Tổng Hợp Công Thức Hóa Học 8 Cần Nhớ

Tổng hợp công thức hóa học 8 cần nhớ Các công thức hóa học lớp 8 Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

VnDoc biên soạn nội dung Tổng hợp công thức Hóa học 8 cần nhớ, gồm tất cả Công thức hóa học lớp 8 có trong chương trình, bên cạnh đó có mở rộng nâng cao một số công thức ở lớp trên. Tài liệu giúp các em ghi nhớ kiến thức, vận dụng giải vào bài tập Hóa 9 hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo.

Công thức hóa học lớp 8

  • A. Một số tài liệu nội dung chương trình Hóa học mới
  • B. CÁC CÔNG THỨC HÓA HỌC LỚP 8 CẦN NHỚ
    • I. Cách tính nguyên tử khối
    • II. Định luật bảo toàn khối lượng
    • III. Tính hiệu suất phản ứng
    • IV. Công thức tính số mol
    • V. Công thức tính tỉ khối
    • VI. Công thức tính thể tích
    • VII. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi ngyên tố trong hợp chất
    • VIII. Nồng độ phần trăm
    • IX. Nồng độ mol
    • X. Độ tan
  • D. CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA 8
    • I. Công thức hóa học và tính theo công thức hóa học
    • II. Phương trình hóa học. Tính theo phương trình hóa học.
    • III. Dung dịch và nồng độ dung dịch

A. Một số tài liệu nội dung chương trình Hóa học mới

  • Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học lớp 8
  • Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC
  • Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC
  • Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7
  • Bảng tuần hoàn Hóa học Tiếng Anh

(Theo chương trình Hóa học mới, tên nguyên tố, cũng nhưng các hợp chất vô cơ sẽ được gọi theo danh pháp Quốc tế)

B. CÁC CÔNG THỨC HÓA HỌC LỚP 8 CẦN NHỚ

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

I. Cách tính nguyên tử khối

NTK của A = Khối lượng của nguyên tử A tính bằng gam : khối lượng của 1 đvC tính ra gam

Ví dụ:

NTK của oxi = \frac{{2,{{6568.10}^{ - 23}}g}}{{0,{{16605.10}^{ - 23}}g}} = 16\(\frac{{2,{{6568.10}^{ - 23}}g}}{{0,{{16605.10}^{ - 23}}g}} = 16\)

II. Định luật bảo toàn khối lượng

Cho phản ứng: A + B → C + D

Áp dụng định luật BTKL:

mA + mB = mC + mD

III. Tính hiệu suất phản ứng

Dựa vào 1 trong các chất tham gia phản ứng:

H% = (Lượng thực tế đã dùng phản ứng : Lượng tổng số đã lấy) x 100%

Dựa vào 1 trong các chất tạo thành

 H% = (Lượng thực tế thu được: Lượng thu theo lí thuyết) x 100%

IV. Công thức tính số mol

n = Số hạt vi mô : N

N là hằng số Avogrado: 6,023.1023

n = \frac{V}{{22,4}}\(n = \frac{V}{{22,4}}\)

n = \frac{m}{M}\(n = \frac{m}{M}\) => m = n x M

n = \frac{{P{V_{(dkkc)}}}}{{RT}}\(n = \frac{{P{V_{(dkkc)}}}}{{RT}}\)

Trong đó:

P: áp suất (atm)

R: hằng số (22,4 : 273)

T: nhiệt độ: oK (oC + 273)

V. Công thức tính tỉ khối

Công thức tính tỉ khối của khí A với khí B:

{d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} =  > {M_A} = d \times {M_B}\({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} = > {M_A} = d \times {M_B}\)

- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí:

{d_{A/kk}} = \frac{{{M_A}}}{{29}} =  > {M_A} = d \times 29\({d_{A/kk}} = \frac{{{M_A}}}{{29}} = > {M_A} = d \times 29\)

Trong đó D là khối lượng riêng: D(g/cm3) có m (g) và V (cm3) hay ml

VI. Công thức tính thể tích

Thể tích chất khí ở đktc

V = n x 22,4

- Thể tích của chất rắn và chất lỏng

V = \frac{m}{D}\(V = \frac{m}{D}\)

- Thể tích ở điều kiện không tiêu chuẩn

{V_{(dkkc)}} = \frac{{nRT}}{P}\({V_{(dkkc)}} = \frac{{nRT}}{P}\)

P: áp suất (atm)

R: hằng số (22,4 : 273)

T: nhiệt độ: oK (oC+ 273)

VII. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi ngyên tố trong hợp chất

VD: AxBy ta tính %A, %B

\% A = \frac{{{m_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\%  = \frac{{x \times {M_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\%\(\% A = \frac{{{m_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\% = \frac{{x \times {M_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\%\)

VIII. Nồng độ phần trăm

C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)

