Tổng Hợp đề Cương Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Có đáp án

Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
tổng hợp đề cương môn xây dựng Văn bản pháp luật có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.5 KB, 95 trang )

Luật K37A - Đại học luật Huế.Tài liệu ôn thi môn VĂN BẢN PHÁP LUẬTBài soạn bao gồm đầy đủ nội dung cấu trúc đề thi: Nhận định đúng- sai; Câu hỏi tự luậnphân tích 1 vấn đề; viết một văn bản hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề. Mình vừa mới thi xongcũng trúng vài câu trong này. Chúc các bạn có mùa thi đạt kết quả tốt!Nhận định đúng sai1. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền ban hành văn bản QPPL - > Sai. Chủ tịch ủy ban nhândân cấp tỉnh không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng có quyền banhành văn bản áp dụng phạm pháp luật.2. 2.Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế có quyền ban hành văn bản QPPL. Đúng - > Ví dụ:Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế Ban hành quyết định quy trình hoàn thuế.3. Văn bản bị đình chỉ thi hành thì hết hiệu lực.->Sai. VBPL bị đình chỉ thi hành thì ngưnghiệu lực cho đến khi có quyết định xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu cấpcó thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, bãi bỏ thì văn bản pháp luật hết hiệu lực còn khôngbị hủy bỏ, bãi bỏ thì văn bản pháp luật tiếp tục có hiệu lực.4. Tất cả các văn bản nhà nước đều ghi số, ký hiệu kèm theo năm ban hành.-> SAI. Đối vớiVBADPL số/tên văn bản -tên cơ quan ban hành hoặc tên chức danh ban hành hoặc tênloại việc giải quyết chứ không ghi năm. Ví dụ: Số: 01/QĐ-KT, Số:02/QĐ-UBND5. Mọi chủ thể đều có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật. (sai, vì chỉ có những các cơquan nhà nước, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền mới có quyền ban hànhvăn bản pháp luật.)6.Mọi văn bản pháp luật có thể đánh số theo loại văn bản, theo loại việc hoặc đánh số tổnghợp. (sai, vì k2 đ7 luật BHVBQPPL 2008)7. Ký thay được áp dụng khi cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới ký khi vắng mặt. (sai, vì theođiều 10 nghị định 110/2004/NĐ-CP về Công tác văn thư quy định: “ở cơ quan, tổ chứclàm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổchức có thẩm quyền ký tất cảcác văn bản của cơ quan tổ chức. Người đứng đầucơ quan, tổ chức có thể giao cho cấpphó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.)8. Văn bản quy phạm pháp luật luôn có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc kýban hành. (sai, vì đoạn 2 k1 đ78 luật BHVBQPPL 2008)9. Mọi Văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc phải đăng công báo.Sai. vì căn cứ vào điều 78 Luật BHVBQPPL năm 2008 các văn bản quy phạm pháp luậtcó nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc văn bản có định biện pháp trong tình trạng khẩn cấp cóthể không đăng công báo vẫn phát sinh hiệu lực thi hành)10. Thời hạn đăng công báo văn bản quy phạm pháp luật là trong vòng 15 ngày kể từ ngàycông bố hoặc ngày ký ban hành văn bản.Sai, vì Đ13 NĐ số:100/2010/NĐ-CP quy định về công báo:- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng chính phủ có tráchnhiệm đăng VB đó trên công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng UBND cấp tỉnh có tráchnhiệm đăng VB đó trên công báo cấp tỉnh.)11. Trong mọi trường hợp đều có thể áp dụng hiệu lực hồi tố. (sai, đ79 luật 2008)Vì theo Điều 79. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật,quy định1. Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy địnhhiệu lực trở về trước.2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành viđó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn12. Văn bản quy phạm pháp luật luôn được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm vănbản đó đang có hiệu lực. (sai, vì căn cứ vào điều 83 Luật BHVBQPPL năm 2008 trongtrường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó màkhông phải chỉ áp dụng đối với các hành vi xảy tại văn bản đó đang có hiệu lực.)13. Mọi văn bản quy phạm pháp luật phải qua thủ tục ra lệnh công bố trước khi ban hành.(sai, Vì căn cứ vào điều 57 Luật BHVBQPPL năm 2008 thủ tục công bố văn bản quyphạm pháp luật được áp dụng đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQuốc hội.14. Thẩm tra là thủ tục bắt buộc đối với mọi dự thảo của văn bản quy phạm pháp luật. (sai,-Căn cứ vào điều 41 Luật BHVBQPPL năm 2008 Thủ tục thẩm tra áp dụng đối với dựán luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội;-Căn cứ vào điều 27, điều 31 Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 thủtục thẩm tra áp dụng cho dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và cấp huyện.-Còn các văn bản quy phạm pháp luật khác không áp dụng thủ tục thẩm tra.15. Văn bản áp dụng pháp luật luôn có hiệu lực thi hành ngay.-Sai, vì đoạn 1 k1 d83 luật 2008 luật BHVBQPPL năm 2008 về VBQPPL được ápdụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.16. Văn bản áp dụng pháp luật mới được ban hành thì không làm mất hiệu lực của những vănbản áp dụng pháp luật khác.-Sai, vì Căn cứ vào điều 83 luật Ban Hành VBQPPL năm 2008 quy định do tính chấtcá biệt nên khi có hiệu lực văn bản áp dụng pháp luật không làm mất hiệu lực củanhững văn bản áp dụng pháp luật khác tuy nhiên có một số ngoại lệ như văn bản mớithay thế văn bản cũ do cách giải quyết cùng một sự việc có khác nhau.)17. Mọi chủ thể đều có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính.Sai, vì Thẩm quyền BHVB hành chính không được PL quy định cụ thể tuy nhiên căn cứ vàohoạt động thực tiễn thẩm quyền BHVB hành chính được xác định trong quá trình điều hành đ/vcơ quan đơn vị thuộc cùng một hệ thống chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyềnBan hành một số VB hành chính.)18. Mọi chủ thể đều có thẩm quyền kiểm tra văn bản pháp luật.Sai, Vì Căn cứ thẩm quyền này được quy định trong nhiều VB khác nhau như hiếm pháp ,điều 87 Luật BHVBQPPL năm 2008 tính quyền lực trong hoạt động này thực hiện bởi cácchủ thể có thẩm quyền của nhà nước.19. Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.Đúng, vì Căn cứ vào Điều 87 luật Ban Hành VBQPPL năm 2008 hoạt động kiểm tra phải docác cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành để xem xét về tính hợp hiến, hợp pháp,… củavăn bản pháp luật và kịp thời xử lý các vi phạm bằng các văn bản pháp luật khác, như: Quyếtđịnh bãi bỏ, hủy bỏ văn bản..)20. VB qui định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh, trướckhi ban hành. (sai, khoản 2 điều 8 luật 2008, văn bản quy định chi tiết được ban hành đểcó hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản, không nhất thiết phải được soạn thảocùng lúc với dự án luật)21. Giám đốc Sở Tư pháp được quyền ban hành quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Côngchứng.Sai, vì theo khoản 2 điều 19 luật công chứng 2014 thì trưởng phòng công chứng phải là côngchứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm)22. Cách đánh số tổng hợp luôn được các cơ quan Nhà nước ban hành văn bản có số lượng ítáp dụng.Đúng, vì Căn cứ theo điều 7 luật BHVBQPPL năm 2008 việc đánh số văn bảnQPPPLphải tùy theo từng loại VB và năm ban hành.)23. Tất cả các nghị quyết của Quốc hội đều là văn bản quy phạm pháp luật.Sai, vì khoản 3 d11luật 2008) quy định cụ thể NQ của Quốc hội được ban hành để QĐ nhiệmvụ phát triển KT-XH , dự toán ngân sách nhà nước phân bổ ngân sách TW…24. Nghị định của Chính phủ chỉ là loại văn bản dùng để cụ thể hoá thi hành Luật,Pháp lệnh,Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH.Sai.Vì căn cứ vào điều 15 Luật BHVBQPPL năm 2008 Nghị định của Chính phủ còn dungđể quy định các vấn đề khác, như: quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sáchkinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chứcbộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộcthẩm quyền của Chính phủ…25. Văn bản pháp luật là văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật. (đúng, d1 luật 2008)Đúng.Vì Căn cứ vào luật BHVBQPPL của HĐNDvà UBND năm 2004, điều 1 luậtBHVBQPPL năm 2008 quy định VBQPPL là VB do cơ quan nhà nước Ban hành hoặc phốihợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này.26. Chính phủ được quyền ban hành Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật.Đúng. Vì căn cứ vào điều 2 Luật BHVBQPPL năm 2008 Chính phủ được quyền ban hànhNghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật khi ban phối hợp ban hành cùng với cơ quan trungương của tổ chức chính trị xã hội đó là nghị quyết liên tịch27. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật.Đúng, vì VBADPL Do nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hộichứa đựng quy tắc cụ thể áp dụng một lần cho 1 chủ thể nhất định ban hành trên cơ sở VBQPPL)28. Chủ tịch UBND có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Sai, vì căn cứ vào điều 2 Luật BHVBQPPL năm 2008 chỉ có các chủ thể được quy định tạiđiều 2 mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó thẩm quyền ban hành vănbản quy phạm pháp luật là thẩm quyền chung của UBND không phải là thẩm quyền của Chủ tịchUBND)29. Tất cả các cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành thông tư liên tịch.Sai, Vì Căn cứ vào điều 2 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định cơ quan ban hành thông tưliên tịch là của VTVKSND, CATANDTC, bộ trưởng và các thủ trưởng cơ quan ngang bộ)30. Chính phủ có quyền tự mình ban hành Nghị định qui định những vấn đề hết sức cần thiếtnhưng chưa có điều kiện xây dựng thành luật hay pháp lệnh.Sai, vì Căn cứ vào khoản 4 điều 14 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định những vấn đề cầnthiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng nhu cầu quản lýnhà nước, Quản lý kinh tế, Quản lý xã hội. Việc Ban hành nghị định này phải được sự đồng ýcủa UBTVQH.31. Công dân có quyền đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi bổsung VBQPPL.Đúng. Vì Căn cứ Điều 93 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định:Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên ràsoát, định kỳ hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái phápluật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước thì tựmình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãibỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xétviệc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.32. Trong trường hợp các văn bản có qui định khác nhau về cùng 1 vấn đề thì áp dụng vănbản có hiệu lực pháp luật cao hơn.Đúng. Vì Căn cứ khoản 2, Điều 83 luật BHQBQPPL năm 2008 Áp dụng văn bản quy phạmpháp luật quy định cụ thể “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khácnhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”.33. Văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực về thời gian kể từngày ký ban hành.Sai. Vì Căn cứ vào điều 78 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định thời điểm có hiệu lực củaVB QPPL không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành trường hợp cácVBQPPL quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp.34. Muốn soạn thảo văn bản được chính xác phải dùng từ đơn nghĩa.Đúng, Vì Cần phải hiểu và xác định rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ. Đây không chỉ là vấnđề hình thức mà ngôn ngữ còn ảnh hưởng tới nội dung của văn bản. Trước hết, người soạn thảocần chú ý rằng ngôn ngữ được soạn thảo không phải chỉ để dành cho những cán bộ, công chứcnhà nước mà phải làm cho mọi người dân ở các trình độ học vấn khác nhau, học vấn thấp cũngđều có thể hiểu được.35. UBND được quyền ban hành chỉ thị.Đúng. Vì Căn cứ vào điều 2 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định UBND được ban hànhVBQPPL36. Đối với văn bản không có tên loại thì phần trích yếu nằm dưới phần số, kí hiệu (đúng, VìCăn cứ theo thông tư liên tịch số 55/2005 thể thức văn bản quy định cụ thể)37. Chánh án TANDTC không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Sai.Vì Căn cứ vào điều 2 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định Chánh án TANDTC đượcban hành VBQPPL là thông tư, thông tư liên tịch.38. Trong trường hợp sáp nhập hai tỉnh, thì tỉnh nào áp dụng văn bản của Tỉnh đó.Sai.Vì Căn cứ Vào khoản 2 điều 50 luật BHVBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 quyđịnh “ Trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính được sáp nhập thành một đơn vị hành chínhmới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của đơn vị hànhchính được sáp nhập có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế”39. Quyết định của Thủ tướng chính phủ về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do mình banhành là văn bản quy phạm pháp luật. (đúng, khoản 1 điều 9 luật 2008)40. Không được sử dụng dấu chấm hỏi trong Nghị định của Chính phủ vì không đảm bảotính dễ hiểu.Đúng, d22 thông tư 25/2011 Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quyphạm pháp luật liên tịch quy định Việc sử dụng dấu câu trong văn bản phải tuân thủ các nguyêntắc chính tả của tiếng Việt. Không được sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm lửngtrong văn bản.)41. Mọi dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND cấp tỉnh đều phải được thẩm trabởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (sai, khoản 1 d27 luật HĐND-UBND 2004,được thẩm tra bởi Ban HĐND cùng cấp, không phải các cơ quan nhà nước có thẩmquyền)42. Trong văn bản hành chính của cơ quan nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng, yếutố “tên cơ quan ban hành” luôn thể hiện mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản cấp trên trựctiếp với cơ quan đơn vị ban hành văn bản.43. Thống đốc ngân hàng nhà nước VN không có quyền ban hành văn bản quyết định, chỉthị. Sai, đ2 200844. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết cácnội dung ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.45. Chính phủ có thể dùng nghị định để sửa đổi thông tư của bộ trưởng46. Nghị quyết của chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. (đúng, điều 2 luật2008)47. Chánh án tòa án nhân dân tối cao được quyền ban hành văn bản với tên gọi quyết định,chỉ thị, thông tư. (sai, khoản 6 điều 2 luật 2008)48. Không được sử dụng từ nước ngoài trong Nghị định của chính phủ( Đúng, k1 điều 5)49. Chỉ có thủ tướng chính phủ và bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ mới có thẩmquyền ban hành chỉ thị. (sai, điều 2 luật 2008)50. Tất cả chủ thể có quyền xử lí văn bản QPPL thì có quyền ban hành văn bản QPPL. (sai,vì điều 1 luật 2004 vbqppl của UBND do UBND ban hành theo thẩm quyền và khoản 1điều 18 NĐ40/2010 chủ tịch UBND được xử lí nhưng không có quyền ban hành)51. Quyết định QPPL của UBND cấp tỉnh luôn xác định hiệu lực về thời gian và không gianngay trong văn bản đó. (sai, khoản 2 điều 49 luật 2004)52. Văn bản QPPL của HĐND cấp huyện luôn có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày ký. (sai,đoạn 2 khoản 1 điều 51 luật 2004)53. Bộ tư pháp có quyền thẩm tra tất cả các dự án luật do chính phủ trình54. Thống đốc ngân hàng nhà nước VN có quyền ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư. (sai,điều 2 luật 2008)55. Trung ương hội luật gia VN có quyền trình dự án luật và tham gia ban hành văn bảnQPPL liên tịch (sai, khoản 1 điều 4 luật 2008)56. Đối với văn bản do các bộ trưởng ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấnđề thì áp dụng văn bản được ban hành sau57. Văn bản QPPL của Thủ tướng chính phủ ghi số kí hiệu như sau: Số: 4/2015/QĐ-TTCP.(sai, điểm b khoản 1 điều 8 TT01/2011, số: 4/2015/QĐ-TTg)58. Quyết định của UBND cấp tỉnh luôn luôn có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày chủ tịchUBND cấp tỉnh kí hoặc muộn hơn. (sai, đoạn 4 khoản 1 điều 51 luật 2004)59. Nghị quyết 71/2006/QH11 của quốc hội phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp địnhthành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) có giá trị như văn bản luật. (đúng, vì có sốnăm)60. Tất cả văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện phải được gửi đến sở tư pháp đểkiểm tra trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày kí văn bản. (sai, khoản 3 điều 9luật 2004)61. Nghị quyết của HĐTP TANDTC được ban hành để hướng dẫn tòa án áp dụng thống nhấtpháp luật trong lĩnh vực tố tụng. (sai, điều 17 luật 2008)62. Nghị quyết là văn bản pháp luật chỉ được sử dụng để đặt ra chủ trương, chính sách,đường lối của nhà nước. (sai, vì nghị quyết còn được sử dụng để trực tiếp áp dụng phápluật như bầu thành viên UBND cùng cấp, hủy bỏ, bãi bỏ…nghị quyết sai trái)63. Tổng cục trưởng tổng cục thuế có quyền ban hành vbqppl. (sai, d2 luật 2008 không quyđịnh thẩm quyền ban hành vbqppl của tổng cục trưởng tổng cục thuế)64. Cơ quan có quyền thẩm tra tất cả các dự án luật là hội đồng dân tộc và ủy ban pháp luật.(sai, k1 điều 41 luật 2008)65. Văn bản bị đình chỉ thi hành thì hết hiệu lực. (sai, k1 điều 80 luật 2008)66. Văn bản chỉ thị luôn luôn trình bày theo phương pháp chia mục chia điểm. (sai, điểm bkhoản 1 điều 11 TT01/2011, chỉ thị cá biệt)67. UBND cấp tỉnh có quyền bãi bỏ văn bản trái pháp luật của UBND cấp huyện. (sai,khoản 1 điều 18 nđ40/2010)68. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền bãi bỏ nghị quyết sai trái của HĐND cấp huyện. (sai,khoản 2 điều 18 NĐ40/2010)69. Văn bản làm cơ sở pháp lí để kiểm tra có thể là văn bản đã hết hiệu lực vào thời điểmkiểm tra. (sai, điều 6 Nđ40/2010)70. Thủ tướng chính phủ có quyền đình chỉ bãi bỏ văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh tráipháp luật. (sai, điểm b khoản 1 điều 17 Nđ40/2010, chỉ có quyền đình chỉ ko có quyềnbãi bỏ)71. TTCP có quyền đình chỉ thi hành văn bản thông tư liên tịch giữa bộ tư pháp vớiTANDTC và VKSNDTC. (đúng, điểm a khoản 2 điều 16 NĐ40/2010)72. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH, UBTVQH chỉ được xây dựng trên cơ sởđường lối, chính sách của ĐCSVN về vấn đề mà luật, pháp lệnh đó điều chỉnh. (sai,khoản 1 điều 22 luật 2008).73. Sở tư pháp có quyền thẩm định tất cả dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh. (sai,khoản 1 điều 24 luật 2004, chỉ đối với những dự thảo do UBND cấp tỉnh trình, còn đốivới những dự thảo còn lại thì sở tư pháp ko có quyền)74. Hội đồng dân tộc có quyền thẩm định tất cả các dự án luật do chính phủ trình. (sai,khoản 1 điều 36 luật 2008)75. Ban soạn thảo dự án luật do UBTVQH thành lập. (đúng, điểm b khoản 1 điều 28 luật2008)76. Quyết định, chỉ thị của UBND cấp xã ban hành chỉ cần có sự phù hợp với vbqppl doUBND và HĐND huyện ban hành. (sai, điều 3 luật 2004, tính hợp hiến, hợp pháp và tínhthống nhất)77. Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật không chứa quy tắc xử sự. (sai, khoản 1 điều 1 luật2008)78. TTCP có quyền sửa đổi văn bản thông tư của bộ trưởng bộ thương mại. (sai, khoản 1điều 9 luật 2008, cơ quan nào ban hành thì cơ quan đó sửa đổi)79. Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh luôn luôn là vbqppl. (sai, vì khoản 1 điều 12 luật 2004,chỉ những nghị quyết có nội dung như vậy thì mới là vbqppl)80. Văn bản của UBND cấp tỉnh có thể có hiệu lực trở về trước trong trường hợp quy địnhcác biện pháp hỗ trợ cho những hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. (sai, khoản 2 điều 51 luật2004)81. Hoạt động thẩm định của cơ quan tư pháp là hoạt động bắt buộc đối với tất cả các quytrình xây dựng vbqppl của chính quyền địa phương. (sai, chương 3,4 luật 2004, HĐNDcấp huyện xã, UBND cấp huyện xã thì không có thẩm định mà chỉ có thẩm tra, mà thẩmtra thì không thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp)82. Phòng tư pháp có quyền thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện. (sai, điều31luật2004)1.Phân tích đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước.Văn bản là phương tiện lưu giữ và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay ký hiệu nhấtđịnh.Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được vănbản hoá) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thứcnhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnhcác mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức vàcông dân.Khi nói đến văn bản quản lý nhà nước là nói đến loại văn bản của tổ chức đặc biệt trong xãhội, đó là Nhà nước. Tính đặc biệt của văn bản quản lý nhà nước thể hiện ở những đặc điểm sau:Thứ nhất, về chủ thể ban hành:- Văn bản quản lý nhà nước do các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền soạn thảo vàban hành. Chỉ có những văn bản do người đúng thẩm quyền ban hành mới có ý nghĩa pháp lý.- Không phải chủ thể nào cũng được ban hành mọi loại văn bản quản lý mà chỉ được banhành những loại văn bản nhất định trong phạm vi thẩm quyền để thực hiện chức năng nhiệm vụcủa mình.Ví dụ: các cơ quan thuộc Chính phủ không có quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật. Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ không có quyền ban hành Thông tư mà chỉ có Bộ chủ quảnmới có quyền đó.Thứ hai, về mục đích ban hành: văn bản quản lý nhà nước được ban hành nhằm mục đíchthực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.Thứ ba, về đối tượng áp dụng: Văn bản quản lý Nhà nước mang tính công quyền, đượcban hành để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạtđộng cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.Thứ tư, về trình tự ban hành, hình thức văn bản: Văn bản quản lý nhà nước đòi hỏi phảiđược xây dựng, ban hành theo thủ tục pháp luật quy định và được trình bày theo hình thức luậtđịnh. Mỗi loại văn bản thường được sử dụng trong những trường hợp nhất định và có cách thứctrình bày riêng. Sử dụng đúng hình thức văn bản sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cả về nội dungvà hình thức của hệ thống văn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, sử dụng thựchiện văn bản.Thứ năm, về bảo đảm thi hành: Văn bản nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, bắtbuộc các chủ thể khác phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước như hoạt động tổchức trực tiếp hoặc cưỡng chế.Thứ sáu, về văn phong: Văn bản quản lý nhà nước nhằm mục đích truyền đạt thông tin,mệnh lệnh từ chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách đầy đủ, chính xác nhất. Nó khôngcần biểu cảm nên mang đặc trưng văn phong riêng, khác với văn phong nghệ thuật. Văn bảnquản lý nhà nước thường mang tính phổ quát, đại chúng và không cần quá chi tiết như văn bảnkhoa học.Hãy nêu các ví dụ thực tế để làm sáng tỏ những chức năng cơ bản của văn bản quản lý nhànước. Tính pháp lý của văn bản quản lý nhà nước được hiểu như thế nào và liên quan nhưthế nào đến thể thức văn bản?Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được vănbản hoá) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thứcnhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnhcác mối quan hệ quản lý nội bộ các cơ quan nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổchức và công dân.Văn bản quản lý nhà nước có các chức năng cơ bản là chức năng thông tin, chức năng quảnlý, chức năng pháp lý, chức năng thống kê, chức năng văn hoá - xã hội.Thứ nhất, chức năng thông tin: Chức năng thông tin là thuộc tính cơ bản quan trọng, bản chấtcủa văn bản, là nguyên nhân hình thành văn bản và là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.Chức năng thông tin của văn bản thể hiện ở các mặt sau:- Ghi lại các thông tin quản lý.- Truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý hay giữa hệthống với bên ngoài.- Giúp cho cơ quan thu nhận thông tin cần cho hoạt động quản lý.- Giúp các cơ quan xử lý, đánh giá các thông tin thu được thông qua hệ thống truyền đạtthông tin khác.Ví dụ: Các thông tin dự báo về cơn bão số 6 (bão Xangsane) vừa qua giúp cho các cơ quanquản lý Nhà nước, các tổ chức và nhân dan biết, chủ động có biện pháp phòng chống bão.Thứ hai, chức năng quản lý: Đây là chức năng có tính chất thuộc tính của văn bản quản lý. Chứcnăng quản lý của văn bản thể hiện ở những khía cạnh sau:- Thông tin trong văn bản quản lý Nhà nước giúp cho việc tổ chức tốt công việc của cácnhà lãnh đạo, làm cơ sở ban hành các quyết định quản lý.- Văn bản ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý tới đối tượng thực hiện, tham gia vàotổ chức thực hiện quyết định.- Là phương tiện hữu hiệu để phối hợp, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý.Ví dụ: Căn cứ các thông tin dự báo về cơn bão số 6 (bão Xangsane), các cơ quan quản lýNhà nước Trung ương và địa phương đã đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn trong công tácchỉ đạo phòng chống bãoThứ ba, chức năng pháp lý: Chức năng pháp lý của văn bản biểu hiện trước hết là:- Ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp lý tồn tại trong xã hội do pháp luậtđiều chỉnh. Khi đã sử dụng hình thức văn bản để ghi lại và truyển tải quyết định và thông tinquản lý, cơ quan nhà nước đã sử dụng thẩm quyền trong đó. Mệnh lệnh chứa trong văn bản cógiá trị pháp lý bắt buộc mọi người phải tuân theo. Bản thân văn bản là chỗ dựa pháp lý, khungpháp lý ràng buộc mọi mối quan hệ, dựa vào đó để tổ chức hoạt động của cơ quan, cá nhân, tổchức.- Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Văn bản là cơ sở xây dựng hệthống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tổ chức.- Là cầu nối tạo ra các mối quan hệ giữa các tổ chức, cơ quan. Văn bản và các hệ thống vănbản quản lý giúp xác định các quan hệ pháp lý giữa các cơ quan quản lý và bị quản lý, tạo nên sựràng buộc trách nhiệm giữa các cơ quan, cá nhân có quan hệ trao đổi văn bản, theo phạm vi hoạtđộng của mình và quyền hạn được giao.Ví dụ: quan hệ giữa Bộ với các sở, ban, ngành...; giữa UBND tỉnh với UBND huyện, cácsở, ban, ngành; giữa Bộ Công nghiệp với các nhà máy, xí nghiệp; Cục Thuế với tổ chức kinhdoanh.- Bản thân các văn bản trong nhiều trường hợp, là chứng cứ pháp lý để giải quyết cácnhiệm vụ cụ thể trong quản lý và điều hành công việc của các cơ quan.- Là trọng tài phân minh, phân xử khi thực hiện văn bản không thống nhất, cơ sở để giảiquyết tranh chấp và bất đồng giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân, giải quyết các quan hệ pháp lýnảy sinh.Tính pháp lý của văn bản được hiểu là sự phù hợp của văn bản (về nội dung và thể thức)với quy định pháp luật hiện hành.Như vậy, văn bản đảm bảo tính pháp lý khi được ban hành theo đúng quy định pháp luậtvề nội dung và thể thức.Thể thức văn bản là hình thức pháp lý của văn bản, là toàn bộ những yếu tố về hình thức cótính bố cục đã được thể chế hoá để đảm bảo giá trị pháp lý cho văn bản. Như vậy thể thức là yếutố thuộc về hình thức bên ngoài nhằm đảm bảo tính pháp lý cho văn bản.3. Văn bản quản lý nhà nước có những vai trò gì trong hoạt động của cơ quan nhà nước?Thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản hiện nay trong các cơ quan hành chính nhà nướcđã phát huy những vai trò đó như thế nào?1. Văn bản quản lý nhà nước đảm bảo thông tin cho hoạt động của các cơ quan quản lýnhà nước.Trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, nhu cầu phục vụ về thông tin rất lớn, đa dạng vàbiến đổi. Văn bản quản lý nhà nước cung cấp các loại thông tin sau:+ Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước liên quan đến mục tiêu,phương hướng hoạt động lâu dài của cơ quan, đơn vị.+ Nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.+ Phương thức hoạt động, quan hệ công tác giữa các cơ quan, đơn vị với nhau.+ Về tình hình đối tượng bị quản lý, sự biến động của cơ quan, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan, đơn vị.+ Các kết quả đạt được trong quá trình quản lý...Để văn bản phát huy hiệu quả vai trò cung cấp thông tin đảm bảo cho hoạt động của từngbộ phận, từng đơn vị có hiệu quả, vấn đề không chỉ là cung cấp thông tin mà quan trọng là chấtlượng của thông tin.Chất lượng của văn bản phụ thuộc vào chất lượng của thông tin có trong văn bản. Đến lượtmình, chất lượng thông tin phụ thuộc vào tính chính xác, chân thực, tính cập nhật, đồng bộ, toàndiện, tính thuyết phục của van ban. Trên thực tế, vẫn còn văn bản kiểu "làm láo báo cáo hay",hoặc 1 Thông tư hướng dẫn đáng ra phải ban hành từ cách đây vài năm, đến khi ban hành đã mấtđi tính thời điểm cấp bách của nó, hay văn bản thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo vớinhững văn bản đã ban hành thì không thể nói văn bản đó đã đảm bảo thông tin có chất lượngtrong hoạt động quản lý.2. Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý.Các quyết định hành chính được truyền đạt sau khi đã được thể chế hoá thành các văn bảnmang tính quyền lực nhà nước. Các quyết định quản lý cần phải được truyền đạt nhanh chóng vàđúng đối tượng, được đối tượng bị quản lý thông suốt, hiểu được nhiệm vụ và nắm được ý đồcủa lãnh đạo để nhiệt tình, yên tâm và phấn khởi thực hiện.Việc truyền đạt các quyết định quản lý là vai trò cơ bản hệ thống văn bản quản lý nhànước. Bởi lẽ khi tổ chức, xây dựng ban hành và chu quyền một cách khoa học, hệ thống đó cókhả năng truyền đạt các quyết định quản lý một cách nhanh chóng chính xác và có độ tin cậycao.3. Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý.- Kiểm tra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước. Không kiểmtra theo dõi thường xuyên, thiết thực và chặt chẽ thì mọi nghị quyết, chỉ thị, quyết định quản lýcó thể chỉ là lý thuyết suông. Kiểm tra việc thực hiện công tác điều hành và quản lý nhà nước làmột phương tiện có hiệu lực thúc đẩy các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xãhội hoạt động một cách tích cực, có hiệu quả hơn.Kiểm tra còn là một trong những biện pháp nhằm nâng cao trình độ tổ chức công tác cơquan thuộc bộ máy quản lý nhà nước hiện nay. Công tác này sử dụng một phương tiện quantrọng hàng đầu là hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Để phát huy hết vai trò to lớn đó thì côngtác kiểm tra cần phải được tổ chức một cách khoa học. Có thể thông qua việc kiểm tra, việc giảiquyết văn bản mà theo dõi hoạt động cụ thể của các cơ quan quản lý.Để kiểm tra có kết quả cũng cần chú ý đúng mức cả hai phương diện của quá trình hìnhthành và giải quyết văn bản: một là, tình hình xuất hiện các văn bản trong hoạt động của cơ quanvà các đơn vị trực thuộc, hai là, nội dung các văn bản và sự hoàn thiện trên thực tế nội dung đó.ở những mức độ khác nhau cả hai phương diện đều có thể cho thấy chất lượng thực tế trong hoạtđộng của cơ quan.4. Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật.Văn bản quản lý nhà nước có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng và định hìnhmột chế độ pháp lý cần thiết cho việc xem xét các hành vi hành chính trong quá trình thực hiệncác nhiệm vụ quản lý trong các cơ quan. Đó là một trong những cơ sở quan trọng để giải quyếtcác tranh chấp và bất đồng giữa các cơ quan, các đơn vị và cá nhân, giải quyết những quan hệ vềpháp lý trong lĩnh vực quản lý hành chính. Văn bản quản lý nhà nước là cơ sở cần thiết để xâydựng cơ chế của việc kiểm soát tính hợp pháp của các hành vi hành chính trong thực tế hoạtđộng của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhànước.Thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản hiện nay trong các cơ quan hành chính nhà nướcđã phát huy những vai trò đó như thế nàoTrong những năm gần đây, công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước rấtđược chú trọng. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về soạn thảo và xử lý văn bản,đặt cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng và ban hành văn bản, làm cho chất lượng của các vănbản được nâng lên rõ rệt. Về hình thức, các văn bản ngày càng hoàn chỉnh, những sai sót về cơquan ban hành, số, ký hiệu văn bản, sử dụng không đúng loại văn bản hay ký không đúng thẩmquyền, không đúng thể thức ngày càng ít. Về nội dung, các văn bản ngày càng phản ánh sát hợpvà kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với pháp luật, với đối tượng thực thi vănbản, với thực trạng của vấn đề mà văn bản quy định và với quy luật phát triển của đời sống xãhội. Giữa các văn bản đã có sự hài hoà, thống nhất. Ranh giới giữa các loại văn bản khác nhau,giữa các văn bản do các cơ quan khác nhau ban hành được phân định khá rõ ràng. Về thủ tục xâydựng văn bản ngày càng được các cơ quan hữu quan coi trọng, đặc biệt là các khâu, các bước cầnthiết bảo đảm chất lượng của từng văn bản. Việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản cũng tiến bộ rõrệt, tạo nên văn phong riêng phù hợp với môi trường quản lý nhà nước, góp phần giữ gìn và pháthuy các giá trị của ngôn ngữ dân tộcTuy nhiên, công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước vẫn còn một số tontai nhất định, đó là:- Chưa thống nhất trong việc xây dựng và sử dụng mẫu văn bản. Vẫn còn những trườnghợp sử dụng loại văn bản chưa hợp lý, do vai trò của từng loại văn bản trong quản lý nhà nướcchưa được làm rõ.- Các văn bản do nhiều cơ quan, nhiều cấp ban hành nhưng thiếu tính kế hoạch, thiếu sựphối hợp kịp thời, nhịp nhàng giữa các cơ quan nên văn bản chậm đi vào thực tiễn đời sống xãhội- Việc xây dựng văn bản trong nhiều trường hợp chưa được tiến hành đủ các khâu, cácbước cần thiết hay tiến hành thiếu khách quan, chưa khoa học, chưa chú trọng mối quan hệ giữavăn bản với toàn hệ thống văn bản nên chưa hoàn toàn hài hoà, thống nhất, đồng bộ giữa các vănbản. Nhiều văn bản chồng chéo, mâu thuẫn nhau vừa khó thực hiện vừa làm giảm hiệu lực củavăn bản. Đồng thời, việc kiểm tra các văn bản sau khi đã ban hành ít được chú ý nên nhiều vănbản đã hết hiệu lực, ít giá trị hoặc không có giá trị thực tế vẫn tồn tại làm lu mờ nhu cầu banhành văn bản mới, dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu văn bản, cản trở các quan hệ xã hội pháttriển.- Việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản còn chưa chuẩn xác, gây ra những cách hiểu khácnhau về cùng một quy định hay nghĩa thể hiện trái ngược ý tưởng của người viết.Tóm lại là những vấn đề tồn tại trong xây dựng và ban hành văn bản thời gian quan là: Vănbản ban hành chậm, không kịp thời; chất lượng văn bản thấp, chưa đạt yêu cầu về nội dung, hìnhthức văn bản; nội dung văn bản đôi khi còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau; thể thức văn bản chưacó sự hướng dẫn, quy định thống nhất; cán bộ nhân viên soạn thảo văn bản không ý thức tầmquan trọng của văn bản trong hoạt động của cơ quan; trình độ của cán bộ chưa nắm được kỹthuật soạn thảo văn bản; lãnh đạo ký văn bản chưa chú ý đến thể thức văn bản khi ký; chưa cóquy định xử lý đối với văn bản sai thể thức ...Có tình trạng trên là do chúng ta chưa có một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ về xâydựng và ban hành văn bản nên hoạt động này trên thực tế thiếu nhất quán. Cung cách xây dựngvà ban hành văn bản duy ý chí tồn tại nhiều năm chưa được xoá bỏ hết, không quan tâm đúngmức đến cơ sở khoa học của việc ban hành hoặc không ban hành văn bản. Mặt khác, nhiều lúc,nhiều nơi còn chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác xây dựng và ban hành văn bản nênkhông đầu tư hợp lý cả về cơ sở vật chất và cán bộ nghiệp vụ, hay chạy theo thành tích, dẫn đếnvăn bản làm ra nhiều nhưng chất lượng thấp.Tại sao cần phân loại văn bản quản lý nhà nước? Hãy nêu các tiêu chí phân loại văn bản vàcho biết cách phân loại thông dụng nhất trong Luật hành chính và theo cách phân loại đó,văn bản quản lý nhà nước gồm những loại nào? Cho các ví dụ minh hoạ.Mục đích của việc phân loại.