Tổng Hợp Dàn ý Phân Tích 5 Trích đoạn Trọng Tâm Trong "Vợ Chồng A ...

1. Đoạn trích số 1: Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích sau: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Dàn ý chi tiết: 1. Mở bài: Dẫn dắt + Nêu vấn đề nghị luận - Lưu ý: Với dạng đề phân tích đoạn trích, khi nêu vấn đề nghị luận em đề cập đến đoạn trích mà đề bài nhắc đến. - Ví dụ: Tô Hoài sinh ra tưởng chừng như để cắm sâu vào vùng đất ven đô. Có ai ngờ sau Cách mạng tháng Tám, lại gắn bó với vùng cao Tây Bắc thật sâu nặng đến thế! Tô Hoài đích thực là một ngòi bút nhập cuộc, luôn theo sát các phong trào cách mạng nên đã nhanh chóng bén duyên với núi rừng Tây Bắc và trở thành ngòi bút thân thiết của Miền Tây. Ở đây, ông đã gặt được một lúc cả hai mùa: Mùa tình dân và mùa văn học. Có mùa tình dân thì mới có mùa văn học, như ông đã chân tình chia sẻ: “Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi, đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ trong tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên” để rồi “Vợ chồng A Phủ” được viết như lời “Chéo lù! Chéo lù!” (Trở lại! Trở lại!) mà Tô Hoài đã nói khi chia xa, viết như để trả món nợ lòng cho những người mà ông thương mến. Đặc biệt gây ấn tượng với bạn đọc là đoạn trích: “....”. 2. Thân bài a. Luận điểm 1: Khái quát tác giả, tác phẩm b. Luận điểm 2: Phân tích * Ý 1: Khái quát nhân vật Mị (ngoại hình, lai lịch, số phận) - Mị vốn là một người con gái đẹp . Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, cô giỏi sáo và giỏi: “thổi lá cũng hay như thổi sáo” . - Cô còn một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương. Quả thế, Mị đã nhận được tình yêu và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước âm thanh hò hẹn của người yêu . - Cuộc sống tuổi thanh xuân, tương lai của Mị hứa hẹn biết bao điều tốt lành, tươi sáng. Khi mùa xuân về, Mị đã sống những giây phút tươi đẹp của tuổi thiếu nữ. - Vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ không trả được cho nhà thống lí, Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà giàu. * Ý 2: Diễn biến tâm trạng Mị trong đoạn trích: - Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén uống từng bát, “uống ừng ực” rồi say đến lịm người đi. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ. + Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng, người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng không hay) + Mị lại nhớ về ngày trước (ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi...), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người : “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” . - Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc ấy, ta mới thấy trong lòng Mị đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không còn buồn nhớ lại nữa.” c. Luận điểm 3: - Trả lời câu hỏi phù (tùy theo yêu cầu của đề). - Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật. 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề, cảm nhận cá nhân hoặc mở rộng.

ĐỌC THÊM Hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc trong Vợ chồng A Phủ

2. Đoạn trích số 2: Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lí và hành động nhân vật Mị trong đoạn trích sau: Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì. Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: - Mày muốn đi chơi à? Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Dàn ý chi tiết: 1. Mở bài: Dẫn dắt + Nêu vấn đề nghị luận 2. Thân bài a. Luận điểm 1: Khái quát tác giả, tác phẩm b. Luận điểm 2: Phân tích * Ý 1: Khái quát nhân vật Mị (ngoại hình, lai lịch, số phận) - Mị vốn là một người con gái đẹp . Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, cô giỏi sáo và giỏi: “thổi lá cũng hay như thổi sáo” . - Cô còn một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương. Quả thế, Mị đã nhận được tình yêu và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước âm thanh hò hẹn của người yêu . - Cuộc sống tuổi thanh xuân, tương lai của Mị hứa hẹn biết bao điều tốt lành, tươi sáng. Khi mùa xuân về, Mị đã sống những giây phút tươi đẹp của tuổi thiếu nữ. - Vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ không trả được cho nhà thống lí, Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà giàu. * Ý 2: Diễn biến tâm trạng Mị trong đoạn trích: - Nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần, cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác: “Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi”. Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du: Mị xắn miếng mỡ, thắp sáng căn phòng u tối; quấn lại tóc, với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo. Tất cả những việc đó, Mị đã làm như trong một giấc mơ. - A Sử biết Mị muốn đi chơi và chuẩn bị đi chơi, hắn tức lắm, đánh rồi trói đứng Mị vào cột, tắt đèn đóng sập cửa lại. Những hành động nhẫn tâm của A Sử dường như muốn đẩy Mị vào bóng tối, dìm Mị chết trong sự bế tắc và tuyệt vọng thế nhưng Mị thực tâm chẳng hề để ý tới những gì đang diễn ra với mình. Mị đang ở trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân. Bây giờ, tiếng sáng vẫn đang rập rờn trong đầu của Mị, “Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du. Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được. - Nhưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy. Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ, gãi chân. Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà thậm chí còn câm lặng hơn trước. c. Luận điểm 3: - Trả lời câu hỏi phù (tùy theo yêu cầu của đề). - Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật. 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề, cảm nhận cá nhân hoặc mở rộng.

ĐỌC THÊM Nhân vật Mị trong đêm mùa đông và diễn biến tâm lý

3. Đoạn trích số 3: Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích sau: Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Dàn ý chi tiết: 1. Mở bài: Dẫn dắt + Nêu vấn đề nghị luận 2. Thân bài a. Luận điểm 1: Khái quát tác giả, tác phẩm b. Luận điểm 2: Phân tích * Ý 1: Khái quát nhân vật Mị (ngoại hình, lai lịch, số phận) - Mị vốn là một người con gái đẹp . Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, cô giỏi sáo và giỏi: “thổi lá cũng hay như thổi sáo” . - Cô còn một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương. Quả thế, Mị đã nhận được tình yêu và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước âm thanh hò hẹn của người yêu . - Cuộc sống tuổi thanh xuân, tương lai của Mị hứa hẹn biết bao điều tốt lành, tươi sáng. Khi mùa xuân về, Mị đã sống những giây phút tươi đẹp của tuổi thiếu nữ. - Vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ không trả được cho nhà thống lí, Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà giàu. * Ý 2: Diễn biến tâm trạng Mị trong đoạn trích: - Mùa đông trên núi cao dài và lạnh lắm, Mị có một thói quen không thể bỏ đó là sưởi lửa mỗi buổi đêm. Với Mị, bếp lửa là người bạn, là tri âm, là tri kỷ, là thứ hiếm hoi mang tới cho Mị một nguồn sáng ấm áp, giúp Mị vượt qua sự lạnh giá, cô đơn trên rẻo cao này. Dù đã có nhiều lần, A Sử về và nhìn thấy Mị sưởi lửa, hắn đạp Mị ngã lăn nhưng Mị vẫn nhất quyết không bỏ thói quen này. - Khi chứng kiến tình cảnh của A Phủ, mấy hôm đầu Mị vô cảm, thờ ơ với hiện thực trước mắt: “A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi”. Câu văn như một minh chứng sự tê dại trong tâm hồn Mị. Bởi trong hoàn cảnh của Mị, cô gái này thực sự đã quá khổ để có thể đồng cảm với nỗi khổ của người khác, thậm chí, trái tim của Mị bây giờ còn mất hết những cảm xúc, chỉ còn một trái tim đóng băng, lạnh giá vô cùng. - Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt: “Đêm ấy A Phủ khóc. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen”. Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước. Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ. Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực. Mị cũng đã từng khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được. A Phủ, nói đúng hơn là dòng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra hoàn cảnh của mình, xót thương cho chính mình. Và Mị đã nhớ lại mọi chuyện, biết nhận ra mình cũng từng có những đau khổ, mới có thể thấy có người nào đó cũng khổ giống mình. Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình thương với một con người cùng cảnh ngộ. Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình: “Mình là đàn bà ... chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết”. Mị không cảm thấy sợ hãi, chỉ cảm thấy một điều duy nhất bây giờ: “Cha con chúng nó thật độc ác”. Nghĩ thế, Mị cầm dao cắt dây trói cho A Phủ để rồi có khựng lại vài giây rồi bất ngờ chạy theo A Phủ. Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật, một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận. Đến bây giờ, tất cả những nỗi sợ hãi như cường quyền, bạo quyền hay thần quyền đều tan biến, chỉ còn lại trong Mị là một lòng ham sống vô cùng mãnh liệt, trào sôi. c. Luận điểm 3: - Trả lời câu hỏi phù (tùy theo yêu cầu của đề). - Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật. 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề, cảm nhận cá nhân hoặc mở rộng.

Đồng hành cùng chị trong khóa học 10 ngày "chạy" Văn cùng chị Hiên - PIONEER 10 tại đây để đạt 8+ Văn trong kì thi THPT Quốc Gia!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage: Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Từ khóa » Cảm Nhận đoạn Văn Ngày Tết Mị Cũng Uống Rượu