Trong đó: mct là khối lượng chất tan

mdd là khối lượng dung dịch

{m_{dd}} = {m_{ct}} + {m_{{H_2}O}}\({m_{dd}} = {m_{ct}} + {m_{{H_2}O}}\)

Trong đó: CM nồng độ mol (mol/lit)

D khối lượng riêng (g/ml)

M khối lượng mol (g/mol)

IX. Nồng độ mol

{C_M} = \frac{{{n_A}}}{{{V_{dd}}}}\({C_M} = \frac{{{n_A}}}{{{V_{dd}}}}\)

Trong đó : nA là số mol

V là thể tích

{C_M} = \frac{{10 \times D \times C\% }}{M}\({C_M} = \frac{{10 \times D \times C\% }}{M}\)

C%: nồng độ mol

D: Khối lượng riêng (g/ml)

M: Khối lượng mol (g/mol)

X. Độ tan

S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \times 100\(S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \times 100\)

D. CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA 8

I. Công thức hóa học và tính theo công thức hóa học

1. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị

Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y × hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: \frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b\(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\)= Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)

2. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxByCz

Cách 1.

+ Tìm khối lượng mol của hợp chất

+ Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng

+ Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học: AxByCz

\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%\(\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%\)

Hoặc %C = 100% - (%A + %B)

3. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về khối lượng

Các bước xác định công thức hóa học của hợp chất

+ Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

\begin{array}{l} \% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\%   =  >  x  =  \frac{{{M_{hc}}.\% A}}{{{M_A}.100\%  }}\\  \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\%   =  >  y  =  \frac{{{M_{hc}}.\% B}}{{{M_B}.100\%  }}\\  \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%   =  > z  =  \frac{{{M_{hc}}.\% C}}{{{M_C}.100\%  }} \end{array}\(\begin{array}{l} \% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% = > x = \frac{{{M_{hc}}.\% A}}{{{M_A}.100\% }}\\ \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% = > y = \frac{{{M_{hc}}.\% B}}{{{M_B}.100\% }}\\ \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\% = > z = \frac{{{M_{hc}}.\% C}}{{{M_C}.100\% }} \end{array}\)

4. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.

a. Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng là a:b Hay \left( {\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{a}{b}} \right)\(\left( {\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{a}{b}} \right)\). Tìm công thức của hợp chất

b. Phương pháp giải

Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là AxBy. (Ở đây chúng ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x:y => x, y)

\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{{x.{M_A}}}{{y.{M_B}}}  =  \frac{a}{b} =  > \frac{x}{y}  = \frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}\(\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{{x.{M_A}}}{{y.{M_B}}} = \frac{a}{b} = > \frac{x}{y} = \frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}\)

=> CTHH

II. Phương trình hóa học. Tính theo phương trình hóa học.

1. Phương trình hóa học

a. Cân bằng phương trình hóa học

a) CuO + H2 → Cu + H2O

b) CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

c) Zn + HCl → ZnCl2 + H2

d) Al + O2 → Al2O3

e) NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

f) Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

g) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

h) H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + H2O

i) BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2

k) FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

a) CuO + H2 → Cu + H2O

b) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

c) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

d) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

e) 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

f) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

g) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 +3 H2O

h) 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 3H2O

i) BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

k) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

b. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

1) Photpho + khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5)

2) Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước

3) Kẽm + axit clohidric → kẽm clorua + hidro

4) Canxi cacbonat + axit clohidric → canxi clorua + nước + khí cacbonic

5) Sắt + đồng (II) sunfat → Sắt (II) sunfat + đồng

Đáp án hướng dẫn giải 

1) Photpho + khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5)

2P + 5O2 → P2O5 

2) Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước

4H2 + Fe3O4 → 3Fe + 4H2O 

3) Kẽm + axit clohidric → kẽm clorua + hidro

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

4) Canxi cacbonat + axit clohidric → canxi clorua + nước + khí cacbonic

CaCO3 + 2HCl  → CaCl2 + H2O + CO2 

5) Sắt + đồng (II) sunfat → Sắt (II) sunfat + đồng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

c. Chọn CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi và cân bằng các phương trình hóa học sau:

1) CaO + HCl → ? + H2

2) P + ? → P2O5

3) Na2O + H2O →?

4) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + ?

5) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + ?

