Tổng Hợp đề Thi Và đáp án Tự Luận Pháp Luật đại Cương - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.99 KB, 33 trang )
Câu 1: Có quan điểm cho rằng” cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính thì phải chịu hình phạt ”.Hãycho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì saoSai. Vì: theo điều 1 luật số 15/ 2012/QH13 của quốc hội: luật xử lý vi phạm hành chính.Vi phạm hành chính làhành vi do các chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện một cách cố ý hặc vô ý, xâm phạm đếnquy tắc quan lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử phạt hànhchính. Do đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm luật hành chính thì phải bị xử phạt hành chính theo quy địnhcủa pháp luật chứ không phải chịu hình phạt. Bởi vì hình phạt chỉ áp dụng cho các hành vi được cấu thành tộiphạmCâu 2: Bất kì người nào có hành vi trái pháp luật thì đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Hãy cho biết quanđiểm này đúng hay sai . vì sao?Sai. Vì: Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh những hậu quả pháp lý bất lợi,thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điềuchỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định.Nhưng không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi trái pháp luật trong các trường hợp sau:Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý (không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hànhvi của minh) điều 11: những trường hợp không xư phạt vi phạm hành chínhDo sự kiện bất ngờ (chủ thể không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mìnhgây ra;Do hành vi phòng vệ chính đáng;Được thực hiện với tình thế cấp thiết.Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính, người thực hiện hànhvi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 củaluật nàyNhư vậy, không phải bất kì người nào có hành vi trái pháp luật thì đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.Câu 3: “Mọi cá nhân đều có tư cách pháp nhân”. Đúng, sai? Vì saoSAI. Vì chỉ có tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 84 BLDS năm 2005 mới là pháp nhân.Điều 84. Pháp nhânMột tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:1. Được thành lập hợp pháp;2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;4. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.Câu 4; “Cá nhân phải đáp ứng điều kiện nhất định mới có tư cách pháp nhân”. Đúng ,sai? giải thích ?SAI. Vì: Chỉ có tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định Điều 84 BLDS mới cóc tư cách pháp nhân. Cánhân không có tư cách pháp nhân trong mọi trường hợp. (như câu 3)Câu 5: “Bộ công thương là cơ quan thuộc chính phủ“. Đúng, sai giải thích ?Đúng. Vì: Theo Điều 2 Luật tổ chức chính phủ năm 2001 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có:- Các bộ & Các cơ quan ngang bộ.Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chínhphủ.Hiện nay, cơ cấu của chính phủ gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ trong đó có Bộ công thươngCâu 6: “Mọi tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách chủ thể được gọi là pháp nhân” đúng,sai , giải thíchSai. Vì: Tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là pháp nhân khi đủ các điều kiện quy định.(như câu 3)Câu 7: “Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương có quyềnban hành văn bản quy phạm pháp luật nghị quyết”. Đúng, sai. Giải thíchSai. Vì: Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 như sau:“Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.4. Nghị định của Chính phủ.5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tốicao.7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổchức chính trị - xã hội.11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân”.Cơ quan hành chính trung ương bao gồm chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ.Trong đó, Chính phủ được ban hành nghị định; thủ tướng chính phủ ban hành quyết định và thông tư của bộtrưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Nghị quyết là văn bản do Quốc hội, Hội đồng thẩm phán tòa án Nhân dântối cao và nghị quyết của tổng kiểm toán, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chínhphủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.Câu 8: Có quan điểm cho rằng: Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, cơ quan hành chính nhà nước ở trung ươngcó quyền ban hành văn bản quy đinh luật Nghị quyết”. Hãy cho biết quan điểm đó đúng sai vì sao?SAI. VÌ: “Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thự hiệnquyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội...”. Chính phủ goomg thủ tướng chính phủ, các phó thủtướng chính phủ và các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ,quy định về hệ thống các văn bản pháp luậtnhư sau:1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.4. Nghị định của Chính phủ.5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tốicao.7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổchức chính trị - xã hội.11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân”.Như vậy, Chính phủ ban hành nghị định, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định và bộ trưởng, thủ trưởng cơquan ngang bộ ban hành thông tư. Còn nghị quyết do Quốc hội ban hành. Do đó, khẳng định cơ quan hànhchính ó quyền ban hành nghị quyết là saiCâu hỏi lý thuyết:Câu 1: Nội dung các loại văn bản quy phạm pháp luật do quốc hội ban hành.Điều 11. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội1. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp doQuốc hội quy định.2. Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính,tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại,tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của côngdân.3. Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngânsách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngânsách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định cácvấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.Câu 2: Nội dung các loại văn bản quy phạm pháp luật do chính phủ ban hànhĐiều 14. Nghị định của Chính phủNghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốchội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ,ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độcông vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điềuhành của Chính phủ;3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vàcác cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;4. Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứngyêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý củaỦy ban thường vụ Quốc hội.Câu 2: Điểm khác biệt cơ bản quy phạm pháp luật với điều luật : Quy phạm pháp luật là những quy tắc xửsự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hôi nhằm đạt đượcnhững mục đích nhất định.+ Về nội dung, qppl thể hiện sự cho phép và sự bắt buộc, tức là chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gianhững quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.+Về hình thức: qppl rất xác định về hình thức, nó thường chỉ rõ điều kiện, hoàn cảnh mà nó tác động đến tổchức, cá nhân rơi vào điều kiện, hoàn cảnh tác động của nó, cách thức xử sự dành cho họ, biện pháp tác độngđối với họ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cách xử sự mà nó đưa ra.+ QPPL thường tồn tại dưới dạng thành văn.+ Cơ cấu: gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài.Người ta trình bày các qppl thành văn trong các điều luật của 1 văn bản QPPL- 1 điều luật có thể trình bày 1 QPPL- 1 điều luật có thể trình bày nhiều QPPLCâu 3: Vị trí chức năng của Bộ Điều 2 chương I nghị định số 36/2012/ NĐCPBộ là cơ quan thuộc chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành lĩnh vựcCơ cấu tổi chức và hoạt động của bộSự khác biệt giữa cơ quan giữa bộ với cơ quan thuộc chính phủ:Bộ là cơ quan của chính phủ, còn cơ quan thuộc chính phủ là cơ quan do chính phủ thành lập, có chức năngthực hiện một số thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộcngành lĩnh vực và thực hiện một sô thẩm quyền cụ thể đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanhnghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luậtCâu 4: So sánh quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức.- Giống nhau: Đều là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người; đều điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mà quyphạm đó hướng tới- Khác nhau:+ Quy phạm đạo đức được đảm bảo thực hiện trên cơ sở cộng đồng và dư luận xã hội (lên án, phỉ nhổ, khinhbỉ....); còn quy phạm pháp luật được điều chỉnh bằng sự cưỡng chế của nhà nước (phạt, tù đầy...)+ Quy phạm pháp luật tồn tại ở dạng văn bản; còn quy phạm đạo đức thường tồn tại ở dạng tập quán, thói quyen(một số ít ở văn bản như hương ước làng xã, hương ước dòng họ....)+ Quy phạm đạo đức được hình thành từ phong tục tập quán, thói quyen, truyền thống, dân tộc, vùng miền..;còn QP pháp luật hình thành do sự định hướng, ý trí của nhà nước+ Phạm vi điều chỉnh của QP pháp luật thường rộng hơn (cả nước, cả tỉnh, cả vùng...) nhưng Qp đạo đức cóthế chỉ có giá trị ở một vùng nào đó (ở nơi này là phù hợp, nơi khác không phù hợp...)Mấy ý kiến cá nhân để bạn tham khảoBài tập tình huống:Câu 1: Anh Bình là nhân viên lái xe hang taxi Sao Việt. Trong một ngày làm việc anh Bình đã uống rượu sayđiều khiển xe quá tốc độ quy định và gây tai nạn; hậu quả làm chị Hoa đi xe máy ngược chiều bị thương nhẹ, xemáy của chị Hoa bị hỏng, xe ô too của hãng taxi sao việt bị xây xước. trong tình huống này hãy cho biết:a, Anh Bình có các hành vi vi phạm pháp luật nào?b, Anh Bình có phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lý nào?Trình bày rõ lập luận của bạn đối với câu hỏi nêu trênTrả lời:a, Anh Bình đã vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Cụ thể:Anh Bình đã lái xe trong tình trạng say rượu và điều khiển xe với tốc độ cao gây tai nạn . Điều khiển xeô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.chạy quá tốc độ quyđịnh, giành đường, vượt ẩu.b, Anh Bình phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý sau:-Thứ nhất, anh Bình phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm phạm luật giao thôngđương bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nòng độ cồn và vượt quá tốc độ.-Thứ hai, anh Bình phải chịu trách nhiệm dân sự do hành vi gây tai nạn cho chị Hoa và gây thiệt hạicho công ty. Cụ thể:Anh Bình phải bồi thường cho chị Hoa chi phí về khôi phục sức khỏe và chi phí sửa chữa hoặc khôiphục chiếc xe máy của chị Hoa về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.Anh Bình phải bồi thường chi phí sửa chữa chiếc xe ô tô của công ty bị xây xước nếu trong hợp đồnglao động không có thỏa thuận khác.Thứ ba, anh Bình có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật do hành vi vi phạm nội quy của công ty và hợpđồng lao động mà anh đã kí kết với công ty Sao Việt gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty.Câu 2: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc Công ty PK đóng trên địa bànquận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm việc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành. Công tyPK phản đối quyết định này và đã gửi đơn để yêu cầu xem xét lại.Trong trờng hợp này, đơn khiếu nại của công ty PK phải gửi đến cơ quan nhà nớc nào để đề nghị xem xét giảiquyết? Vì sao? Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ở Mục a đã giải quyết mà Công ty PK vẫn phản đốithì Công ty PK có thể tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan Nhà nớc nào, theo thủ tục gì? Vì sao?Trả lời:1. Trong trường hợp này công ty PK phải gửi đơn khiếu nại lên chủ tịch UBND quận H thành phố Hà Nộingười đã ra quyết định buộc Công ty PK đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làmviệc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chínhlà trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầuđến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hànhchính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định màkhiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tốtụng hành chính.Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quyđịnh mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định củaLuật tố tụng hành chính”.2. Chủ tịch UBND quận H giải quyết mà công ty PK không đồng ý thì công ty PK có thể tiếp tục gửi đơn khiếunại lần 2 lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp là chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hoặc khởi kiện vụ án hành chínhtại Tòa án.Trường hợp công ty PK không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của chủ tịch UBNDthành phó Hà Nội hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ ánhành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hànhCâu 3: Công ty cổ phần hoa đào trong quý trình sản xuất kinh doanh đã vi phạm quy định của Nhà nước về bảovệ môi trường nên gây ô nhiểm nguồn nước gây hại cho các hộ gia định nuôi trồng thủy sản khu vực xungquanh. Trong trường hợp này hãy cho biết:a) Công ty cổ phần Hoa Đào có các hành vi vi phạm pháp luật nào?Công ty cổ phần Hoa Đào đã có hành vi vi phạm hành chính các yêu cầu của Luật bảo vệ môi trường về quyđịnh bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó là: Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gomvà xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường (Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thảitập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung); Có đủ phươngtiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; Có biện phápgiảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tánkhí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; …Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khácvào đất, nguồn nước gây ô nhiểm nguồn nướ và gây thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản.b) Công ty phải chịu các trách nhiệm pháp lý:Trách nhiệm hành chính trong việc có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường;Trách nhiệm dân sự về vấn đề bồi thường thiệt hại cho các hộ nuôi trồng hủy sản xung quoanh;Câu 4: CQNN nhận đợc đơn phản ánh của một số ngời tiêu dùng về việc sau khi sử dụng hoa quả mua tại cửahàng H (có đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh doanh Quận K, thành phố Hà Nội cấp) đã bị ngộ độcsau khi sử dụng làm 10 ngời phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Những ngời này đã đợc xuất viện sau 24 giờ điều trị.Chủ cửa hàng cũng thừa nhận đã bán hàng cho những ngời này. Qua điều tra và xét nghiệm tại chỗ, các cơ quanchuyên môn kết luận: Nguyên nhân của vụ ngộ độc là do số hoa quả trên đã đợc chủ cửa hàng tẩm chất bảoquản thực phẩm có chứa một hàm lợng độc tố đã bị cấm sử dụng.- Hành vi của chủ cửa hàng H có phải vi phạm pháp luật không? Loại gì? Vì sao?Hành vi của chủ của hàng đã vi phạm Luật an toàn thực phẩm thuộc hành vi cấm trong sản xuất, kinh doanhthực thẩm: “Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn chophép”.- Nếu hành vi trên là VPPL thì Cơ quan nhà nớc nào có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật này? Vì sao?Những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm:- Chủ tịch UBND các cấp quy định tại Điều 33 nghị định 91/ 2012- Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành:Chánh thanh tra Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Thủ trưởng cơ quan quảnlý nhà nước chuyên ngành thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương được giaothực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở thuộc các sở: Y tế,Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lýnhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Công Thương…- Cơ quan quản lý thị trường: kiểm soát viên thị trường, đội trưởng đội quản lý thị trường,chi cục trưởng chicục quản lý thị trường, cục trưởng cục quản lý thị trường- Các cơ quan khác: Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan; cơ quan Thuế vànhững người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc các cơ quan khác theo quy định của Pháp lệnhXử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạmhành chính về an toàn thực phẩm.- Theo quy định của PL xử lý vi phạm hành chính thì chủ cửa hàng hoa quả có thể bị áp dụng nhữnghình thức xử lý nh thế nào? Vì sao?Các hình thức xử phạt:+ Phạt tiền theo quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm:+ Phạt bổ sung nếu tái phạm : Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là hóa chất không rõ nguồngốc, bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm; thực phẩm có chứa hóa chất.Câu 5: Trong khi thi hành nhiệm vụ chiến sĩ cảnh sỏt đó phỏt hiện Nguyễn Văn H điều khiển phương tiện giaothông vô ý đi vào đường cấm.Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành chính, nêu căn cứ pháp lý?Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; do phòng vệ chính đáng; do sự kiện bất ngờ; dosự kiện bất khả kháng; Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hànhchính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy địnhNhư vậy, H không phải chịu trách nhiệm hành chính khi:Chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính tức làdưới 14 tuổi hoặc trường hợp từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm hành chính do cố ý.Thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do trường hợp bất khảkháng,...Giả sử H đó 17 tuổi, điều khiển xe Dream thì H phải chịu trỏch nhiệm hành chính với những hình thứcxử lý như thế nào? Giải thích? Vì sao?H có thể bị xử phạt: Phạt tiền. Cụ thể:Xử phạt về hành vi đi vào đường cấm, xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy dung tích trên 50cm3 nhưngchưa đủ tuổi. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm 3 trở lên.Câu 6: Ông Nguyễn Văn Nam là chủ sở hữu hợp pháp một ngôi nhà 120 m2 đang thơng lợng vay 70 triệu đồngvới thời hạn 3 năm của Ngân hàng thương mại AC để chi phí cho con đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Ngânhàng AC đồng ý nhưng yêu cầu Ông Nam phải thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản.Những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào quy định trong Bộ luật dân sự 2005 có thể đợc áp dụng trong trờng hợpnày và hãy giải thích khái quát quyền và nghĩa vụ của Ông Nam trong mỗi biện pháp để giúp Ông có thể lựachọn sử dụng.Trả lời:Quyền của ông Nam là người thế chấp tài sảnĐược khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sảnthế chấp theo thoả thuận;Ðược đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;Ðược bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinhdoanh.Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyềnyêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sảnthế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.Ðược bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinhdoanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.Ðược cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sảncho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc đượcthay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.Ông Nam có nghĩa vụÐược khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sảnthế chấp theo thoả thuận;Ðược đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;Ðược bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinhdoanh.Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyềnyêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sảnthế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.Ðược bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinhdoanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.Ðược cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sảncho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc đượcthay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.Câu 7: Anh Nguyễn Văn T là công nhân làm việc tại phân xởng hàn của Công ty trách nhiệm hữu hạn PK.Trong khi làm việc do không thực hiện đúng quy trình an toàn lao động mà Công ty đã quy định nên anh T đãđể xảy ra một vụ cháy tại xởng sản xuất. Đám cháy đã lan sang cả 2 nhà dân xung quanh, tuy không có thiệt hạivề ngời nhng thiệt hại về tài sản cho 2 nhà dân là 140 triệu đồng và cho công ty là 18 triệu đồng .a. Trong trờng hợp này ai là ngời phải chịu trách nhiệm bồi thờng đối với những thiệt hại xảy ra cho cácnhà dân xung quanh xưởng và cho công ty PK. Vì sao?Trong trường hợp này công ty TNHH PK phải có trách nhiệm bồi thường cho nhà dân do cháy theo quy định tạiĐiều 618 về bòi thường thiệt hại do pháp nhân gây ra:“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhângiao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàntrả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.Do: anh T là công nhân của công ty PK tức là do người của pháp nhân gây ra nên trước hết cong ty PKphải bồi thường cho 2 nhà dân. Sau đó, có quyền yêu cầu anh T hoàn trả số tiền theoo quy định của PL đồngthời anh T cũng phải bồi thường thiệt hại cho công ty do làm cháy xưởng.b. Trách nhiệm bồi thường trong trờng hợp này thuộc những loại trách nhiệm pháp lý nào? Vì sao?Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vicủa con người gây ra. Vì trong trường hợp này không phải thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng gâyra. Trách nhiệm bồi thường phát sinh trong trường hợp này là do vô ý xâm phạm đến tài sản của pháp nhân vàcác chủ thể khác.Câu 8: Nguyễn Văn T sinh ngày 14- 4-1991 bị bắt ngày 15- 4-2005 trên một chuyến xe khách khi trong hành lýmang theo có hai bánh Hêrôin (mỗi bánh 375 gam).- Hãy xác định tính chất tội phạm của Nguyễn Văn T trong trờng hợp này theo phân loại tội phạm trongBộ Luật hình sự 1999 và hình phạt có thể áp dụng đối với T trong trờng hợp này. Vì sao?Trả lời:Hành vi của T cấu thành tội phạm: “tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chấtma túy”. Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên. Mức hình phạt là hai mươi năm, tù chungthân hoặc tử hình. Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là tử hình.“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khunghình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội màmức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gâynguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hìnhphạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.Xác định hành vi của T thuộc tội phạm của A là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt tù trênhai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.- Có gì khác nếu trong trờng hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam Hêrôin? Vì sao?Trường hợp này hành vi của T thuộc tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 194 BLHS: người nào tàngtrữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.Tội phạm nghiêm trọng với mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.Độ tuổi của T là 14 tuổi 1 ngày thì trường hợp này T không phải chịu trách nhiệm hình sựCâu 10: Đang chạy trên đờng quốc lộ dọc theo đờng sắt, Phạm Văn T là lái xe của công ty cổ phần Minh Đứcnhìn thấy có hai đứa trẻ đang mải mê thả diều và chạy giữa hai đờng ray tàu hỏa, dờng nh không nghe thấynhững tiếng quát gọi của rất nhiều ngời. Trong khi đó, đoàn tàu S2 đang đến rất gần và một vụ tai nạn tởng nhchắc chắn sẽ xảy ra. Phạm Văn T vội lao vào và kịp đẩy mạnh hai đứa trẻ bật ra khỏi đờng ray, đúng lúc đoàntàu vùn vụt lao qua. Thoát chết, nhng một cháu bị gẫy tay phải, còn cháu kia bị gẫy chân trái.Trong trờng hợp gây ra thơng tích cho người khác nh vậy, hành động của lái xe Phạm Văn T có đợc coilà tình thế cấp thiết để đợc loại trừ trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao?Trả lời:Hành động của T được coi là tình thế cấp thiết, bởi vì:Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhànước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phảigây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trong