Tổng Hợp Chi Phí Cưới Hỏi đầy đủ Nhất Cho Cô Dâu Chú Rể - Vua Nệm

Banner Black Friday

Việc chuẩn bị cho đám cưới tốn rất nhiều công sức cũng như chi phí của cô dâu chú rể và gia đình. Để giúp các cặp đôi có hình dung cụ thể và dự trù ngân sách dễ dàng nhất, Vua Nệm sẽ tổng hợp đầy đủ những khoản chi phí cưới hỏi và hướng dẫn tiết kiệm chi phí cho ngày cưới.

Nội Dung Chính

  • 1. Chi phí trước đám cưới
    • 1.1 Ảnh cưới
    • 1.2 Nhẫn cưới
    • 1.3 Thiệp cưới
  • 2. Chi phí đám hỏi
    • 2.1 Chi phí đám hỏi nhà trai
    • 2.1 Chi phí đám hỏi nhà gái
  • 3. Chi phí đám cưới
    • 2.1 Chi phí đám cưới nhà trai
    • 2.1 Chi phí đám cưới nhà gái
  • 4. Cách tiết kiệm chi phí cưới hỏi cho cô dâu chú rể

1. Chi phí trước đám cưới

Có một số việc các cặp đôi cần chuẩn bị trước khi hôn sự diễn ra, đó là chụp ảnh cưới, mua nhẫn cưới và in thiệp cưới. Thông thường chi phí cưới hỏi cho những việc này sẽ do cô dâu và chú rể cùng nhau chi trả. Tùy vào điều kiện gia đình mà chú rể có thể chi trả một số chi phí chung. 

1.1 Ảnh cưới

chụp hình đám cưới

Dự trù: 4.000.000đ ~ 25.000.000đ

Chụp ảnh cưới pre-wedding là việc được các cặp đôi trẻ háo hức và mong chờ nhất. Các dịch vụ chụp ảnh cưới hiện nay rất đa dạng từ chụp ảnh trong studio cho đến chụp ảnh ở các địa điểm du lịch… 

Chi phí cưới hỏi cho dịch vụ này cũng rất đa dạng tùy thuộc vào gói chụp ảnh mà cô dâu chú rể lựa chọn. Trung bình giá cả sẽ dao động từ 4.000.000đ đến 25.000.000đ hoặc hơn. 

1.2 Nhẫn cưới

nhẫn cưới

Dự trù: 3.000.000 ~ > 30.000.000 đồng

Nhẫn cưới là vật thiêng liêng không thể thiếu khi cử hành hôn lễ. Thông thường chi phí mua nhẫn cưới sẽ do cả hai cùng chi trả, nếu chú rể có điều kiện có thể tự mình mua cặp nhẫn này coi như là một phần của chi phí cưới hỏi nhà trai. 

Giá thành của nhẫn cưới tùy thuộc vào chất liệu và hình dáng: vàng 18k, 24k, bạch kim, nhẫn đính kim cương … Chất liệu càng cao cấp, hình dạng càng cầu kỳ thì giá trị cặp nhẫn càng đắt. 

1.3 Thiệp cưới

thiệp cưới

Dự trù: 2.500đ – 10.000đ/thiệp

Thiệp cưới là một trong những khoản chi phí cưới hỏi khá ‘’nhẹ nhàng’’. Cô dâu chú rể có thể đặt hai loại thiệp riêng cho nhà trai và nhà gái hoặc đặt chung một loại. 

TOP NỆM BÁN CHẠY

-34%

Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm

13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%

(Quà tặng 7 món với độ dày 10cm) Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm

6.750.000đ5.400.000đXem chi tiết-25%

(Tặng tinh dầu) Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm

13.199.000đ9.899.250đXem chi tiết-50%

Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm

8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm Hot

2. Chi phí đám hỏi

2.1 Chi phí đám hỏi nhà trai

Trang trí nhà cửa: Tuy đám hỏi diễn ra chính thức ở nhà gái nhưng nhà trai vẫn cần chuẩn bị phông bạt, bàn ghế, lễ vật trên bàn thờ trong ngày trọng đại để tiếp đón họ hàng, người thân đến tham dự lễ ăn hỏi và chụp ảnh kỷ niệm. Chi phí trang trí thường rơi vào 3.000.000đ – 7.000.000đ 

Tráp ăn hỏi: Chi phí cưới hỏi cho mâm quả tùy thuộc vào số tráp: 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp hay 11 tráp và số lễ vật. Giá trung bình thị trường cho mâm quả từ 4.000.000đ – 10.000.000đ. Bên cạnh đó, còn có chi phí bao lì xì cho đội bê tráp, thông thường là 50.000 – 100.000 VND/bao tùy thuộc vào điều kiện kinh tế.

