Tổng Hợp Các Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại - Chăm Học Bài
Có thể bạn quan tâm
I. Tính chất hóa học chung của kim loại
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại: Tính khử: M → Mn+ + n.e ( n=1,2,3,..)
1, Phản ứng của kim loại với phi kim
- Tác dụng với oxi
– Khi đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ
VD: 3Fe + 2O2 → Fe3O4
– Nhiều phi kim khác như Al, Zn, Cu… phản ứng với oxi tạo thành các oxit Al2O3, ZnO, CuO…
- Tác dụng với phi kim khác
– Natri nóng chảy cháy trong khí clo tạo thành khói trắng.
VD: 2Na + Cl2 → 2NaCl
– Ở nhiệt độ cao, đồng, magie, sắt… phản ứng với lưu huỳnh cho sản phẩm là các muối sunfua CuS, MgS, FeS,…
VD: Fe + S → FeS
⇒ Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt…) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
2, Phản ứng của kim loại với dung dịch axit
- Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit (H2SO4 loãng, HCl…) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
TQ: M + HCl/ H2SO4l → MCln/ M2(SO4)n + H2↑
VD: Zn(r) +H2SO4(dd) →ZnSO4(dd) + H2↑
- Một số kim loại phản ứng với dung dịch HNO3, H2SO4đ to
- TQ: M + HNO3 → M(NO3)n + NxOy/ NH4NO3 + H2O
VD: 3Cu + 8HNO3l → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O ⇔ 3Cu0 + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
- TQ: M + H2SO4đ –to→ M2(SO4)n + SO2↑; H2S↑; S↓ + H2O
VD: 2Fe + 6H2SO4đ –to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
- Fe, Al, Cr thụ động hóa học trong dung dịch HNO3; H2SO4 đặc nguội
3, Phản ứng với H2O:
a, Ở nhiệt độ thường: kim loại có tính kiềm( thuộc nhóm IA và Ca, Sr, Ba)
VD: K + H2O → KOH + H2↑
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2↑
b, Ở nhiệt độ cao
VD: 3Fe + 4H2Oh –≤570oC→ Fe3O4 + 4H2↑
Fe + H2Oh –≥570oC→ FeO + H2↑
4, Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
a, Các kim loại có tính kiềm
VD: Na + dd CuSO4
B1: 2Na + 2H-OH → 2NaOH + H2↑
B2: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
b, Các kim loại không có tính kiềm
– Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat
VD: Cur + 2AgNO3dd → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
Đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối. Ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.
– Phản ứng của kim loại Mg, Al, Zn, … với dung dịch CuSO4 hay AgNO3 tạo thành muối magie, muối nhôm, muối kẽm, … và kim loại Cu và Ag được giải phóng.
Ta nói: Al, Zn, Mg hoạt động hóa học mạnh hơn Cu, Ag.
5,Một số phản ứng khác
a, Với dung dịch bazo: kim loại Al, Zn,..
VD: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2↑
b, Với oxit kim loại
VD: 2Al + Fe2O3 –to→ 2Fe + Al2O3
Xem thêm:
Lý thuyết về dãy điện hóa của kim loại
Từ khóa » Tính Chất Hoá Học Chung Của Kl
-
Tính Chất Hóa Học đặc Trưng Của Kim Loại Là Gì - Hóa Học Lớp 9
-
Tính Chất Hóa Học đặc Trưng Của Kim Loại Là Gì? - TopLoigiai
-
[CHUẨN NHẤT] Tính Chất Hóa Học Chung Của Kim Loại - TopLoigiai
-
Tính Chất Hoá Học Chung Của Kim Loại Là Tính Khử Tính Dễ Nhận Electron
-
Tính Chất Hóa Học Chung Của Kim Loại Gồm:
-
Kim Loại Và Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại - VOH
-
Tính Chất Hóa Học đặc Trưng Của Kim Loại Là? - Luật Hoàng Phi
-
Tính Chất Hóa Học Chung Của Kim Loại
-
Tính Chất Hóa Học Chung Của Kim Loại Chính Xác Nhất - MarvelVietnam
-
Kim Loại Và Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại - Lý Thuyết Và Bài Tập
-
[LỜI GIẢI] Tính Chất Hóa Học đặc Trưng Của Kim Loại Là?
-
Tính Chất Hóa Học Chung Của Kim Loại Là:
-
Bài 2 Trang 88 SGK Hoá Học 12. Tính Chất Hoá Học Cơ Bản Của Kim ...
-
Tính Chất Hóa Học Chung Của Kim Loại Gồm : Tác Dụng Với Phi Kim