trường hợp này hành động của anh T là ngăn ngừathiệt hại lớn hơn là thiệt hại về tính mạng cho 2 cháu bé. Thiệt hại xảy ra cho 2 cháu là gãy tay, gãy chân là thiệthại nhỏ hơn thiệt hại cẩn ngăn ngừa.Do đó, hành vi của T không phải là tội phạm căn cứ khoản 1 Điều 16 BLHS về tình thế cấp thiết.Câu 11: A (17 tuổi), B (20 tuổi) biết C 18 tuổi) không biết uống rượu nên rủ C đi nhậu. Do C không uốngrượu nên bị A và B trói lại và đổ rượu vào mồm, sau đó cả 3 đều bị say không thể làm chủ được hành vi củamình. Thấy anh M (trước đó có hiềm khích với B) đi qua A, B cởi trói cho C và cả ba đã xông vào đánh tập thểanh M gây thường tích 19%. Hỏi A,B,C có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?Trả lời:Hành vi của A, B, C thuộc là hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe chongười khácTuy nhiên, do điều kiện phạm tội không giống nhau nên A, B, C phải gánh chịu TNHS khác nhau:1. Đối với A (17 tuổi) và B (20 tuổi): Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì A phải chịu TNHS về mọi tộiphạm, trong đó có hành vi phạm tội quy định2. Đối với C: C đã đủ tuổi chịu TNHS nhưng C sẽ không phải chịu TNHS vì trong trường hợp này không thỏamãn yếu tố lỗi. Tuy cả 3 đều ở trong tình trạng say rượu nhưng tình trạng say rượu của C không phải tự C đưamình vào tình trạng say rượu như A và B mà do bị A và B ép buộc. Do trong say không làm chủ được hành vicủa mình nên C đã thực hiện hành vi phạm tội. Mà các dấu hiệu cấu thành tội phạm bao gồm: tính nguy hiểmcho xã hội, tính trái pháp luật, tính phải chịu hình phạt. Nhưng trường hợp này C không thõa mãn dấu hiệu lỗi.Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịuTNHS các chế thể đã đủ độ tuổi chịu TNHSCâu 12 : a) Ông trần Văn K cho Nguyễn văn A (17 tuổi), A phóng nhanh, vượt ẩu gây ra tai nạn, người bị hạicó mức độ thương tật 10%.b) Nguyễn Văn B (14 tuổi) ăn cắp máy tính xách tai trị giái 15 triệu đông, trong lúc tiêu thụ, thì bị bắtHỏi, chế tài sử phạt ở đây là gì? Đối tượng nào bị xử phạt, vì sao?Trả lờia) Xử phạt hành chính: đối tượng bị xử phạt là A và A trực tiếp có hành vi vi phạm pháp luật giao thông đườngbộK và A phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn...b) Xử phạt vi phạm hành chính đối với A vì:B phạm tôi trộm cắp tài sản theo quy định mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù.B phạm tội ítnghiêm trọng.Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rấtnghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, B không phải chịu TNHS trong trường hợpnày.B đã đủ tuổi chịu TN hành chính do hành vi của B là cố ý: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xửphạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hànhchính về mọi vi phạm hành chính...”Câu 13: Công ty cổ phần B đã làm trái quy định của pháp luật Nhà nước về bảo vệ môi trường, xả nước thải rasông làm ô nhiễm nguồn nước và làm chết tôm, cá đang vào mùa thu hoạch của các hộ nuôi trồng thủy sản xungquanh. Công ty cổ phần B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?Trả lời:Công ty Cổ phần B phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sựTrách nhiệm hành chính quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngTrách nhiệm dân sự: bồi thường thiệt hại đối với người dân xung quanh theo quy định1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý viphạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”“Điều 624: bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trườngCá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật, kể cả trường hợp gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”Câu 14: So sánh TNHC và TNHS.*Tính chất đặc điểm:- Giống:+TNHC và TNHS đều là những hậu quả pháp lí bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật.+ Đều là trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ pháp luật đối với nhà nước.- Khác:+ TNHC được thể hiện thông qua quyết định hành chính hành vi hành chính hay quyết định kỉ luật của cá nhântổ chức có thẩm quyền còn TNHS được phản ánh thông qua bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật củaTóa án.+ TNHC là loại trách nhiệm pháp lí được áp dụng để xử lí các hành vi hành chính,TNHS là loại trách nhiệmpháp lí được áp dụng để xử lí các vi phạm hình sự quy định.TNHC có mức độ nghiêm khắc thấp hơn so vớiTNHSThẩm quyền áp dụng và đối tượng áp dụng- Giống nhau:+ Thẩm quyền áp dụng đều chủ yếu thuộc các cơ quan trong bộ máy nhà nước+ Đều có đối tượng chung là công dân.- Khác nhau:+ thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính có thể thuộc về cá nhân(thủ trưởng,phó thủ trưởng,cán bộ côngchức…)trong khi đó thẩm quyền xử lí vi phạm hình sự chỉ thuộc về hệ thống tòa án,chỉ tòa án mới có thể raquyết định để một người phải chịu trách nhiêm hình sự+ đối tượng của trách nhiệm hành chính là cá nhân(công dân Việt Nam, công dân nước ngoài,người không quốctịch)và tổ chức vi phạm pháp luật hành chính.Còn đối tượng áp dụng trách nhiệm hình sự chỉ có thể là cánhân ,chủ thể rõ rang vi phạm pháp luật hình sự.+ đối tượng của trách nhiệm hành chính chủ yếu và quan trọng nhất là các cơ quan hành chính nhà nước và cánbộ công chức vi phạm pháp luật hành chính,còn đôi tượng hình sự là mọi công dân có hành vi vi phạm phápluật hình sự* Các hình thức xử lí:- Giống nhau:+ cả pháp luật hành chính và pháp luật hình sự đều có các hình thức sử lí gồm hình phạt chính và hình phạt bổxung cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả,các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm.+ hệ thống các chế tài của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự đều rất đa dạng và phong phú các mức xửphạt áp dụng cho các mức vi phạm khác nhau.- Khác nhau:+ các biện pháp xử phạt trong vi phạm hành chính nhẹ hơn so với vi phạm hình sự.