Tiền dạm ngõ: Tiền dạm ngõ còn gọi là lễ đen, là phong bì tiền mặt được trao cho nhà gái. Trong chi phí cưới hỏi không quy định số tiền mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhà trai.

đám hỏi nhà trai

Trang phục trong lễ ăn hỏi: Chú rể có thể mua hoặc thuê trang phục. Giá thuê vest/áo dài nam dao động từ 1.000.000đ – 2.000.000đ. Đội bê tráp có thể mặc quần tây, sơ mi trắng tự chuẩn bị, hoặc áo dài cho đội bê tráp nam dao động khoảng 250.000đ – 500.000đ/áo

Xe cưới: Nhà trai thường thuê 1-2 chiếc xe để đưa gia đình, người thân đến nhà gái. Phụ thuộc từng loại xe mà chi phí cưới hỏi cho hạng mục này sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu sẽ chỉ dưới 5.000.000đ 

Cỗ sau lễ ăn hỏi: Nhà trai sẽ chuẩn bị vài mâm cỗ nhỏ để cảm ơn họ hàng đã tham dự lễ cưới. Tiền cỗ mỗi mâm từ 1,5 – 2 triệu đồng

2.1 Chi phí đám hỏi nhà gái

Trang trí nhà cửa: Nhà gái sẽ tốn nhiều chi phí cưới hỏi cho việc này hơn nhà trai, vì đây là nơi diễn ra chủ yếu các nghi thức đám hỏi. Chi phí trang trí cho toàn bộ ngôi nhà thường rơi vào 5.000.000đ – 15.000.000đ

Tiền trang điểm cô dâu và mẹ cô dâu: Cô dâu cần xinh đẹp và lộng lẫy nhất trong ngày ăn hỏi nên việc thuê chuyên gia trang điểm là khoản chi phí cưới hỏi cần thiết. Chi phí trang điểm cô dâu sẽ rơi vào khoảng 1 – 2 triệu/mặt. Ngoài ra người trang điểm cũng sẽ trang điểm cho mẹ cô dâu với giá khoảng 500.000đ/mặt

Đội ngũ bê tráp

Trang phục: Áo dài truyền thống cô dâu có thể đi thuê hoặc may. Nhà gái cũng cần thuê áo dài cho đội bê tráp nữ. Chi phí cưới hỏi cho áo dài cô dâu và mẹ cô dâu khoảng 1 -2 triệu đồng, áo dài cho đội bê tráp khoảng 200 – 400.000đ/áo

Chi phí cỗ bàn: Tương tự nhà trai, nhà gái cũng chuẩn bị cỗ cho họ hàng và khách mời. Tiền cỗ mỗi mâm từ 1,5 – 2 triệu đồng

Tiền lì xì cho đội bê tráp: Tiền lì xì trao duyên của nhà gái sẽ tương ứng với số tiền lì xì của nhà trai. Thông thường là 50-100.000đ/bao

3. Chi phí đám cưới

2.1 Chi phí đám cưới nhà trai

Combo dịch vụ trang điểm, lễ phục, chụp hình, quay phim: Thông thường các studio sẽ có trọn gói combo này, cô dâu chú rể vừa không vất vả thuê từng thứ, vừa tiết kiệm chi phí cưới hỏi hơn. Tổng chi phí combo rơi vào 8 – 15 triệu đồng

rạp đám cưới

Chi phí rạp cưới hoặc trung tâm tiệc cưới

  • Rạp cưới tại gia: Nhà chú rể nếu đãi tiệc ở nhà cần thuê toàn bộ rạp cưới, bàn ghế, nấu cỗ. Thông thường làm rạp cưới tại nhà sẽ tiết kiệm chi phí cưới hỏi hơn đặt tiệc tại nhà hàng. Bàn ghế nơ voan, cài hoa, khăn ren cho cô dâu chú rể, cha mẹ đôi bên: 250.000 – 400.000/ bộ. Bàn ghế cho khách mời (gồm khăn trải): 150.000/ bộ. Rạp cưới cao cấp đầy đủ đồ trang trí có giá trong khoảng: 150.000- 400.000 đồng/ mét vuông.
  • Đặt tiệc tại nhà hàng: Tiệc cưới tại nhà hàng sẽ bao gồm tất cả các khoản dịch vụ: thực đơn, MC, trang trí, phục vụ trong lễ cưới… Với những nhà hàng tầm trung thì cỗ sẽ từ 1.500.000đ – 3..000.000đ/mâm (mâm 6 hoặc mâm 10 người). Còn nếu đặt ở những trung tâm tiệc cưới sang trọng hơn thì giá cả sẽ từ 3.500.000đ-6.000.000đ/mâm. Tùy vào điều kiện gia đình mà bạn có thể linh hoạt phần chi phí cưới hỏi này. 

