Tổng Hợp Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Chi Tiết, đơn Giản Tại Nhà

Cách trồng cây lưỡi hổ

Có 2 cách trồng cây lưỡi hổ phổ biến, đó là trồng bằng lá lưỡi hổ hoặc nhân giống lưỡi hổ bằng nước.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá

Cách trồng lưỡi hổ bằng lá khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước như sau :

  1. 1

    Chuẩn bị chậu cây: Bạn hãy chuẩn bị 1 chậu đất có sạch sẽ, có lỗ thoát nước và diện tích đủ rộng để trồng khoảng 3-5 lá. Ngoài ra, đất trong trong chậu cây nên là loại tơi xốp, thoáng khí.

  2. 2

    Chọn lá cây: Bạn hãy quan sát và chọn ra những chiếc lá khỏe mạnh, sáng màu, không có dấu hiệu sâu bệnh. Tiếp đó, dùng dao sắc để cắt lá ra khỏi thân cây, có thể cắt thành từng đoạn khoảng khoảng 4-6 cm cho dễ trồng. Bạn cũng hãy đánh dấu lại phần đầu lá để khi trồng, cây có thể mọc mầm.

  3. 3

    Trồng cây: Tiến hành cắm các đoạn lá xuống đất thật nhẹ nhàng, sau đó sử dụng thuốc kích rễ đã hòa loãng với nước rồi tưới cho cây. Thực hiện thao tác này mỗi 10 ngày để giúp cây phát triển ổn định. Sau khoảng 1 tháng, cây sẽ ra rễ và bắt đầu lớn dần lên. 

>> Xem thêm: Cách chuyển cây sang chậu mới đơn giản và sạch sẽ

Lá cây màu xanh lá cây và vàng nổi bật trên nền trắng.

Nhân giống cây lưỡi hổ bằng nước

Để nhân giống cây lưỡi hổ bằng nước, bạn hãy tiến hành theo các bước:

  1. 1

    Chọn lá: Bạn hãy chọn ra một lá lưỡi hổ đẹp, không quá non họặc quá già, có màu xanh đậm và độ cứng nhất định. 

  2. 2

    Tạo gốc: Cắt sát gốc cây và cắt lá sao cho tạo thành hình chữ V ngược để tạo rễ cho cây

  3. 3

    Cho cây vào trong chậu: Đặt đoạn lá vừa cắt vào một lọ nước sạch. Nên để nước ngập nửa lá vì rễ cây mới sẽ mọc ra từ mô đã cắt. Sau khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy rễ bắt đầu hình thành.

Hai chậu cây cảnh trên bàn trong văn phòng.

Những sai lầm thường gặp khi trồng cây lưỡi hổ

Một số sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ mà nhiều người thường gặp phải đã được Cleanipedia tổng hợp lại như sau: 

  • Tưới nước quá thường xuyên: Lưỡi hổ là loại cây có khả năng giữ nước, có thể “chịu khát” lên đến 2 tuần. Nếu bạn tưới cây quá nhiều sẽ dẫn đến việc rễ và lá bị úng, từ đó gây thối cho cây. Do vậy, bạn chỉ cần tưới cây khi thấy đất trong chậu có dấu hiệu khô. 

  • Đất trồng chưa phù hợp: Tuy lưỡi hổ không có yêu cầu nào quá khắt khe về chất lượng đất trồng nhưng bạn cũng nên đảm bảo loại đất đang sử dụng có khả năng thoát nước tốt, xốp và khô ráo. 

  • Ánh sáng: Lưỡi hổ khá linh hoạt, có thể sống ở điều kiện môi trường trong nhà lẫn ngoài trời. Tuy nhiên, bạn không nên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu bởi có thể gây cháy cây mà hãy chọn những vị trí nhiều bóng râm nhé. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn cây hoa hồng đẹp, dễ trồng

Cây xanh trong chậu trang trí màu xám đặt trên kệ.

Bí quyết trồng cây lưỡi hổ ra hoa

Giống như cây kim ngân, cây lưỡi hổ thường rất hiếm khi ra hoa một cách tự nhiên mà sẽ cần đến chế độ chăm sóc kỹ lưỡng. Để cây ra hoa có thể cần đến sự kết hợp giữa hài hòa giữa các yếu tố như nước tưới, phân bón, ánh sáng, đất trồng. Cụ thể như sau:

  • Ánh sáng: Cây sẽ dễ ra hoa hơn nếu bạn đặt cây ở những vị trí có nhiều bóng râm. Bạn cũng nên hạn chế di chuyển chậu lưỡi hổ quá nhiều lần bởi sẽ dễ khiến cây bị rụng lá đấy. 

  • Nhiệt độ: Theo các chuyên gia, cây lưỡi hổ sẽ sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 18 – 28 độ C. Bạn hãy chú ý đến điều này và căn chỉnh nhiệt độ phòng ở mức phù hợp nếu muốn cây ra hoa nhé.

  • Nước tưới: Cây lưỡi hổ không phải là loại ưa ẩm. Bạn chỉ cần tưới cây khoảng 1 lần/ tuần và hạn chế tưới khi trời trở lạnh.

  • Phân bón: Để cây lưỡi hổ có thể nở hoa thì bạn hãy bón phân cho cây khoảng 3 tháng/lần. 

Chắc hẳn những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu được cách trồng cây lưỡi hổ không phải là việc quá khó khăn đúng không nào. Đừng quên ghé thăm Cleanipedia thường xuyên để cập nhật các mẹo chăm sóc nhà cửa và sức khỏe đầy bổ ích và thú vị nhé. 

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook |Youtube |Instagram |Pinterest |Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Ra Hoa