Đối với hình phạt chínhtrong PLHC gồm cảnh cáo và phạt tiền(10000đ-500000000đ)trong khi đó mức xử phạt chính trong TLHS cóthể lên tới tử hình.Thủ tục áp dụng:- Giống nhau:+ đều được tiến hành theo thủ tục nhất định do pháp luật quy định*Mqh giữa Quốc hội và Chủ tịch nước:- Quốc hội:quyết định thành lập trong Bộ máy nhà nước cơ quan Chủ tịch nước,quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, quy định tổ chức và hoạt động của chủ tịch nước.bầu, miễn nhiễm, bãi nhiễm chức danh Chủ tịch nước,giám sát hoạt động của chủ tịch nước thông qua việc xét báo cáo hoạt động của chủ tịch nước.Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, bãi bỏ điều ước quốc tếdo Chủ tịch nước trực tiếp kí.Quốc hội có thể tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước, nếu không được quá bán tín nhiệm sẽ bịbãi nhiệm.- Chủ tịch nước có quyền:trình các dự án Luật trước Quốc hội,yêu cầu UBTVQH triệu tập Quốc hội họp bất thường,đề nghị xem xét lại các pháp lệnh của UBTVQH, nếu UBTVQH vẫn biểu quyết thông qua thì có quyền trình lênkỳ họp quốc hội gần nhất để Quốc hội quyết đinh, tham dự các phiên họp của Quốc hôị và UBTVQH.Các văn bản của Quốc hội và UBTVQH chỉ có hiệu lực sau khi Chủ tịch nước ban hành lệnh công bố.Đề nghị để Quốc hội bầu một số chức danh quan trọng: Phó chủ tịc nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh ánTAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.*Mqh giữa Quốc hội với Chính phủ- Quốc hội:quyết định thành lập cơ quan Chính phủ trong Bộ máy nhà nước và quy định những nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của cơ quan này,quy định nhiệm vụ và quyền hạn cho cơ quan này, quyết định các chức danh quan trọng trong cơ quan này: bầuthủ tướng trong số các đại biểu Quốc hội, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về danh sách các thành viên kháccủa Chính phủ.Giám sát họat động của Chính phủ bằng việc xét báo cáo hoạt đồng của Chính phủ, thực hiện các chất vấn.Quốc hội còn giao cho UBTVQH phụ trách việc giám sát hoạt động của chính phủ. UBTVQH có quyền bãi bỏcác văn bản của Chính phủ, Thủ tướng nếu trái với văn bản của UBTVQH, đình chỉ vấn đề nghị Quốc hội bãibỏ đối với các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng trái với văn bản của Quốc hội.Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện công việc được giao. Các thành viên Chínhphủ nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị khiển trách hoặc bị Quốc hội xem xét bỏ phiếu tín nhiệm. Số phiếutín nhiệm không quá bán sẽ bị Quốc hội bãi nhiễm.- Chính phủ có quyền:trình dự án Luật, pháp lệnh trước Quốc hội và UBTVQH.Thủ tướng có quyền đề nghị UBTVQH triệu tập Quốchội họp bất thường. Chính phủ tổ chức thực hiện các văn bản của Quốc hội và UBTVQH.Chính phủ có sự độc lập về nhân viên, ngoài Thủ tướng các thành viên khác không nhất thiết là đại biểu Quốchội, thành viên của UBTVQh không đồng thời là thành viên của Chính phủ.*Mqh giữa Quốc hội và Tòa án nhân dân tối caoQuốc hội quyết định thành lập cơ quan Tòa án nhân dân tối cao trong Bộ máy nhà nước, quy định về tổ chức vàhoạt động của cơ quan này, quy định nhiệm vụ quyền hạn cho cơ quan này, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm đối vớichức danh chánh án tòa án nhân dân tối cao. Giám sát hoạt động thông qua việc xét báo cáo hoạt động và thựchiện chất vấn với tòa án nhân dân tối cao. Giao cho UBTVQH thực hiện việc giám sát hoạt động của TAND tốicao. Khi phát hiện thấy văn bản của TAND tối cao trái văn bản của UBTVQH thì có quyền bãi bỏ, nếu thấy tráivăn bản của Quốc hội thì đình chỉ và đề nghị Quốc hội bãi bỏ. TAND tối cao phải chịu trách nhiệm trước Quốchội về việc thực hiện công việc được giao.TAND tối cao có quyền trình dự án luật , pháp lệnh trước Quốc hội, UBTVQH. Xét xử các đại biểu Quốc hội.*Mqh giữa Quốc hội và Viện kiếm sát nhân dân tối caoQuốc hội quyết định thành lập VKSND tối cao, quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan này, quyđịnh nhiệm vụ quyền hạn cho cơ quan này, bầu miễn nhiệm, bãi nhiễm đơi với chức danh Viện trưởng VKSNDtối cao. Giám sát hoạt động thông quan việc xét báo caó hoạt động và thực hiện chất vấn đối với VKSND tốicao. Khi phát hiện thấy văn bản của VKSND tối cao trái văn bản của UBTVQH thì có quyền bãi bỏ, nếu thấytrái văn bản của Quôc hội thì đình chỉ và đề nghị Quốc hội bãi bỏ.VKSND tối cao phải chịu trách nhiệm trướcQuôc hội về việc thực hiện công việc được giao.VKSND tối cao có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội, UBTVQH. BẮt giữ và truy tố các đại biểuQuốc hội.* Mqh giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân địa phươngQuốc hội quyết định về thành lập Hội đồng nhân dân các cấp, thông qua các đạo luật quy định nhiệm vụ, quyềnhạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp.Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sátđối với hoạt động của cơ quan địa phương.Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp; bãi bỏ các Nghịquyết sai trái của HĐND cấp tỉnh, giải tán HĐND cấp tỉnh.Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địagiới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địaphương được tổ chức theo địa giới hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi.Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơquan nhà nước ở địa phương, bảo đảm cho các văn bản pháp luật của trung ương được tôn trọng và thực hiệnnghiêm chỉnh trên phạm vi địa bàn.*Mqh giữa Quốc hội và Ủy ban nhân dânQuốc hội thông qua các đạo luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động củaUBND các cấp.Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sátđối với hoạt động của cơ quan địa phương.Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địagiới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địaphương được tổ chức theo địa giới hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi.Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản củatrung ương trên phạm vi địa bàn.Hiệu quả hoạt động của các cơ quan này ảnh hưởng đến hiệu quả các văn bản của Quốc hội ban hành. Ủy bannhân dân có vai trò quan trọng trong quá trình bầu cử đại biểu Quốc hội.