Tổng Hợp Các Từ Vựng Tiếng Nhật Chủ đề Tết
Có thể bạn quan tâm
Tết đến xuân sang, vậy bạn đã biết những từ vựng tiếng Nhật về Tết như thế nào chưa? Cùng trung tâm Nhật ngữ SOFL điểm qua những từ vựng về các món ăn và hình ảnh đặc biệt xuất hiện trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam nhé!
Từ vựng tiếng Nhật chủ đề Tết
Từ vựng tiếng Nhật chủ đề về Tết
1. しょうがつ (syougatsu): Tết dương
2. きゅうしょうがつ (kyuusyougatsu): Tết ta
3. おおみそか (omisoka): Ngày 30 Tết
4. じょや (jyoya): Đêm giao thừa
5. はなび (hanabi): Pháo hoa
6. としのいち (tosinoiti): Chợ Tết
7. きんかん (kinkan): Cây quất
8. かけい (kakei): Hoa mai
9. きく (kiku): Hoa cúc
10. お年玉 (otoshidama): Tiền lì xì
11. 仏手柑( bushukan): Quả phật thủ
12. 桃の木 ( momo no ki): Cây đào
13. 若い枝摘み (wakaiedatsumi): Hái lộc
14. テトのお供え物( Teto no osonaemono): Đồ cúng tết
15. バインチュン ( Bain chun): Bánh chưng
16. バインテト( Bainteto): Bánh tét
17. 豚肉のココナッツジュース煮 (Butaniku no kokonattsujūsu ni): Thịt kho nước dừa
18. 春巻き (Harumaki): Nem cuốn
19. 肉のゼリ (Niku no zerī): Thịt đông
20. 肉ハム (Niku hamu): Chả lụa
21. 醗酵ソーセージ (Hakkō sōsēji): Nem chua
22. 肉詰めニガウリのスープ (Niku-dzume nigauri no sūpu): Canh khổ qua nhồi thịt
23. 腸詰/ソーセージ (Chōdzume/ sōsēji): Lạp xưởng
24. 子たまねぎの漬物 (Ko tamanegi no tsukemono): Củ hành muối chua
25. 高菜の漬物 (Takana no tsukemono): Dưa muối
26. ハスの実の砂糖漬け (Hasu no mi no satōdzuke): Mứt hạt sen
27. レンコンの砂糖漬け (Renkon no satōdzuke): Mứt củ sen
28. トマトの砂糖漬け (Tomato no satōdzuke): Mứt cà chua
29. ラッキョウの漬物 (Rakkyō no tsukemono): Củ kiệu muối chua
30. ココナッツの砂糖漬け (Kokonattsu no satōdzuke): Mứt dừa
31. ショウガの砂糖漬け (Shōga no satōdzuke): Mứt gừng
32. スイカの実の塩漬け (Suika no mi no shiodzuke): Hạt dưa
33. カボチャの実の塩漬け (Kabocha no mi no shiodzuke): Hạt bí
34. ひまわりの実の塩漬け (Himawari no mi no shiodzuke): Hạt hướng dương
35. 豚足とタケノコの煮物 (Tonsoku to takenoko no nimono): Canh măng hầm giò heo
Một số câu chúc Tết theo phong tục cổ truyền Việt Nam
- 財源が広がるように。 (Zaigen ga hirogarimasu youni) : Chúc năm mới làm ăn phát đạt.
- 新年に当たりご多幸をお祈る。 (Shinnen ni atari go takou o oinoru) : Chúc năm mới thật nhiều hạnh phúc.
- ご健勝とご繫栄をお祈る。 (Gokenshou to gohanei o onoru.) : Chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
- お金を水のようにたくさん稼せぎますように。 (O kane o mizu no you ni takusan kasegimasu you ni): Chúc năm mới (kiếm) tiền vào như nước.
- 謹賀新年。( Kinga Shinnen ): Chúc mừng năm mới.
- ご健康をお祈り申し上げます。(Gokenkou o oinori moushiagemasu.): Chúc năm mới thật nhiều sức khỏe.
- 万事順調にいきますように。 (Manji junchou ni ikimasu youni): Chúc năm mới vạn sự tốt đẹp/ thuận lợi.
- 新しい年が順調でありますように。 (Atarashii toshi ga junchoude arimasuyou ni): Chúc năm mới mọi việc suôn sẻ.
12 Con giáp của Nhật Bản
十二支 /じゅうにし/:12 con giáp
- 子: ね=ネズミ (nezumi): Chuột
- 丑: うし (ushi): Bò
- 寅: とら (tora): Hổ
- 卯: う=ウサギ (usagi): Thỏ
- 辰: たつ=リュウ(ドラゴン): Rồng
- 巳: み=ヘビ (hebi): Rắn
- 午: うま (uma): Ngựa
- 未: ひつじ (hitsuji): Cừu
- 申: さる (saru): Khỉ
- 酉: とり (tori): Gà
- 戌: いぬ (inu): Chó
- 亥: い=イノシシ (inoshishi): Lợn rừng
Trải nghiệm Tết truyền thống Nhật Bản
Tết truyền thống Nhật Bản
Lễ hội Oshougatsu
Tại Nhật Bản, Tết cổ truyền được gọi là Oshougatsu, có nguồn gốc từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama. Đây là vị thần tượng trưng cho sức khỏe, sự may mắn và phát đạt trong quan niệm của người Nhật Bản. Trước kia khi Nhật Bản vẫn còn đón Tết âm lịch như những nước khác trong khu vực châu Á, Oshougatsu được sử dụng để gọi cho lễ chào đón năm mới. Tuy nhiên hiện nay Nhật Bản đã bỏ Tết âm và chuyển sang đón Tết Dương lịch - một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, là cơ hội để mọi người đoàn tụ và cùng nhau đón mừng năm mới.