6) CaCO3 + HCl → CaCl2 + ? + H2O

7) NaOH + ? → Na2CO3 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải 

1) CaO + 2HCl → CaCl2+ H2

2) 4P + 5O2 → 2P2O5

3) Na2O + H2O → 2NaOH

4) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3

5) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

6) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

7) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d. Cân bằng các phương trình hóa học sau chứa ẩn

1) FexOy + H2 → Fe + H2O

2) FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O

3) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O

4) M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O

5) M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O

6) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + SO2 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải 

1) FexOy + H2 → Fe + H2O

2) FexOy + 2y HCl→ x FeCl2y/x + y H2O

3) 2FexOy + (6x - 2y) H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3x - 2y) SO2 + (6x - 2y) H2O

4) 2FexOy + (6x - 2y) H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3x - 2y) SO2 + (6x - 2y) H2O

5) (5x - 2y) M + (6nx - 2ny) HNO3 → (5x - 2y)M(NO3)n + nNxOy + (3nx - ny)H2O

6) FexOy + 2y H2SO4 → x Fe2(SO4)2y/x + 2y H2O

2. Tính theo phương trình hóa học

Các công thức tính toán hóa học cần nhớ

n = \frac{m}{M}(mol)\(n = \frac{m}{M}(mol)\)=> m = n.M (g) => M = \frac{m}{n}(g/mol)\(M = \frac{m}{n}(g/mol)\)

Trong đó:

n: số mol của chất (mol)

m: khối lượng (gam)

M: Khối lượng mol (gam/mol)

=> n = \frac{V}{{22,4}}(mol)\(n = \frac{V}{{22,4}}(mol)\) => n = \frac{V}{{22,4}}(mol)\(n = \frac{V}{{22,4}}(mol)\)

V: thề tích chất (đktc) (lít)

3. Bài toán về lượng chất dư

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD.

Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B

\frac{{{n_A}}}{a} = \frac{{{n_B}}}{b}\(\frac{{{n_A}}}{a} = \frac{{{n_B}}}{b}\) => A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

\frac{{{n_A}}}{a} > \frac{{{n_B}}}{b}\(\frac{{{n_A}}}{a} > \frac{{{n_B}}}{b}\) => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

\frac{{{n_A}}}{a} < \frac{{{n_B}}}{b}\(\frac{{{n_A}}}{a} < \frac{{{n_B}}}{b}\) => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.

Ví dụ 1. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

{n_{Zn}} = \frac{{6,5}}{{65}} = 0,1mol\({n_{Zn}} = \frac{{6,5}}{{65}} = 0,1mol\); {n_{HCl}} = \frac{{3,65}}{{36,5}} = 0,1mol\({n_{HCl}} = \frac{{3,65}}{{36,5}} = 0,1mol\)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phương trình:               1 mol 2 mol 1 mol

Theo đầu bài :                      0,1 mol 0,1 mol 0,05 mol

Xét tỉ lệ: \frac{{0,1}}{1} > \frac{{0,1}}{2}\(\frac{{0,1}}{1} > \frac{{0,1}}{2}\)→ Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

{m_{ZnC{l_2}}} = 0,05 \times 136 = 6,8gam\({m_{ZnC{l_2}}} = 0,05 \times 136 = 6,8gam\)

Ví dụ 2: Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư

a) Viết phương trình phản ứng hóa học

b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.

c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

b) nZn = 0,2 mol

nH2SO4= 0,25 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

                        Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Theo phương trình: 1 mol 1 mol 1 mol

Theo đầu bài: 0,2 mol 0,25 mol

Xét tỉ lệ:

Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, phản ứng tính theo số mol Zn

Số mol của khí H2 phản ứng là: nZn = nH2 = 0,2 mol

Thể tích khí H2 bằng: VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít

c) Chất còn lượng sau phản ứng là ZnSO4 và H2SO4 dư

Số mol của ZnSO4 bằng: nZnSO4 = nZn = 0,2 mol

Khối lượng của ZnSO4 bằng: mZnSO4 = 0,2 . 161 = 32,2 gam

Số mol của H2SO4 dư = Số mol của H2SO4 ban đầu - Số mol của H2SO4 phản ứng = 0,25 - 0,2 = 0,05 mol

Khối lương H2SO4 dư = 0,05 . 98 = 4,9 gam

III. Dung dịch và nồng độ dung dịch

1. Các công thức cần ghi nhớ

a. Độ tan

\begin{array}{l} S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \times 100\\ Ha{y^{}}S = \frac{{{m_{ct}} \times \left( {100 + S} \right)}}{{{m_{ddbh}}}} \end{array}\(\begin{array}{l} S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \times 100\\ Ha{y^{}}S = \frac{{{m_{ct}} \times \left( {100 + S} \right)}}{{{m_{ddbh}}}} \end{array}\)

b. Nồng độ phần trăm dung dịch (C%)

C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)

Trong đó:

mct: khối lượng chất tan (gam)

mdd: khối lượng dung dịch (gam)

Ví dụ: Hòa tan 15 gam muối vào 50 gam nước. Tình nồng độ phần trăm của dung dịch thu được:

Đáp án hướng dẫn giải

Ta có: mdd = mdm + mct = 50 + 15 = 65 gam

Áp dụng công thức:

C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)= \frac{{15}}{{65}} \times 100\%  = 23,08\%\(= \frac{{15}}{{65}} \times 100\% = 23,08\%\)

c. Nồng độ mol dung dịch (CM)

Từ khóa » Công Thức Hh