*Mqh giữa Quốc hội với Tòa án nhân dân địa phươngQuốc hội thông qua các đạo luật quyết định việc thành lập hệ thống Tòa án nhân dân địa phương, quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của TAND các cấp.Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho hệ thống TAND, thực hiện quyền giám sát đốivới hoạt động của cơ quan địa phương.Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địagiới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phương được tổ chức theo địa giới hànhchính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi.Về nguyên tắc Tòa án nhân dân có quyền xét xử các vụ án liên quan đến đại biểu Quốc hội.*Mqh giữa Quốc hội với VKSND địa phươngQuốc hội thông qua các đạo luật quyết định việc thành lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân địa phương, quyđịnh nhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của VKSND các cấp.Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho hệ thống VKSND, thực hiện quyền giám sátđối với hoạt động của cơ quan địa phương.Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địagiới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phương được tổ chức theo địa giới hànhchính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi.Về nguyên tắc, Viện kiểm sát nhân dân có quyền truy tố các Đại biểu Quốc hội nếu họ có hành vi phạm tội.*Mqh giữa Chính phủ với HĐNDChính phủ hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.Tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định:(1) Gửi cho Hội đồng nhân dân tỉnh các văn bản của Chính phủ, giải đáp thắc mắc;(2) Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân về kiến thức quản lý nhà nước;(3) bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để Hội đồng nhân dân hoạt động.Chính phủ có quyền quyết định điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh. Việc điều chỉnh địagiới này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phải thành lập Hội đồng nhân dân mới trên các đơn vị hành chính mới.Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và đề nghị ủy banthường vụ Quốc hội bãi bỏ.Hội đồng nhân dân các cấp, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có quyền quyết định những đường lốiphát triển, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.Hiệu quả các văn bản của Chính phủ muốn thực hiện tốt trên phạm vi địa bàn, cần phải được sự đồng tình, ủnghọ của các cơ quan này.*Mqh giữa Chính phủ với TANDKinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án nhân dân địa phương do Tòa án nhân dân tối caolập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.Công tác thi hành án, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ xét xử của cơ quan hành pháp có tác động không nhỏ đến hiệuquả hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân.Chính phủ ban hành nhiều Nghị định, là các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để làm cơ sở cho Tòa ántiến hành xét xử.Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án địa phương, về nguyên tắc có quyền xét xử hành vi vi phạm của các thànhviên Chính phủ.*Mqh giữa Chính phủ với VKSNDKinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện kiểm sátnhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện tốt quyền công tố khi có sự hỗ trợ tốt của các cơ quan điều tra thuộc hệthống hành pháp.Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan giữ quyền công tố, về nguyên tắc có quyền truy tố các thành viên của Chínhphủ.*Mqh giữa Chính phủ với UBND các cấpChính phủ có quyền điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh.Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân để Hội đồng nhân dân quyếtđịnh thành lập các cơ quan chuyên môn này tại địa phương mình.Thủ tướng lãnh đạo và quy định chế độ làm việc với Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh.Thủ tướng phê chuẩn việc bầu cử các thành viên ủy ban nhân dân tỉnh; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủtịch, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của ủy bannhân dân tỉnh.Thủ tướng có quyền đình chỉ, bãi bỏ Quyết định, Chỉ thị của ủy ban nhân dân tỉnh nếu trái Hiến pháp, luật vàvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm tổ chức triển khai cácvăn bản của Chính phủ trên phạm vi địa bàn.Hiệu quả hoạt động của các cơ quan địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Chính phủ.* Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Quốc hội:Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân cùng với Quốc Hội hợpthành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là góc cảu chínhquyền nhân dân. Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và hội đồng nhân dân thành lập. Quốc hội thôngqua các đạo luật quy định việc thành lập Hội đồng nhân dân các cấp, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, nhữngnguyên tắc về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp. Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạtđộng cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan địa phương. Trong mốiquan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương. Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phươngđược tổ chức theo địa giới hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát vàhướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp; bãi bỏ các Nghị quyết sai trái của HĐND cấp tỉnh, giảitán HĐND cấp tỉnh.* Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân :-Với Chủ tịch nướcKhi Quốc hội không họp, Chủ tịch nước được quyền ban hành tình trạng khẩn cấp ở các địa phương. Hội đồngnhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương phải có trách nhiệm triển khai các văn bản của Chủ tịchnước trên phạm vi địa bàn của mình. Các văn bản của Hội đồng nhân dân không được trái với văn bản của Chủtịch nước.