Tết Oshougatsu kéo dài từ mùng 1 - 3/1. Người Nhật bắt đầu chuẩn bị cho Tết từ 8 - 12/12 bằng việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ dùng và trang trí lại nhà cửa để chào đón năm mới. Ngày 1/1 là ngày quan trọng khởi đầu của một năm mới, trong ngày này người Nhật cho rằng ngắm mặt trời mọc sẽ mang tới những điều may mắn và tốt đẹp.
Tục lệ treo Shimenawa trước cửa nhà
Vào dịp này, người Nhật sẽ treo trước cổng nhà hoặc cổng công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu được làm từ những cành thông xếp chồng trên các ống tre tươi vát chéo. Tre tươi là chiếc thang để đón thần năm mới còn thông lại là vật mang lại sự may mắn và trường thọ. Bên cạnh đó các vật dụng khác như dây thừng bện cỏ khô, dải giấy trắng trang trí đều là những vật tượng trưng cho mong ước của người Nhật trong năm mới. Shimenawa cũng mang ý nghĩa để xua đuổi tà ma không cho vào nhà.
Thờ cúng tổ tiên và các vị thần
Nhật Bản cũng giống với các quốc gia khác, năm mới là dịp để nhớ về cội nguồn, tổ tiên và các vị thần. Người Nhật đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma trên bàn thờ để bày tỏ sự kính trọng và mong các thần linh sẽ ủng hộ. Việc thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa về mối liên hệ mật thiết giữa người sống và người chết: con cháu thì thăm hỏi, luôn nhớ tới và khấn cáo tổ tiên, còn tổ tiên thì luôn che chở và dẫn dắt hậu thế. Chính vì vậy nghi lễ này vô cùng quan trọng để thể hiện lòng thành kính và đạo hiếu của người sống với người đã khuất.
Các hoạt động truyền thống trong ngày Oshougatsu
Mùng 1 ăn bánh dầy Ozoni
Theo truyền thuyết cổ xưa của người Nhật Bản, vào ngày mùng 1 Tết thần Toshidon sẽ xuất hiện và tặng cho những em bé ngoan vâng lời cha mẹ bánh dầy Ozoni. Vì thế về sau người Nhật luôn ăn bánh dầy Ozoni trong ngày mùng 1 với mong muốn nhận được nhiều quà từ các vị thần.
Tục lì xì đầu năm
Lì xi đâu năm tại Nhật
Với truyền thống viết bưu thiếp trong ngày Tết, người gửi bưu thiếp sẽ ghi lại những lời chúc tốt đẹp nhất để thể hiện tình cảm chân thành tới người mà mình yêu thương. Đây cũng là phong tục thể hiện một cách rõ nét văn hóa “cảm ơn” của người Nhật Bản.
Cũng như Việt Nam, trẻ em Nhật Bản cũng được nhận tiền lì xì từ ông bà bố mẹ trong ngày đầu năm mới. Tiền mừng tuổi được gọi là Otoshidama, Otoshidama được người lớn trao cho trẻ em với mong muốn em bé sẽ mau lớn, chững chạc và thành công hơn trong việc học hành.
Trò chơi dân gian
Người Nhật hay thả diều trong ngày năm mới. Những chiếc diều với đủ màu sắc, hình dáng và cách trang trí khác nhau tùy theo từng vùng. Ngoài ra còn một số các trò chơi truyền thống khác như cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi,…
Đi chùa đầu năm
Việc đi chùa đầu năm đã trở thành phong tục không thể thiếu của người Nhật, những ngôi chùa trở thành địa điểm thu hút đông khách nhất. Người dân Nhật Bản tới chùa để cầu nguyện những điều may mắn và hạnh phúc nhất sẽ tới với họ và gia đình trong năm mới.
Với những chia sẻ của trung tâm tiếng Nhật SOFL về các từ vựng tiếng Nhật Tết và trải nghiệm những điều thú vị trong ngày Tết cổ truyền của Nhật Bản hy vọng bạn đã có một cái nhìn mới mẻ và đầy đủ hơn về đất nước Nhật Bản nhé!
Từ khóa » Món ăn Ngày Tết Của Việt Nam Bằng Tiếng Nhật
-
TỪ VỰNG MÓN ĂN NGÀY TẾT BẰNG TIẾNG... - Bí Quyết Tiếng Nhật
-
Tên Các Món ăn Ngày Tết Bằng Tiếng Nhật
-
Học Tiếng Nhật Về Các Món ăn Truyền Thống Trong Ngày Tết
-
Món ăn Truyền Thống Trong Ngày Tết Việt Nam Bằng Tiếng Nhật
-
30+ Từ Vựng Tiếng Nhật Về Ngày Tết Việt Nam Hay Dùng Nhất !
-
Viết Sakubun Về Tết Việt Nam - Tự Học Tiếng Nhật Online
-
Bỏ Túi Kho Từ Vựng Tiếng Nhật Ngày Tết Thông Dụng - Vinanippon
-
Tên Các Món ăn Ngày Tết Bằng Tiếng Nhật - LinkedIn
-
Cách Làm Bánh Chưng Bằng Tiếng Nhật, Tên Các Món Ăn Ngày ...
-
Tên Các Món ăn Bằng Tiếng Nhật - Trung Tâm Ngoại Ngữ SaiGon Vina
-
OSECHI RYORI: MÂM CỖ TẾT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT
-
Osechi Món ăn Ngày Tết Nhật Bản