- Giúp xác định vị trí văn bản trong hệ thống, giúp cho người sử dụng văn bản tránh được sựnhầm lẫn, tạo định hướng đúng đắn trong việc áp dụng nó vào quản lý.Ví dụ: không thể lấy báo cáo thay cho Chỉ thị, biên bản thay cho nghị quyết, vì nó khôngphù hợp và sẽ gây khó khăn cho việc chỉ đạo thực hiện các quyết định quản lý trong thực tế.- Nghiên cứu xây dựng cấu trúc nội dung và hình thức đối với mỗi loại văn bản.Ví dụ: soạn thảo một công văn khác với soạn thảo một chỉ thị.- Phục vụ cho việc tra tìm văn bản một cách thuận lợi.- Dựa vào cách phân loại theo đặc trưng của văn bản để tìm ra loại văn bản mà mình cần, chẳnghạn: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt.Các tiêu chí để phân loại: Căn cứ vào mục đích sử dụng và nội dung có các tiêu chí phân loạinhư sau:Phân loại theo tác giả.- Các văn bản được phân biệt với nhau theo tên cơ quan đã xây dựng và ban hành chúng.- Theo tiêu chí này, văn bản có thể là: Văn bản của Quốc Hội, Chủ tịch nước, HĐND, văn bảncủa TANDTC, văn bản của Trưòng ĐHKHXH &NV...Phân loại theo tên loại: Văn bản có thể bao gồm: Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư,thông báo, báo cáo...Phân loại theo nội dung: Văn bản được sắp xếp theo từng vấn đề được đưa ra trong trích yếu củavăn bản: Văn bản về nhập khẩu, văn bản về xử phạt hành chính, văn bản về hộ tịch...Phân loại theo mục đích biên soạn và sử dụng: Để giúp thấy được mục đích của việc xây dựngcác văn bản trong quá trình hoạt động của các cơ quan cũng như mục tiêu sử dụng chúng trongthực tế, dựa vào chức năng của các cơ quan quản lý, có thể phân chia thành các loại như: văn bảnđể đôn đốc, văn bản để trao đổi, văn bản thống kê, văn bản quản lý cán bộ...Phân loại theo thời gian, địa điểm ban hành.- Theo địa điểm ban hành: Văn bản có thể là của Hà Nội, Hà Tĩnh, Hà Nam.- Theo thời gian: Văn bản năm 1999, văn bản năm 2000, văn bản năm 2001 hoặc văn bản củacác tháng khác nhau.Phân loại theo lĩnh vực chuyên môn: Văn bản ngoại giao, văn bản tài chính; văn bản kỹ thuậttrong các lĩnh vực như: văn bản xây dựng, văn bản kiến trúc...Phân lọai theo ngôn ngữ: Văn bản tiếng Việt, văn bản tiếng Nga, văn bản tiếng Anh...Phân loại theo hiệu lực pháp lý: Văn bản quản lý nhà nước được phân loại theo các tiêu chí sau:- Văn bản quy phạm pháp luật.- Văn bản cá biệt.- Văn bản hành chính thông thường.- Văn bản chuyên môn - kỹ thuật.Bằng các ví dụ thực tế, hãy chứng minh rằng văn bản là công cụ quản lý quan trọng và làthước đo trình độ văn minh, văn hoá quản lý trong cơ quan nhà nước.Văn bản là công cụ quan trọng và là thước đo trình độ văn minh, văn hoá quản lý trong cáccơ quan quản lý Nhà nước, điều đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:Văn bản ghi lại các thông tin quản lý, truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi kháctrong hệ thống quản lý hay giữa hệ thống với bên ngoài, giúp cho cơ quan thu nhận thông tin cầnthiết cho hoạt động quản lý và đánh giá, xử lý thông tin, đưa ra các quyết định quản lý một cáchkịp thời, chính xác.Văn bản quản lý Nhà nước giúp cho các nhà lãnh đạo tổ chức tốt công việc của mình, làmcơ sở ban hành các quyết định quản lý đúng đắn, nó ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lýtới đối tượng thực hiện và là phương tiện hữu hiệu để phối hợp, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạtđộng quản lý.Văn bản ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp lý tồn tại trong xã hội do phápluật điều chỉnh, nó là chỗ dựa pháp lý, khung pháp lý ràng buộc mọi mối quan hệ, dựa vào đó đểtổ chức hoạt động của cơ quan, cá nhân, tổ chức và là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơquan, tổ chức. Văn bản là cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạtđộng của các cơ quan tổ chức, là cầu nối tạo ra các mối quan hệ giữa các tổ chức, cơ quan. Vănbản và các hệ thống văn bản quản lý giúp xác định các quan hệ pháp lý giữa các cơ quan quản lývà bị quản lý, tạo nên sự ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ quan, cá nhân có quan hệ trao đổivăn bản, theo phạm vi hoạt động của mình và quyền hạn được giao. Bản thân văn bản trongnhiều trường hợp, là chứng cứ pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý và điềuhành công việc của các cơ quan, là trọng tài phân minh, phân xử khi thực hiện văn bản khôngthống nhất, cơ sở để giải quyết tranh chấp và bất đồng giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân, giảiquyết các quan hệ pháp lý nảy sinh. Văn bản quản lý nhà nước là cơ sở cần thiết để xây dựng cơchế của việc kiểm soát tính hợp pháp của các hành vi hành chính trong thực tế hoạt động của cáccơ quan nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước.Văn bản quản lý nhà nước cũng như nhiều loại văn bản khác, là sản phẩm sáng tạo của conngười được hình thành trong quá trình nhận thức, lao động để tổ chức xã hội và cải tạo tự nhiên.Là một trong những phương tiện cơ bản của hoạt động quản lý, văn bản quản lý nhà nước gópphần quan trọng ghi lại và truyền bá cho mọi người và cho thế hệ mai sau những truyền thốngvăn hoá quý báu của dân tộc được tích luỹ từ cuộc sống của nhiều thế hệ. Như vậy, văn bản lànguồn tư liệu lịch sử quý giá giúp cho chúng ta hình dung được toàn cảnh bức tranh và trình độvăn minh quản lý nhà nước của mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể ở mỗi quốc gia. Những văn bản đượcsoạn thảo đúng yêu cầu về nội dung và thể thức có thể được xem là một biểu mẫu văn hoá khôngchỉ có ý nghĩa đối với đời sống hiện nay mà còn cho tương lai.Qua văn bản thể hiện, phản ánh được trình độ văn hoá và nằm trong xã hội nhà nước nào.Văn bản góp phần phản ánh xã hội và làm thay đổi bộ mặt xã hội. Thông qua văn bản, chúng tathấy được văn hoá quản lý của từng nhà nước; phản ánh quan hệ xã hội và có tác động trực tiếpđến sự phát triển xã hội. Nói cách khác, văn bản là thước đo trình độ văn minh, văn hoá quản lýtrong cơ quan Nhà nước. Văn bản thể hiện lề lối, trật tự, nề nếp, quy trình, trách nhiệm từng cơquan, đơn vị, cá nhân; thể hiện trình độ, năng lực, phẩm chất, thái độ của người soạn thảo.Muốn văn bản là thước đo trình độ văn minh, văn hoá quản lý trong cơ quan nhà nước thìviệc soạn thảo văn bản phải tuân theo đúng những chuẩn mực nhất định về yêu cầu thể thức, vănphong ngôn ngữ chuẩn mực, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản....; lao động xây dựng vănbản càng nghiêm túc thì văn bản càng có tính văn hoá cao.Vì sao cần phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác được sử dụngtrong quản lý nhà nước? Nếu không phân biệt chính xác các loại văn bản trong quá trìnhsoạn thảo thì sẽ có tác hại gì khi sử dụng văn bản? Anh (chị) hãy nêu ví dụ để làm sáng tỏnhận định của mình.?Cần phải phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác được sử dụngtrong quản lý nhà nước vì văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được Nhànước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nó là loại văn bản duy nhất có thẩm quyền và hình thức do luật định, có chứa đựng các quy tắcxử sự chung, đó chính là những chuẩn mực mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khitham gia quan hệ xã hội mà quy tắc đó điều chỉnh. Là loại văn bản rất điển hình mang tính cưỡngchế thi hành và nó được áp dụng trong phạm vi thời gian, không gian, đối tượng nhất định. Nóđược áp dụng nhiều lần và chỉ hết hiệu lực khi có một văn bản quy phạm pháp luật khác ra đờithay thế nó; văn bản quy phạm pháp luật có thể được áp dụng trong toàn quốc và từng địaphương; văn bản quy phạm pháp luật áp dụng với mọi đối tượng hay một bộ phận xã hội, 1 giaitầng xã hội; là loại văn bản duy nhất được ghi năm ban hành vào số và ký hiệu.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:- Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.- Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết.- Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành để thi hành vănbản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:+ Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước;+ Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;+ Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định, Chỉ thị,Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;+ Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quannhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;- Văn bản do HĐND, UBND ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội,Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do UBNDban hành còn để thi hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp:+ Nghị quyết của HĐND;+ Quyết định, Chỉ thị của UBND.Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm riêng so với các văn bản khác, và có vị trí đặcbiệt trong hệ thống văn bản, vì vậy cần phân biệt rõ, nếu phân biệt không chính xác có thể dẫnđến sai thẩm quyền khi ban hành; sai thể thức văn bản; không tuân thủ đúng quy trình soạn thảođối với văn bản quy phạm pháp luật và ảnh hưởng đến tính hiệu lực thi hành của văn bản.Bằng các ví dụ cụ thể, hãy cho biết đặc điểm và cấu trúc nội dung của quyết định cá biệt.Cần chú ý những yêu cầu cơ bản nào trong việc phân biệt văn bản cá biệt với văn bản quyphạm pháp luật?Quyết định cá biệt là loại văn bản cá biệt, là một trong những hình thức văn bản do các chủthể ban hành theo luật định nhằm đưa ra các quyết định quản lý. Chủ thể ban hành có thể là Chủtịch nước, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng hay thủ trưởng một cơ quan, tổ chức để giải quyếtcác công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình. Ví dụ, quyết định bổ nhiệm, tặng thưởng Huân,Huy chương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.Cấu trúc nội dung của quyết định cá biệt: Nội dung của quyết định cá biệt gồm phần căn cứvà phần nội dung chính:1. Cấu trúc của căn cứ:Trong phần căn cứ ban hành văn bản cần nêu các căn cứ pháp lý là các văn bản pháp luậtđang còn hiệu lực vào thời điểm ban hành và cơ sở thực tiễn để ban hành quyết định.- Căn cứ pháp lí gồm có hai nhóm:+ Căn cứ pháp lý về thẩm quyền ban hành: Viện dẫn văn bản pháp luật quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, ví dụ: đối với Quyết định củaUBND tỉnh viện dẫn căn cứ thẩm quyền là: Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày26/11/2003;+ Căn cứ pháp lý cho nội dung của văn bản: Viện dẫn các văn bản pháp luật quy địnhnhững vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung quyết định. Thường dẫn theo thứ tự từ cao đếnthấp về tính chất pháp lý của loại hình văn bản. Đối với văn bản có tính chất pháp lý ngang nhauthì xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ, đối với quyết định về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo,viện dẫn căn cứ nội dung có thể là: Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luânchuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;- Cơ sở thực tiễn: Để ban hành một Quyết định phải dựa trên cơ sở thực tiễn, do cơ quan,thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền đề nghị, trình ban hành Quyết định. Phần này cần nêu cụ thể đềnghị của ai, tại văn bản nào hay dựa trên cơ sở thực tiễn nào. Thông thường phần căn cứ thựctiễn được bắt đầu bằng cụm từ mang tính khuôn mẫu như: “Xét đề nghị của…”; “Xét đơn…”;“Xét tờ trình của …”…2. Nội dung chính của quyết định- Điều 1 quy định thẳng vào nội dung điều chỉnh chính của Quyết định.- Điều 2 và các Điều tiếp theo quy định các hệ quả pháp lý nảy sinh liên quan đến nội dungđiều chỉnh chính của Quyết định.- Điều cuối cùng:- Quy định về hiệu lực văn bản: Quyết định có thể có hiệu lực kể từ ngày ký hay muộnhơn. Trường hợp cần thiết có thể quy định hiệu lực sớm hơn so với ngày ban hành (hiệu lực trởvề trước), nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.- Quy định về xử lý văn bản: Bãi bỏ văn bản trước đó có nội dung mâu thuẫn với quyếtđịnh này (nếu có).- Quy định về đối tượng thi hành: Nêu đầy đủ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quanchịu trách nhiệm thi hành.Những yêu cầu cơ bản trong việc phân biệt văn bản cá biệt và văn bản quy phạm pháp luật:Tiêu chíVBQPPLThẩm quyền: Do cơ Theo quy định chỉ một sốquan nhà nước có thẩm cơ quan nhà nước mới cóquyền ban hànhthẩm quyền ban hành vănbản quy phạm pháp luậtVBCBVề nguyên tắc, tất cả mọi cơquan đều có thể ban hành vănbản cá biệt để điều chỉnh nộidung thuộc thẩm quyềnQuy tắc xử sựĐưa ra quy tắc xử sự chung Giải quyết vụ việc cụ thể, cá(đưa ra chuẩn mực mà mọi biệt hay quy phạm nội bộcơ quan, tổ chức, cá nhânphải tuân theo khi tham giavào quan hệ xã hội mà quytắc đó điều chỉnh)Đối tượng áp dụngToàn xã hội hoặc 1 bộ phận Một cá nhân hoặc một nhómxã hội, trong phạm vi toàn cụ thể, trong phạm vi khôngquốc hay từng địa phươnggian và thời gian nhất địnhHiệu lực thời gianNhiều lầnThẩm quyền, hình thức, Chặt chẽ do luật địnhthủ tục, trình tự banhànhMột lần hay trong phạm vi nộibộ một cơ quan, tổ chứcPhù hợp với chức năng, nhiệmvụ, thủ tục đơn giản hơn.Số và ký hiệuCó năm ban hành ở số và Không ghi năm ban hành ở sốký hiệuvà ký hiệuTên gọiLuật, Pháp lệnh, Lệnh, Lệnh, Nghị quyết, Nghị định,Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thịQuyết định, Chỉ thị, ThôngtưVăn bản hành chính thông thường có đặc điểm cơ bản gì và gồm những loại văn bản nào?Tại sao không được dùng những văn bản loại này thay thế cho các văn bản quy phạm phápluật trong quá trình soạn thảo? Hiện nay trên thực tế còn tình trạng này không? Làm gì đểcó thể khắc phục tình trạng đó?Văn bản hành chính thông thường là loại văn bản dùng để chuyển đạt thông tin trong hoạtđộng quản lý nhà nước như công bố hoặc thông báo về 1 chủ trương, quyết định hay nội dung vàkết quả hoạt động của 1 cơ quan, tổ chức; ghi chép lại các ý kiến và kết luận trong các hội nghị;thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc giữa Nhà nước với tổchức và công dân... Nó có đặc điểm là không quy định thẩm quyền, không đưa ra các quyết địnhquản lý, không mang tính quy phạm pháp luật, nhưng có tính pháp lý; nó ra đời theo yêu cầu vàtính chất công việc; văn bản hành chính thông thường có nhiều biến thể, các thể loại khác nhaunhưng rất giống nhau, có thể phát sinh từ nhau.Các loại văn bản hành chính thông thường gồm: Công văn; Thông cáo; Thông báo; Báo cáo;Tờ trình; Biên bản; Đề án, Phương án; Kế hoạch, Chương trình; Diễn văn; Công điện; các loạigiấy (Giấy mời, Giấy đi đường, Giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép...); các loại phiếu (phiếu gửi,phiếu báo, phiếu trình...).Không được dùng những văn bản loại này thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật trongquá trình soạn thảo vì văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục,hình thức luật định, có giá trị bắt buộc thi hành. Còn đối với văn bản hành chính thông thường,mọi cơ quan, tổ chức đều có thể ban hành. Văn bản hành chính thông thường chứa đựng thôngtin quản lý thông thường, không mang tính chế tài bắt buộc. Nếu dùng văn bản hành chính thôngthường để đưa ra các quy phạm pháp luật thì dẫn đến hiệu lực của mệnh lệnh trong văn bản bịảnh hưởng, không tạo ra được căn cứ pháp lý đề thực hiện và giải quyết các tranh chấp nảy sinh,không tạo được tính bắt buộc thi hành của quy định đưa ra..Hiện nay, trên thực tế nhiều (đến 30%) văn bản hành chính thông thường (công văn, thôngbáo...) có chứa quy phạm pháp luật.Một số biện pháp khắc phục tình trạng này là:- Cán bộ, công chức soạn thảo văn bản cần nắm rõ đặc điểm của từng loại văn bản để lựa chọnhình thức tên gọi phù hợp.- Nắm vững quy định pháp luật về kỹ thuật soạn thảo văn bản.- Tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các văn bản hành chính thông thường có chứa quy phạmpháp luật.- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về kiến thức và nghiệp vụ soạn thảo văn bản.- Có biện pháp chế tài đối với cơ quan, cá nhân ban hành văn bản sai trái.Văn phong của văn bản quản lý nhà nước có ý nghĩa như thế nào đến chất lượng văn bản?Hãy nêu các ví dụ để làm sáng tỏ những đặc điểm về văn phong của văn bản quản lý nhànước.Văn bản quản lý hành chính nhà nước được viết theo văn phong hành chính - công vụ, đó làdạng ngôn ngữ tiếng Việt văn học tạo thành hệ thống tương đối khép kín, hoàn chỉnh các phươngtiện ngôn ngữ viết đặc thù nhằm phục vụ cho các mục đích giao tiếp bằng văn bản trong lĩnh vựchoạt động pháp luật và hành chính. Văn phong hành chính - công vụ được sử dụng trong giaotiếp bằng văn bản tại các cơ quan nhà nước, trong công tác điều hành - quản lý ở toà án, tronghội đàm công vụ và ngoại giao. Đó là văn phong của các văn bản pháp luật, các quyết định quảnlý, các văn kiện chính thức khác nhau, thư tín công vụ, diễn văn, các bài phát biểu tại các cơquan bảo vệ pháp luật, các chỉ dẫn mang tính pháp lý. Việc đảm bảo văn phong, ngôn ngữ vănbản giúp cho văn bản thực hiện được các chức năng của mình, giúp cho văn bản đạt được mụcđích của việc ban hành.Văn phong hành chính - công vụ có 5 đặc điểm:Thứ nhất, Tính chính xác rõ ràng: tiêu chuẩn quan trọng nhất đầu tiên của văn phong. Tínhchính xác được hiểu văn bản được viết sao cho mọi người đều hiểu như nhau, muốn vậy phảidiễn đạt chính xác, rõ ràng, cần viết gọn ghẽ, mạch lạc,diễn tả ý tưởng dứt khoát, sử dụng từ ngữmột cách chính xác. Ví dụ: Xử tử, không nên khoan hồng - Giết; xử tử không nên, khoan hồng không giết.Thứ hai, Tính phổ thông, đại chúng: Văn bản quản lý nhà nước phải viết bằng những từ ngữphổ thông, ngắn gọn, dễ hiểu. Ngưòi đọc hiểu một cách nhanh nhất - thực hiện một cách nhanhnhất, đòi hỏi người soạn thảo văn bản phải có một trình độ nhất định, kỹ năng cần thiết, kiếnthức thiết thực. Loại bỏ những phần thừa không cần thiết. Một văn bản dể hiểu là một văn bảnđược người nhận hiểu nhanh nhất, dùng từ ngữ giản dị, càng rõ, chính xác, hạn chế sử dụng từHán-Việt, từ ngoại lai.Thứ ba, Tính khách quan, phi cá tính. Thực hiện ý chí nhà nước, ý chí tập thể, khách quan,không mang tính cá nhân.Thứ tư, Tính trang