầu dài ra sau, đảm bảo đối phương sẽ chới với và mất thế chủ động. Còn nếu đối phương ko vồ quả hụt đó, thì quả sau bạn cứ phát thấp tiếp, đối phương sẽ e dè hơn, và khi đó khó vồ cầu được chính xác. Lưu ý là thỉnh thoảng mới áp dụng thôi, nếu ko sẽ bị bắt bài.
3. Nhảy đập cầu
Chặt cầu: (kỹ thuật xử lí quả cầu, một đòn đánh, một động tác có điểm tiếp xúc với cầu và chủ yếu là đánh từ trên cao và ở phía cuối sân). Đây là kỹ thuật khó. Kỹ thuật này thường sẽ có tư thế và động tác khá giống với đập cầu cắm. Tuy nhiên, khi đập cầu, nghiêng mặt vợt cầu lông đi một hướng khác một góc nhỏ là cầu đã di chuyển theo hướng khác cho dù tạo hình rất giống với pha đập cầu thẳng.
Trong cầu lông, kỹ thuật khó nhất có lẽ là quả nhảy đập, và nhảy chém cầu. Đối với hai quả này, khi nhảy bạn lưu ý:
Căn cầu nhảy lên làm sao khi đánh vợt tiếp xúc với cầu ở phía trước mặt mình, khi nhảy thì co chân lại sau đó duỗi chân ra, làm như vậy trọng tâm cơ thể sẽ thay đổi, và thời gian ở trên không lâu hơn. Đối với quả đập thì chỉ đập cầu khi đã nhảy đến mức cao nhất, hoặc đang đà nhảy lên, tránh đập khi cơ thể đã bắt đầu rơi xuống, vì như vậy dễ đập cầu vào lưới, hoặc đập ngang cầu, ko hiểm.
Qủa chém thì có thể chém khi người đã rơi xuống, nhưng tốt nhất vẫn là chém khi ở vị trí cao nhất, khi đó dễ dàng chém vào vị trí mà mình muốn. Khi tiếp đất, thì tiếp đất bằng mũi chân chứ ko tiếp đất bằng gót chân, vì nếu quả đánh của mình bị đối phương phản công sang, thì có thể di chuyển đỡ được cầu ngay.
4. Xử lý vợt
Khi đánh cầu trên lưới, nên cầm ngắn vợt lại, như vậy sẽ làm cho quả đập của mình găm hơn, và quả bỏ nhỏ cũng linh hoạt và nhiều cảm giác hơn.
Sử dụng chiến thuật đánh cầu vào 4 điểm rồi tung cú đánh quyết định
Đầu tiên, đánh cầu cao ngang với tốc độ nhanh vào 4 điểm góc sân của đối thủ. Họ sẽ phải tiêu tốn khá nhiều thể lực để phòng thủ, và hãy thực hiện cú quyết định vào thời điểm đối thủ đã đuối sức hoặc chưa thể xoay người kịp
5. Ép đối phương phải đánh rờ ve
Đánh rờ ve là cách gọi khác của đánh trái tay (là phía tay không thuận) dùng ngón cái áp vào mặt tay cầm để đánh trả cầu lại.
Rờ ve là 1 kỹ thuật khó và thường không phải ai cũng có thể đánh được. Cho dù họ đánh tốt rờ ve nhưng họ cũng không thể nào đánh tốt kỹ thuật khó như vậy mãi, thế nên hãy tạt cầu chéo để đối phương buộc phải thi triển kỹ thuật khó như vậy
6. Khiến đối thủ di chuyển theo quán tính
Hãy cố gắng khiến cho đối thủ bắt bài ta. Trong quá trình khiến họ mất sức, đánh qua lại giữa 2 góc. Họ sẽ nghĩ rằng họ sẽ bắt bài được ta và họ sẽ cứ thế di chuyển và đỡ cầu như vậy theo đúng ý ta vẫn thường làm. Khi họ đã theo quán tính, hãy đánh vào vị trí khác nhằm tạo sự bất ngờ mà họ không lường trước được
7. Chọn vị trí sở trường trên sân
Hãy chọn vị trí mà bạn cho rằng phù hợp với bản thân mình nhất để tiện lợi trong cả tấn công và phòng thủ. Ngoài ra, di chuyển khéo đồng nghĩa với chúng ta sẽ đón cầu của đối thủ vô cùng tốt. Nhưng đừng di chuyển tại 1 vị trí mãi, đối thủ sẽ rất dễ dàng bắt bài bạn
8. Vẩy cổ tay
Vẩy cổ tay: Một kỹ thuật gây bất ngờ cho người đối diện với việc vẩy cổ tay ra lực để đưa cầu với cú đánh giả. Khi đối thủ nhìn vào thì có vẻ như cổ tay bạn muốn thực hiện pha đập nhưng lúc lại là cú bỏ nhỏ. Để làm được điều đó bạn phải vẩy cổ tay thật nhanh và mạnh.
9. Bỏ nhỏ, gài lưới
Kĩ thuật bỏ nhỏ trong cầu lông ( kĩ thuật ve cầu ) là kĩ thuật mà các người chơi nhằm mục đích chính là đưa quả cầu lông rơi càng sát lưới càng tốt.
Vị trí này có thể nói là trọng yếu ở sân cầu, ngang với 4 góc cầu. Khi quả cầu được rơi ở vị trí này, người chơi có thể ăn điểm trực tiếp từ đối thủ, hoặc đối thủ có thể rơi vào trạng thái loay hoay , vội vàng đẩy quả cầu sang bên của người chơi, tạo điều kiện cho người chơi kết liễu đối thủ ở lượt cầu tiếp.
Từ khóa » Cách Vồ Cầu Trên Lưới
-
Kỹ Thuật đánh Cầu Trên Lưới Sao Cho An Toàn Mà Mọi Người Nên Biết
-
Cách CHỤP LƯỚI Trong ĐÁNH ĐÔI | Kỹ Thuật Cầu Lông Cơ Bản
-
Cách XỬ LÝ Khi ĐỐI THỦ GÀI CẦU TRÊN LƯỚI - YouTube
-
ENGSUB| LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT LƯỚI TỐT TRONG ĐÁNH ĐÔI???
-
VỒ CẦU(XOA CẦU) THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ PHẠM LỖI. HƯỚNG ...
-
Đánh Cầu Lông 2 Nhịp Như Thế Nào? Chia Sẻ Kỹ Thuật Đánh
-
Kỹ Thuật đánh Cầu Sát Lưới Và Bỏ Nhỏ Cầu Lông
-
Duc Thao Badminton - HƯỚNG DẪN VỒ CẦU (XOA ... - Facebook
-
TRẢ GIAO CẦU HIỆU QUẢ TRONG ĐÁNH ĐÔI (PHẦN 1 - Facebook
-
MỘT SỐ CÁCH TRẢ GIAO CẦU TRONG CẦU LÔNG - Mizuno
-
[Cập Nhật] Luật Cầu Lông Mới Nhất 2021 ảnh Minh Họa Chi Tiết
-
Cách Chiến Thắng đối Thủ Trên Cơ Mình Trong Cầu Lông | Vnbadminton