Tiền nữ trang làm quà cưới cho cô dâu: Hoa tai: từ 3 đến 5 triệu đồng. Dây chuyền: từ 5 đến 7 triệu đồng. Lắc tay: từ 3 đến 5 triệu đồng

trang điểm cô dâu

Thuê xe hoa cưới, xe họ hàng đi đón dâu: từ 3 đến 5 triệu đồng tùy từng loại xe. Riêng xe cưới của cô dâu chú rể có hoa tươi trang trí, có thể đặt hoa trang trí với giá 1-2 triệu đồng. 

Chi phí cưới hỏi cho phòng tân hôn: Phòng tân hôn có thể được sửa sang, sắm tủ, giường cưới, chăn ga cưới, trang trí … Chi phí khoảng 5 đến 10 triệu đồng.

Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sẵn chi phí phát sinh là 5 triệu đồng

2.1 Chi phí đám cưới nhà gái

Tiền nữ trang bố mẹ làm của hồi môn cho cô dâu: 5 – 20 triệu đồng.

Combo dịch vụ trang điểm, lễ phục, chụp hình, quay phim: Cũng giống như nhà trai, nhà gái cần bỏ chi phí cưới hỏi cho dịch vụ này vì đây là khoản rất cần thiết. Combo rơi vào 8 – 15 triệu đồng

thuê xe

Thuê xe: Nhà gái cũng cần thuê xe cho họ hàng đi đưa dâu: Tùy theo loại xe mà giá dao động 2 đến 3.5 triệu đồng.

Trang phục cho bố mẹ cô dâu: Nếu bố mẹ cô dâu không có sẵn áo vest hay áo dài thì có thể thuê với giá từ 1,8 đến 2 triệu đồng/bộ.

Trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh kẹo, nước trà cho lễ vu quy: Chi phí này cũng tương tự như chi phí cho lễ ăn hỏi

Cũng giống như nhà trai, nhà gái nên dự trù chi phí cưới hỏi phát sinh là 5 triệu đồng

4. Cách tiết kiệm chi phí cưới hỏi cho cô dâu chú rể

Đám cưới và chi phí cho việc này khiến các cô dâu chú rể phải lo lắng rất nhiều thứ. Để vừa tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tham khảo những cách tiết kiệm chi phí sau đây:

dịch vụ trọn gói

Đặt các dịch vụ trọn gói: Các dịch vụ trọn gói vừa giảm được chi phí cưới hỏi, vừa giúp các cô dâu chú rể chuẩn bị đầy đủ các hạng mục cần thiết. Hầu hết các đơn vị này đều có kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị đám cưới nên các cặp đôi có thể yên tâm khi đặt dịch vụ. Các dịch vụ trọn gói mà cô dâu chú rể có thể tham khảo

  • Dịch vụ tiệc cưới: Đã bao gồm trang trí, thực đơn, MC trong tiệc cưới, hoa cưới, nhân viên phục vụ … 
  • Dịch vụ ăn hỏi: Đã bao gồm mâm quả lễ vật, trang trí nhà cửa, backdrop, phông nền đám hỏi… thậm chí cả xe cưới. 
  • Dịch vụ chụp hình cưới: Các studio chụp hình cưới thường có trọn gói các dịch vụ để cô dâu chú rể lựa chọn như: Chụp hình, phóng ảnh, váy cưới, vest cưới, áo dài ăn hỏi, trang điểm cưới và trang điểm ăn hỏi … 

Vào ngày lễ ăn hỏi cô dâu chú rể có thể nhờ bạn bè, người thân bê mâm quả thay vì thuê đội bê tráp. Cách này vừa tiết kiệm chi phí cưới hỏi, vừa có ý nghĩa hơn khi chính bạn bè và người thân góp vui trong đám cưới của bạn, cùng lưu lại những bức hình đẹp. 

Dựa vào những hạng mục dự trù chi phí đã liệt kê ở trên, các bạn có thể lên được khoản chi phí cưới hỏi phù hợp nhất với mình. Bạn cũng nên nhớ tham khảo kỹ các đơn vị cung cấp dịch vụ nhé. 

Đánh giá post

TOP NỆM BÁN CHẠY

-34%

Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm

13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%

(Quà tặng 7 món với độ dày 10cm) Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm

6.750.000đ5.400.000đXem chi tiết-25%

(Tặng tinh dầu) Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm

13.199.000đ9.899.250đXem chi tiết-50%

Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm

8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm Hot

Từ khóa » Một đám Hỏi Cần Bao Nhiêu Tiền