trọng, lịch sự. Thể hiện tính trang trọng uy nghiêm. Lời văn trang trọng thểhiện sự tôn trọng đối với các chủ thể thi hành, làm tăng uy tín của cá nhân, tập thể ban hành vănbản. Tính trang trọng lịch sự của văn bản phản ánh trình độ giao tiếp "văn minh hành chính" củamột nền hành chính dân chủ, pháp quyền, hiện đại.Thứ năm, Tính khuôn mẫu: là đặc trưng cơ bản của văn bản nhà nước, đòi hỏi phải sắp xếp bốcục nội dung theo các khuôn mẫu. Tính khuôn mẫu của văn bản giúp người soạn thảo đỡ tốncông sức, đồng thời giúp cho người đọc dễ lĩnh hội .Các loại thông báo hành chính thường được được dùng trong các cơ quan là những loạinào và mỗi loại tương ứng có kết cấu nội dung như thế nào? Trong trường hợp nào cơquan có thể dùng thông báo hành chính thay công văn để thông báo một công việc đến đốitượng quản lý?Thông báo là 1 loại văn bản hành chính thông thường được dùng để thông tin về các hoạtđộng của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.Công văn cũng có thể dùng để thông tin về hoạt động công vụ dự kiến xảy ra. Cơ quan có thểdùng Thông báo hành chính thay Công văn để thông báo một công việc đến đối tượng quản lýkhi cần gửi thông tin cho đối tượng rộng hay không rõ đối tượng cụ thể. Ví dụ: Thông báo tuyểnsinh, Thông báo tuyển dụng cán bộ, công chức.Các trường hợp ban hành thông báo:-Thông báo 1 hoặc 1 vài vấn đề trong hoạt động công vụ được tạo nên do 1 văn bản quyphạm pháp luật đã ban hành.-Thông báo 1 số hoạt động đang thực hiện hoặc dự kiến xẩy ra, ví dụ như mở lớp bồidưỡng, đào tạo...-Thông báo kế hoạch mới, đề nghị mới lên cấp trên,...Nêu kết cấu nội dung mỗi loại:-Đặt vấn đề: Không trình bày lý do mà giới thiệu trực tiếp những vấn đề cần thông báo.-Nội dung thông báo:Đối với Thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị cần nhắc lại tên vănbản cần truyền đạt, tóm tắt nội dung cơ bản của văn bản đó và yêu cầu cần quán triệt, triển khai,thực hiện.Đối với Thông báo về kết quả các hội nghị, cuộc họp phải nêu ngày giờ họp, thành phần thamdự, người chủ trì, tóm tắt nội dung hội nghị, các quyết định, nghị quyết nếu có của hội nghị,cuộc họp đó.Đối với Thông báo về nhiệm vụ được giao ghi rõ, ngắn gọn, đầu đủ nhiệm vụ, những yêu cầukhi thực hiện nhiệm vụ, các biện pháp cần áp dụng để triển khai thực hiện.Đối với Thông báo về thông tin hoạt động nêu rõ nội dung hoạt động quản lý, lý do tiến hànhvà thời gian tiến hành hoạt động đó.Đối với Thông báo về kết luận của 1 cấp có thẩm quyền cần nêu rõ họ tên của cấp có thẩmquyền đó, nội dung cuộc họp dẫn đến kết luận, thành phần báo cáo viên, nội dung của kết luận vàchỉ rõ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành.-Kết thúc thông báo: Nhắc lại nội dung chính, trọng tâm cần nhấn mạnh, lưu ý người đọc,hoặc 1 nội dung xã giao, cảm ơn nếu xét thấy cần thiết.Anh (chị) hãy so sánh hoạt động lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản và hoạt động thẩmđịnh văn bản trong quy trình lập quy. Có thể kiến nghị gì để hoàn thiện các hoạt động đó?Lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản là việc cơ quan soạn thảo văn bản gửi dự thảo tới các cơquan, tổ chức, cá nhân liên quan nêu ý kiến, quan điểm của mình đối với bản dự thảo nhằm hoànthiện dự thảo trước khi ban hành.Điểm giống nhau giữa hoạt động lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản và hoạt động thẩm địnhvăn bản trong quy trình lập quy:- Đây là các bước trong quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm mục đích hoànthiện dự thảo văn bản, nâng cao chất lượng văn bản ban hành.- Hồ sơ gửi lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản và thẩm định văn bản tương đối giống nhau,bao gồm: Công văn đề nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản hay thẩm định văn bản; bản dựthảo văn bản; các tài liệu khác liên quan.- Cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ và cơ quan đóng góp ý kiến hay thẩm định phải trả lời trongthời hạn nhất định (luật định hay theo yêu cầu nêu trong văn bản đề nghị).- Cơ quan, đơn vị soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến đóng góp dự thảo văn bản, ýkiến thẩm định văn bản và có quyền tiếp thu hay không tiếp thu các ý kiến đó.Điểm khác nhau giữa hoạt động lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản và hoạt động thẩm địnhvăn bản trong quy trình lập quy:Tiêu chíĐóng góp ý kiếnThẩm địnhý nghĩaPhát huy tính dân chủ và tậptrung trí tuệ tập thểTăng cường tính kiểm tra văn bảntrước khi ban hànhTrình tựThực hiện trước thẩm địnhThực hiện sau đóng góp ý kiếnChủ thểthực hiệnCác cơ quan, tổ chức, cánhân hữu quan, các chuyêngia, nhà khoa học và đốitượng chịu sự điều chỉnhCác cơ quan chuyên môn thực hiện(Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, PhòngTư pháp, cán bộ Tư pháp)trực tiếp của văn bảnNội dungĐóng góp ý kiến về nhữngnội dung mà cơ quan soạnthảo đề nghịTráchnhiệm củacơ quandự thảoT/nhiệmpháplýcủachủthể thựchiệnĐánh giá văn bản trên tất cả cácphương diện: Sự cần thiết ban hànhvăn bản; sự phù hợp của hình thứcvăn bản với nội dung; đối tượng,phạm vi điều chỉnh của văn bản;tính hợp hiến, hợp pháp, tính thốngnhất của văn bản trong hệ thốngpháp luật; tính khả thi của vănbản; kỹ thuật soạn thảo văn bản (từngữ, câu chữ, tiêu đề, bố cục vănbản, văn phong...)Gửi thêm tài liệu hay trả lời trựctiếp về những vấn đề cơ quan thẩmđịnh đề nghịKhông phải chịu trách nhiệmpháp lý về ý kiến đóng gópChịu trách nhiệm pháp lí về ý kiếnthẩm địnhMột số kiến nghị để hoàn thiện 2 hoạt động này :-Tuyên truyền, phổ biến về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân và tổ chức trongviệc tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo văn bản;-Tránh tính trạng lấy ý kiến một cách hình thức.-Cần có cơ quan chuyên môn tư vấn, thẩm định riêng về tính khả thi, tính khoa học củavăn bản.-Cơ quan ban hành nên mời chuyên viên từ các cơ quan tư pháp tham gia vào ban soạnthảo để theo dõi, tư vấn từ khi soạn thảo dự thảo.Tờ trình được soạn thảo trong trường hợp nào và cần đảm bảo yêu cầu về nội dung nhưthế nào? Tờ trình khác với Công văn đề nghị, yêu cầu ở điểm nào và khi nào có thể xinphép giải quyết công việc bằng Công văn?Tờ trình là 1 loại văn bản hành chính thông thường dùng để đề xuất với cấp trên một vấn đềmới, xin cấp trên phê duyệt dự án, đề án, chủ trương...Các trường hợp dự thảo Tờ trình: Tờ trình được dự thảo trong trường hợp đề xuất hay xinduyệt 1 chủ trương, 1 phương án công tác, một chính sách, 1 chế độ, 1 tiêu chuẩn, định mức hayđề nghị, bổ sung, bãi bỏ 1 văn bản quy định lỗi thời hoặc là những vấn đề thông thường trongđiều hành và quản lý.Nội dung Tờ trình: Nêu tóm tắt nội dung đề nghị mới, các phương án khả thi kèm thông tintrung thực có độ tin cậy cao. Phân tích những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới.Nêu ý nghĩa tác dụng của đề nghị mới đối với sản xuất, đời sống xã hội, công tác lãnh đạo, quảnlý...Kết thúc Tờ trình: Nêu những kiến nghị để cấp trên xem xét, chấp thuận cho phép sớm triểnkhai thực hiện đề xuất mới. Có thể nêu 1 vài phương án để cấp trên duyệt, nhằm khi cần thiết cóthể chuyển đổi phương án.Tờ trình có nội dung gần giống công văn đề nghị, yêu cầu là đều đề nghị giải quyết 1 việc, 1vấn đề. Tuy nhiên có những điểm khác biệt sau:Công văn đề nghịTờ trìnhĐối tượng: có thể gửi lên cấp Gửi lên cấp trên quản lý trực tiếptrên, ngang cấp hay cấp dưới.Đề nghị, yêu cầu đối tượngnhận văn bản làm cái gì đó.Đề nghị cấp trên phê duyệt một hoạt động hay văn bản nàođó.Đề nghị cho phép hay đảm bảo cung cấp các điều kiện cầnChỉ dừng lại ở mức độ đưa ra thiết để chủ thể ban hành được thực hiện công việc nào đó.đề nghịYêu cầu phê duyệt chương trình, đề án, kế hoạch, văn bảnkhác đã dự thảoPhải cụ thể, chi tiết hơn:- Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật nhu cầu bức thiết củavấn đề cần trình duyệt, ý nghĩa mọi mặt của đề nghị đó- Phân tích khó khăn, phản ứng có thể xảy ra khi thực hiệnđề nghị mới đó và biện pháp giải quyết, kèm theo dự án,chương trình, kế hoạch thực hiện nó- Nội dung có tính khả thi, thể hiện bằng ngôn ngữ mangtính thuyết phục cao để tạo sự tin tưởng của cấp trên.Vì sao khi soạn thảo và ban hành văn bản cần tuân theo một quy trình khoa học? Anh (chị)hãy phân tích ý nghĩa của các bước cơ bản trong quy trình soạn thảo văn bản hành chínhthông thường.Văn bản quản lý nhà nước bao gồm rất nhiều loại khác nhau về nội dung và vai trò đối vớihoạt động của bộ máy nhà nước nên quy trình xây dựng chúng rất khác nhau. Văn bản càng quantrọng thì quy trình xây dựng càng phức tạp, chặt chẽ, văn bản ít quan trọng thì quy trình xâydựng đơn giản, linh hoạt. Như vậy quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nướcđược hiểu là việc thực hiện thứ tự các bước trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quảnlý nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định chặt chẽ quy trình soạn thảovà ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc tuân thủ quy trình nhằm đảm bảo tuân thủ phápluật về trình tự soạn thảo và ban hành, đảm bảo văn bản ban hành có tính hợp hiến, hợp pháp vàtính thống nhất của hệ thống văn bản. Đối với các văn bản hành chính thông thường, có một sốbước trong quy trình pháp luật không quy định chặt chẽ, nhưng vẫn nên tuân thủ để đảm bảo chovăn bản có chất lượng cao, phát huy hiệu quả trên thực tế. Văn bản quản lý nhà nước được sửdụng để giải quyết những công việc quan trọng phát sinh trong đời sống xã hội. Những công việcnày phong phú, đa dạng, do đó để nội dung của văn bản quản lý nhà nước đạt các yêu cầu quyđịnh thì quy trình xây dựng và ban hành văn bản phải tuân thủ các bước sau:Bước 1: Sáng kiến và soạn thảo văn bản:- Sáng kiến: Thành lập ban soạn thảo hay chỉ định cơ quan soạn thảo (đối với văn bản quy phạmpháp luật)- Soạn thảo: Thu thập, xử lý các thông tin cần thiết có liên quan, chuẩn bị đề cương, biên soạn vàchỉnh lý dự thảo, lấy ý kiến dự thảo văn bản lần 1.Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đốitượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và hình thức thích hợp tuỳ theo tínhchất và nội dung của dự thảo. ở bước nầy phần quan trọng là tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh dựthảo.Bước 3: Thẩm định dự thảo. Bước này chủ yếu là tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định dự thảo(đối với văn bản quy phạm pháp luật).Bước 4: Thông qua gồm trình ký và ký.Bước 5: ban hành văn bản hay gửi văn bản.Bước 6: Gửi và lưu trữTrong trường hợp nào các nhà quản lý cần ban hành văn bản? Hãy cho ví dụ minh hoạ đểlàm sáng tỏ yêu cầu cần thiết phải có văn bản để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhànước.Văn bản là phương tiện lưu giữ và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay ký hiệu nhấtđịnh.Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được vănbản hoá) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thứcnhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnhcác mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức vàcông dân.Nhà quản lý cần ban hành văn bản trong các trường hợp:- Cần truyền đạt thông tin quản lý; cần lưu giữ lại thông tin: Đây là chức năng cơ bảnquan trọng, bản chất của văn bản, là nguyên nhân hình thành văn bản và là cơ sở để thực hiệncác chức năng khác. Văn bản giúp nhà quản lý lưu giữ lại các thông tin quản lý; truyền đạt thôngtin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý hay giữa hệ thống với bên ngoài. Vídụ: Các thông tin dự báo về cơn bão số 6 (bão Xangsane) của cơ quan khí tượng thuỷ văn Trungương; các Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương phòng chống bão số6.- Để tạo căn cứ pháp lý và làm chứng cứ pháp lý: Văn bản giúp ghi lại các quy phạmpháp luật và các quan hệ pháp lý tồn tại trong xã hội do pháp luật điều chỉnh. Bản thân văn bảnlà chỗ dựa pháp lý, khung pháp lý ràng buộc mọi mối quan hệ, là cơ sở pháp lý cho hoạt độngcủa các cơ quan, tổ chức. Nó giúp xác định các quan hệ pháp lý giữa các cơ quan quản lý và bịquản lý, tạo nên sự ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ quan, cá nhân có quan hệ trao đổi văn bản,theo phạm vi hoạt động của mình và quyền hạn được giao.- Để làm cơ sở kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý: Đây là chức năng có tính chất thuộctính của văn bản quản lý. Thông tin trong văn bản quản lý Nhà nước giúp cho việc tổ chức tốtcông việc của các nhà lãnh đạo, làm cơ sở ban hành các quyết định quản lý. Ghi lại và truyền đạtcác quyết định quản lý tới đối tượng thực hiện, tham gia vào tổ chức thực hiện quyết định. Đồngthời là phương tiện hữu hiệu để phối hợp, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý. Ví dụ:Căn cứ các thông tin dự báo về cơn bão số 6 (bão Xangsane), các cơ quan quản lý Nhà nướcTrung ương và địa phương đã đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn trong công tác chỉ đạophòng chống bão.Nêu ví dụ cụ thể các trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt,văn bản hành chính thông thường, văn bản chuyên môn kỹ thuật để làm sáng tỏ yêu cầu cần thiếtphải có văn bản để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.Kỹ thuật lập quy là gì? Hãy trình bày những quy tắc cơ bản của kỹ thuật lập quy. Công tácrà soát, hệ thống hoá văn bản có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động soạn thảo văn bảnquy phạm pháp luật.Kỹ thuật lập quy là toàn bộ những quy tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhànước có thẩm quyền trong việc xây dựng và ban hành các văn bản lập quy.Những quy tắc cơ bản của kỹ thuật lập quy gồm:Quy tắc chuẩn bị và trình tự biên soạn:- Tìm hiểu và nắm bắt được ý đồ của các cơ quan có thẩm quyền ban hành, lãnh hội được chủtrương của lãnh đạo để có cơ sở xác định được mục đích và yêu cầu cần đạt được của văn bản sẽban hành.- Tập hợp, rà soát các văn bản chủ đạo của Đảng có liên quan đến văn bản dự kiến biên soạn.- Tập hợp hoá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về các mối quan hệ xã hội màvăn bản sắp ban hành sẽ điều chỉnh để có được cơ sở cho văn bản đó trở thành một bộ phận cấuthành tương ứng của hệ thống pháp luật. Giúp cho văn bản sắp ban hành có thể khắc phục tìnhtrạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật.- Khảo sát và điều tra xã hội nhằm nắm bắt được nhu cầu của đời sống xã hội liên quan đến lĩnhvực dự định điều chỉnh. Từ đó văn bản sắp ban hành có thể phù hợp với những yêu cầu của đờisống, có hình thức dễ hiểu, tiện lợi cho việc sử dụng, có khả năng thực thi và mang lại hiệu quảđiều chỉnh tốt. Công đoạn này còn giúp tạo ra những văn bản cụ thể với những thông tin cụ thểvà chính xác, do đó có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn.- Trong trường hợp cần thiết, cần thu thập kinh nghiệm tham khảo quy định của nước ngoài đểvận dụng sao cho phù hợp với điều kiện và truyền thống của Việt Nam.- Phác thảo nội dung ban đầu của dự thảo văn bản.+ Văn bản được ban hành làm phát sinh hệ quả nào trong xã hội.+ Những vấn đề nào thuộc lĩnh vực được đề cập, điều chỉnh có thể có ý kiến, quan niệm chưathống nhất.+ Những điểm mới, khái niệm, thuật ngữ cần xác định rõ.+ Xác định vấn đề cơ bản, chủ chốt của văn bản dự định ban hành, định hướng cách thức và nộidung triển khai.- Tổ chức thảo luận nội dung phác thảo ban đầu.+ Viết dự thảo lần thứ nhất.

Tài liệu liên quan

  • ĐÁP ÁN -TÀI LIỆU ÔN THI BHXH 2013- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC doc ĐÁP ÁN -TÀI LIỆU ÔN THI BHXH 2013- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC doc
    • 74
    • 1
    • 4
  • ĐÁP ÁN -TÀI LIỆU ÔN THI BHXH 2013- CHÍNH SÁCH BHXH pot ĐÁP ÁN -TÀI LIỆU ÔN THI BHXH 2013- CHÍNH SÁCH BHXH pot
    • 32
    • 1
    • 0
  • 20 Đề thi Vật Lý có đáp án  Tài liệu ôn thi ĐH 20 Đề thi Vật Lý có đáp án Tài liệu ôn thi ĐH
    • 92
    • 679
    • 2
  • CÂU hỏi TRẮC NGHIỆM QUẢN lý THUẾ có đáp án (tài liệu ôn thi công chức thuế) CÂU hỏi TRẮC NGHIỆM QUẢN lý THUẾ có đáp án (tài liệu ôn thi công chức thuế)
    • 50
    • 1
    • 7
  • Trọn bộ các câu hỏi thường gặp môn vật lý theo chủ đề có đáp án chi tiết ôn thi THPT 2019 Trọn bộ các câu hỏi thường gặp môn vật lý theo chủ đề có đáp án chi tiết ôn thi THPT 2019
    • 120
    • 342
    • 0
  • Đề Thi Học Kỳ 2 Môn Toán 12 Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án - Tài Liệu Toán - Thư Viện Học Liệu Đề Thi Học Kỳ 2 Môn Toán 12 Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án - Tài Liệu Toán - Thư Viện Học Liệu
    • 26
    • 15
    • 0
  • Đề Thi Học Kỳ 1 Môn Toán Lớp 12 Tỉnh Quảng Nam Năm 2017-2018 Có Đáp Án - Tài Liệu Toán - Thư Viện Học Liệu Đề Thi Học Kỳ 1 Môn Toán Lớp 12 Tỉnh Quảng Nam Năm 2017-2018 Có Đáp Án - Tài Liệu Toán - Thư Viện Học Liệu
    • 4
    • 70
    • 0
  • Đề Thi Học Kỳ 1 Môn Toán Lớp 11 Tỉnh Quảng Nam Năm 2017-2018 Có Đáp Án - Tài Liệu Toán - Thư Viện Học Liệu Đề Thi Học Kỳ 1 Môn Toán Lớp 11 Tỉnh Quảng Nam Năm 2017-2018 Có Đáp Án - Tài Liệu Toán - Thư Viện Học Liệu
    • 6
    • 112
    • 1
  • Tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2 có đáp án - Tài liệu ôn thi học kì 2 môn Văn lớp 7 có đáp án Tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2 có đáp án - Tài liệu ôn thi học kì 2 môn Văn lớp 7 có đáp án
    • 26
    • 127
    • 2
  • Tải Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh lớp 6 có đáp án - Bài tập ôn thi giữa học kỳ 2 môn tiếng Anh lớp 6 có đáp án Tải Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh lớp 6 có đáp án - Bài tập ôn thi giữa học kỳ 2 môn tiếng Anh lớp 6 có đáp án
    • 7
    • 231
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(706.88 KB - 95 trang) - tổng hợp đề cương môn xây dựng Văn bản pháp luật có đáp án Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đề Thi Kỹ Thuật Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật