Tổng Hợp Câu Hỏi ôn Tập Và Câu Trả Lời Bài 41, 42, 43, 44, 45 Về Khu ...

Câu 1: Nêu đặc điểm của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti?

Trả lời:

  • Eo đất Trung Mĩ
    • Phần lớn là núi và cao nguyên
    • Có nhiều núi lửa hoạt động
    • Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
  • Quần đảo Ăng ti
    • Có hình vòng cung
    • Các đảo có nhiều núi cao
    • Đồng bằng nằm ven biển

Câu 2: Nêu đặc điểm của khu vực địa hình Nam Mĩ ?

Trả lời:

Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình

  • Phía Tây:
    • Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.
    • Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.
  • Ở giữa:
    • Rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata
    • Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
  • Phía Đông:
    • Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.
    • Rừng rậm nhiệt đới ẩm.

Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau của cấu trúc địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

Trả lời :

  • Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
  • Khác nhau:

Các khu vực

Bắc Mĩ

Nam Mĩ

Phía Tây

Hệ thống Cooc-đi-e chiếm ½ địa hình Bắc Mĩ

Hệ thống An-đét cao đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn

Ở giữa

Cao phía Bắc, thấp dần phía Nam

Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau, đồng bằng thấp trừ đồng bằng Pampa phía Nam cao

Phía Đông

Núi già Apalat

Các sơn nguyên

Câu 4: Nêu đặc điểm của địa hình phía Tây của khu vực Nam Mĩ?

Trả lời:

Phía Tây của Nam Mĩ là dãy núi trẻ An-đét. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất ở Châu Mĩ.

Độ cao trung bình từ 3000 – 5000 m, một số đỉnh vượt 6000m, có băng tuyết bao phủ quanh năm.

Giữa các dãy núi là thung lũng và cao nguyên rộng như cao nguyên Trung An-đét.

Thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao rất phức tạp.

Câu 5: Trung và Nam Mĩ gồm có các kiểu khí hậu nào? Nêu nguyên nhân tại sao lại có các kiểu khí hậu đó?

Trả lời:

  • Khu vực Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất đó là:
    • Khí hậu xích đạo
    • Khí hậu cận xích đạo
    • Khí hậu cận nhiệt đới
    • Khí hậu nhiệt đới
    • Khí hậu ôn đới
  • Nguyên nhân có các kiểu khí hậu đó là do:
    • Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam
    • Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây
    • Kiểu khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn.

Câu 6: Giải thích tại sao lại có hoang mạc ở dải đất phía Tây An-đet?

Trả lời:

Sự hình thành của hoang mạc ở dải đất phía Tây dãy An-đet là do sự tác động của dòng biền lạnh Peru chảy qua.

Theo đó, dòng biển lạnh Peru chảy rất gần với bờ biển phía Tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền, đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía Tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.

Câu 7: Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

  • Rừng thưa và xa van phát triển ở vùng trung tâm và phía Tây sơn nguyên Bra-xin.
  • Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía Đông An-đet thuộc Ac-hen-ti-na.
  • Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới bao phủ đồng bằng A-ma-dôn.
  • Hoang mạc A-ta-ca-ma ven biển phía Tây An-đet.

Câu 8: Lịch sử Trung và Nam Mỹ được chia làm mấy thời kì lớn? Đó là những thời kì nào?

Trả lời:

Các nước Trụng và Nam Mỹ đều phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập chủ quyền. Cụ thể lịch sử của Trung và Nam Mỹ được chia làm 4 thời kì lớn.

Đó là:

  • Trước 1492, người Anh Điêng sinh sống
  • Từ thế kỉ XVI đến XIX thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm, đô hộ.
  • Từ đầu thế kỉ XIX đến chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Trung và Nam Mĩ đấu tranh giành độc lập nhưng vẫn bị phụ thuộc vào Hoa Kì.
  • Từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước Trung và Nam Mĩ liên kết đấu tranh chống sự lệ thuộc vào nước ngoài.

Câu 9: Nêu đặc điểm đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ? Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ khác với Bắc Mĩ như thế nào?

Trả lời:

  • Đặc điểm đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:
    • Tốc độ đô thị hóa dẫn đầu thế giới
    • Tỉ lệ dân ở đô thị chiếm 75%
    • Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
    • Các đô thị lớn là: Xao –Paolô, Riô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt-Ai-ret.
  • Qúa trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ ở chỗ:

Ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ đều đang thực hiện quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, tính chất đô thị hóa ở hai khu vực này hoàn toàn khác nhau.

    • Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
    • Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.

Câu 10: Hãy trình bày các hình thức sở hữu phổ biến trong nông nghiệp của Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Các hình thức sở hữu phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mỹ gồm: đại điền trang, tiểu điền trang và ở hữu của tư bản nước ngoài.

  • Đại điền trang:
    • Thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chỉ chiếm dưới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích.
    • Quy mô lớn, canh tác theo lỗi quảng canh, năng suất thấp.
  • Tiểu điển trang:
    • Thuộc sở hữu của các hộ nông dân
    • Quy mô nhỏ, trồng lương thực để tự túc
    • Sở hữu của tư bản nước ngoài.
    • Thuộc sở hữu của các công ty tư bản Hoa Kì, Anh
    • Lập đồn điền để trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.

Câu11: Trình bày sự bất hợp lí trong việc sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Sự bất hợp lí trong việc sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ ở chỗ: Các địa chủ chiếm 5% số dân nhưng lại chiếm hơn 60% diện tích, còn nông dân đại bộ phận chỉ có chưa đầy 40% diện tích đất canh tác trong khi đó một bộ phận lớn nông dân không có ruộng. Điều này buộc họ phải đi làm thuê, làm mướn, đời sống cực khổ.

Câu 12: Trình bày ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá ở Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

  • Ngành trồng trọt ở Trung và Nam Mỹ: Mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia trồng một vài loại cây để để xuất khẩu. Ví dụ như ở eo đất Trung Mỹ trồng mía, bông, cà phê hay ở Nam Mỹ trồng chuối, cao cao…

Khu vực có một số nước xuất khẩu lúa mì, tuy nhiên nhiều nước vẫn còn phải nhập lương thực.

  • Chăn nuôi và đánh cá: Trung và Nam Mỹ phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu, lạc đà…nhờ nhiều đồng cỏ tươi tốt. Còn ở Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.

Câu 13: Trình bày những khó khăn trong sự phát triển công nghiệp khu vực Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Những khó khăn trong sự phát triển công nghiệp khu vực Trung và Nam Mỹ:

  • Thiếu vốn đầu tư
  • Phụ thuộc vào nước ngoài về vốn
  • Sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả.
  • Nợ nần nước ngoài ngày càng nhiều, ảnh hưởng nền kinh tế trong nước.

Câu 14: Trình bày vai trò của rừng A-ma-dôn? Việc khai thác rừng bừa bãi rừng A-ma-dôn gây ra những hậu quả gì?

Trả lời:

  • Vai trò của rừng A-ma-dôn:
    • Nguồn dự trữ sinh vật quí giá
    • Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.
    • Trong rừng có nhiều tài nguyên, khoáng sản.
    • Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
  • Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn:
    • Mất cân bằng hệ sinh thái
    • Làm biến đổi khí hậu.

Từ khóa » Tốc độ đô Thị Hóa Nhanh ở Trung Và Nam Mĩ Là Hệ Quả Của (25 điểm)