Tổng Hợp Danh Sách Các Bệnh Thường Gặp ở Khớp Gối | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Tổng hợp danh sách các bệnh thường gặp ở khớp gối
- 01/11/2020 | Những lưu ý về phương pháp tập luyện khi điều trị thoái hóa khớp gối
- 23/11/2020 | Tiêm chất nhờn vào khớp gối giá bao nhiêu và những thông tin cần biết
- 27/10/2020 | Những kiến thức không thể bỏ qua về bệnh tràn dịch khớp gối
1. Cấu tạo của khớp gối
Khớp gối bao gồm 4 bộ phận chính: xương, sụn, dây chằng và gân:
-
Xương: khớp gối được hình thành bởi 03 xương đó là: xương đùi, xương chày và xương bánh chè;
-
Sụn: bao gồm sụn khớp và sụn chêm. Trong đó sụn khớp nằm ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và mặt sau của xương bánh chè được bao bọc bởi sụn khớp. Còn sụn chêm nằm giữa các mặt khớp xương đùi và xương chày có hai miếng sụn có hình chêm, được gọi là sụn chêm và nó đóng vai trò như bộ phận “giảm xóc" cho cơ thể;
-
Dây chằng: Các xương sẽ được kết nối lại với nhau nhờ vào hệ thống dây chằng này. Khớp gối của cơ thể sẽ có tới 4 dây chằng chính để giúp liên kết các xương lại với nhau và giữ vững cho khớp;
-
Gân: Có tác dụng giúp cơ liên kết với xương. các cơ quan phía trước đùi và liên kết với xương chày nhờ vào xương bánh chè.
2. Khi bị đau khớp gối thường có triệu chứng gì?
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà khi bị đau khớp gối có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:
-
Sưng đỏ, khó vận động và bị cứng khớp;
-
Không thể duỗi thẳng hay gập lại như bình thường;
-
Có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi cử động đầu gối;
Sưng đầu gối, cứng khớp là triệu chứng của đau khớp gối
Đặc biệt nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng thì bạn cần phải đến bệnh viện ngay như:
-
Đầu gối bị sưng to và đau;
-
Đầu gối hoặc chân bị biến dạng có thể nhận thấy rất rõ bằng mắt thường;
-
Khi đứng lên không thể đứng vững, đi lại khó khăn;
-
Nhiệt độ cơ thể tăng cao, bị sốt; khớp bị sưng đỏ và đau tấy.
3. Nguyên nhân do đâu dẫn đến các bệnh thường gặp ở khớp gối?
Một số lý do gây nên các vấn đề về đau khớp gối có thể kể đến như sau:
3.1. Đau khớp gối do bị chấn thương
Khi khớp gối bị chấn thương sẽ ảnh hưởng tới các thành phần như gân, dây chằng khớp, sụn, bao hoạt dịch,... Những chấn thương điển hình đó là:
Gãy xương:
Do bị ngã, tai nạn giao thông, ngồi, hay đi đứng sai tư thế khiến cho xương bánh chè, mâm chày có thể bị gãy hoặc vỡ.
Chấn thương dây chằng:
Dây chằng chéo trước (ACL) hoặc dây chằng chéo sau (PCL) có vai trò giúp ổn định khớp gối khi vận động. Trong trường hợp hai dây chằng này bị chấn thương nghiêm trọng có thể phải sử dụng đến phẫu thuật. Những va chạm như khi vận động viên chơi thể thao (bóng đá, bóng bầu dục, đấm bốc,...), nhảy cao, tiếp đất sai tư thế, chuyển hướng đột ngột,... cũng là các nguyên nhân gây tổn thương dây chằng.
Vị trí của dây chằng chéo trước
Sụn chêm khớp gối bị rách:
Đây là phần rất dễ bị tổn thương và thường bị rách khi người bệnh bị chấn thương khớp gối do tai nạn giao thông, chơi thể thao,...
Viêm ở bao hoạt dịch khớp gối:
Bao hoạt dịch có nhiệm vụ bôi trơn cho đầu khớp dễ vận động. Chấn thương cũng có thể khiến cho bao hoạt dịch bị viêm, gây ra đau khớp gối.
3.2. Đau khớp gối do khớp bị viêm
Một số loại viêm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đầu gối đó là:
Bệnh Gout:
Khi tinh thể Acid uric tích tụ quá nhiều trong khớp sẽ gây ra bệnh Gout. Thường thì chúng ta hay bắt gặp biểu hiện của bệnh này tại các khớp ở ngón chân, nhưng cũng có khi nó ảnh hưởng cả tới đầu gối.
Viêm khớp dạng thấp:
Đây là một bệnh mãn tính, là tình trạng bệnh tự miễn dịch gây ảnh hưởng tới hầu hết các loại khớp trong cơ thể và đầu gối cũng không ngoại lệ.
Viêm khớp do nhiễm trùng:
Khi khớp gối bị nhiễm khuẩn sẽ gây nên tình trạng sưng đau, sốt, nhiễm trùng tại khu vực đầu gối thậm chí toàn thân.
Viêm xương khớp:
Hay còn được biết đến là viêm khớp thoái hoá, là tình trạng phổ biến của viêm khớp.
Ngoài ra còn một nguyên nhân gây ảnh hưởng tới cùng khớp gối như chơi hoặc tập luyện các bộ môn thể thao quá sức (trượt tuyết, đá bóng,...) đòi hỏi hoạt động nhiều và mạnh thường dễ gây chấn thương vùng đầu gối; Mắc bệnh béo phì khiến các mô thịt mỡ đè nặng lên khớp gối, bộ phận này sẽ bị quá tải và yếu dần, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về viêm khớp.
Ngoài ra thoái hóa khớp gối do tuổi trung niên cận kề, chức năng các cơ quan, đặc biệt là cơ xương khớp đã suy yếu dần
4. Các phương pháp giúp ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở khớp gối
Dưới đây là một số biện pháp người bệnh có thể bỏ túi để phòng ngừa các bệnh liên quan đến khớp gối:
-
Khi tham gia bất kỳ bộ môn thể thao nào đó cần nắm vững các phương pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện đúng tư thế, trước khi tập luyện phải khởi động cơ thể kỹ lưỡng.
-
Ăn uống điều độ, lành mạnh, kết hợp tập thể dục thể thao duy trì một mức cân nặng hợp lý, tránh để mỡ thừa làm tăng gánh nặng cho khớp gối để ngăn ngừa những chấn thương có thể xuất hiện sau này.
-
Cân nhắc thay đổi các biện pháp tập thể dục thể thao nếu bạn bị đau đầu gối, viêm xương khớp mãn tính như chuyển sang bơi lội, đi bộ, tập Yoga nhẹ nhàng, các môn thể thao không mang tính chất đối kháng trước đây trong một thời gian vừa đủ (vài tuần hoặc vài tháng) để khớp gối có cơ hội hồi phục.
Tập Yoga nhẹ nhàng tránh làm khớp gối tổn thương
-
Không nên ngồi xổm, ngồi co gối, bó gối hoặc đi bộ đường dài, đi lại di chuyển quá nhiều lần như leo cầu thang, đứng hàng tiếng đồng hồ, mang vác vật nặng. Nên áp dụng các biện pháp trị liệu xoa bóp, ngâm nước muối, châm cứu,... khi khớp hết đau.
-
Khi bị thoái hoá khớp, nếu đau nhiều thì cần hạn chế hoạt động mạnh, có thể xoa các loại dầu giảm đau hoặc uống thuốc giảm đau. Bên cạnh đó người thân cũng cần đồng hành, giúp đỡ người bệnh lên tinh thần và giảm bớt buồn chán do đau đớn.
Trong thời gian điều trị bệnh nếu có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì, người bệnh có thể liên hệ tới tổng đài 1900565656 để được nghe tư vấn từ đội ngũ chăm sóc khách hàng của BVĐK MEDLATEC. Với kinh nghiệm hơn 24 năm trong lĩnh vực chăm sóc, thăm khám bệnh nhân, MEDLATEC cam kết luôn đem lại dịch vụ với chất lượng tốt nhất để đồng hành trên con đường điều trị bệnh của bệnh nhân. Được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tâm huyết và có tay nghề cao, MEDLATEC là một trong những bệnh viện, phòng khám uy tín cần có trong danh sách chăm sóc y tế của mọi người.
Từ khoá: Các bệnh thường gặp ở khớp gối khớp gốiBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2025Tăng huyết áp uống nước chanh được không và một số lưu ý...
Tăng huyết áp cần được điều trị kiểm soát sớm để hạn chế những nguy cơ rủi ro cho sức khỏe. Ngoài thuốc điều trị, chế độ vận động, thói quen sinh hoạt khoa học thì chế độ ăn cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người bệnh. Vậy người bị tăng huyết áp uống nước chanh được không và cần lưu ý điều gì? Thứ Ba, 31 tháng 12, 2024Chạy bộ có giảm mỡ bụng không và gợi ý những bài tập phù hợp
Chạy bộ là một môn thể thao đơn giản, được nhiều người lựa chọn để tập luyện hàng ngày. Chạy bộ thường xuyên không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý. Vậy chạy bộ có giảm mỡ bụng không? Để giải đáp thắc mắc này, MEDLATEC sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin quan trọng trong bài viết sau. Thứ Ba, 31 tháng 12, 2024Trẻ 1 tháng tuổi nằm võng được không và những điều cần lưu ý
Nằm võng sẽ đem lại cảm giác thoải mái, giúp bé chìm sâu vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Bố mẹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc bồng bế, nhất là những người bận rộn công việc. Tuy nhiên, trẻ 1 tháng tuổi nằm võng được không và cần lưu ý gì khi cho trẻ sơ sinh nằm võng là những điều các bậc phụ huynh cần nắm rõ để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thứ Ba, 31 tháng 12, 2024Trẻ nằm sấp - Những lợi ích và sự nguy hiểm bố mẹ cần nắm rõ
Tư thế nằm sấp là thói quen của rất nhiều trẻ, ngay cả ở giai đoạn sơ sinh. Việc nằm sấp ở trẻ nhỏ có thể đem lại những lợi ích về sức khỏe, tăng cường khả năng phát triển hệ cơ xương. Tuy nhiên, tư thế nằm này cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm, thậm chí là tính mạng của trẻ. Vậy trẻ nằm sấp như thế nào là an toàn? Thời điểm nào bố mẹ có thể cho trẻ nằm sấp? Thứ Tư, 25 tháng 12, 20246 biện pháp phòng ngừa ung thư gan đơn giản nhưng hiệu quả
Ung thư gan hiện được xếp vào nhóm bệnh lý ung thư nguy hiểm. Nếu phát hiện và điều trị trong giai đoạn muộn, khả năng sống thêm 5 năm thường không cao. Chính vì lẽ đó, mọi người cần chú trọng trong việc chủ động phòng ngừa ung thư gan. Trong bài tổng hợp kiến thức y khoa ngày hôm nay, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc tổng hợp 6 biện pháp phòng ngừa bệnh lý này. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Hệ Thống Khớp Gối
-
Cấu Tạo Khớp Gối - Lý Do Giải Thích Tại Sao Khớp Gối Dễ Chấn Thương
-
Cấu Tạo Khớp Gối Và Các Bệnh Thường Gặp ở Khớp Gối | Vinmec
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của đầu Gối - YouMed
-
Khớp Gối Và Kiến Thức Căn Bản - YouMed
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo Khớp Gối - Khớp Lớn Nhất Trong Cơ Thể
-
Chấn Thương đầu Gối Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
5 Chấn Thương đầu Gối Thường Gặp Trong Thể Thao Và Cách điều Trị
-
Thay Khớp Gối Là Gì? Chỉ định Thực Hiện, Quy Trình, Chuẩn Bị Trước
-
Thay Khớp Gối - Bệnh Viện FV
-
Vai Trò Của Cộng Hưởng Từ Trong Bệnh Lý Khớp Gối | Medlatec
-
Đau Khớp Gối - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục | TCI Hospital
-
7 Biến Chứng Nguy Hiểm Của Thoái Hóa Khớp Gối - ISOFHCARE
-
Cộng Hưởng Từ Khớp Gối | BvNTP