- Với Chính phủ:Hội đồng nhân dân các cấp, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có quyền quyết định nhữngđường lối phát triển, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Hiệu quả các văn bản của Chính phủmuốn thực hiện tốt trên phạm vi địa bàn, cần phải được sự đồng tình, ủng họ của các cơ quan này.* Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân:- Với Ủy ban nhân dân:Nếu ở trung ương, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội - cơ quan quyền lực của cả nước, thì ở địaphương, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhândân bầu UBND cùng cấp, giao trách nhiệm cho UBND cùng cấp tổ chức thực hiện các Nghị quyết của mìnhtrên phạm vi địa phương. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, UBND chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐND.UBND phải báo cáo công tác trước HĐND, chịu sự chất vấn của HĐND, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiệncác Nghị quyết của HĐND. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, các thành viên của UBND có thể bị HĐND bỏphiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trong quá trình giám sát hoạt động của UBND, khi thấy văn bản củaUBND cùng cấp sai trái, HĐND có quyền bãi bỏ. HĐND quyết định việc phân bổ ngân sách địa phương, trongđó có ngân sách dành cho UBND để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong năm tài chính. Việc đượcphân bổ nhiều hay ít ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của UBND.UBND có quyền đình chỉ việc thi hành Nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và đềnghị HĐND cấp mình bãi bỏ. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp, nhưng các thành viên chủ chốtcủa UBND lại cũng đồng thời nắm giữ chức vụ chủ chốt trong HĐND cùng cấp.- Với Tòa án nhân dân:Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, có tính độc lập tương đối với các cơ quan nhà nước khác để đảm bảo sự độclập trong quá trình xét xử. Tuy nhiên, với việc thiết lập Tòa án nhân dân theo đơn vị hành chính hiện nay, Tòaán nhân dân có mối quan hệ với Hội đồng nhân dân trên một số mặt sauHội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương vì vậy, có quyền giám sát hoạt động của tất cả cáccơ quan khác trên phạm vi địa phương, trong đó có Tòa án nhân dân. Để thực hiện quyền này, Hội đồng nhândân thực hiện quyền giám sát thông qua việc xét báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cùng cấp, thực hiện việcchất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án TAND cùng cấp. Hội đồng nhân dân còn thực hiện việcbầu Hội thẩm nhân dân để tham gia việc xét xử và về nguyên tắc, khi xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyềnvới thẩm phán. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch Hội đồng tuyển chọn thẩmphán Tòa án nhân dân địa phương.Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử ở địa phương, có nhân viên độc lập so với HĐND cùng cấp, khi xétxử chỉ tuân theo pháp luật. Kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân được phân bổ theo ngành dọc không lệthuộc vào địa phương. Tòa án nhân dân có quyền xét xử các thành viên HĐND nếu có hành vi vi phạm phápluật.- Với Viện kiểm sát nhân dân:Viện kiểm sát là cơ quan kiểm sát, có tính độc lập tương đối với các cơ quan nhà nước khác để đảm bảo sự độclập trong quá trình bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, với việc thiết lập Viện kiểm sát nhân dân theo đơn vị hànhchính hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân có mối quan hệ với Hội đồng nhân dân trên một số mặt sau:Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương vì vậy, có quyền giám sát hoạt động của tất cảcác cơ quan khác trên phạm vi địa phương, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân. Để thực hiện quyền này, Hộiđồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua việc xét báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cùngcấp, chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn của Viện trưởng VKSND cùng cấp. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịchHĐND cấp tỉnh tham gia làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, Kiểm sát viênVKSND cấp huyện.Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan kiểm sát ở địa phương, có nhân viên độc lập so với HĐND cùng cấp.Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được phân bổ theo ngành dọc không lệ thuộc vào địa phương.Viện kiểm sát nhân dân có quyền truy tố các thành viên HĐND nếu có hành vi vi phạm pháp luật.* Mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân:- Với Quốc hội: Quốc hội thông qua các đạo luật quy định thành lập các cơ quan Ủy ban nhân dân, quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp. Quốc hội quyết định phânbổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơquan địa phương. Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chiatách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấptỉnh, các cơ quan địa phương được tổ chức theo địa giới hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi.- Với Chủ tịch nước: Khi Quốc hội không họp, Chủ tịch nước có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp ở các địaphương. ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính ở địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản củaChủ tịch nước. Hiệu quả thực hiện của Ủy ban nhân dân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực thi văn bản củaChủ tịch nước ở trên phạm vi địa bàn.- Với Chính phủ: Chính phủ và các ủy ban nhân dân đều thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Vìvậy, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Chính phủ có quyền điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh. Chính phủ quy định về tổ chứccác cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân để Hội đồng nhân dân quyết định thành lập các cơ quan chuyênmôn này tại địa phương mình. Thủ tướng lãnh đạo và quy định chế độ làm việc với Chủ tịch ủy ban nhân dântỉnh. Thủ tướng phê chuẩn việc bầu cử các thành viên ủy ban nhân dân tỉnh; miễn nhiệm, điều động, cách chứcChủ tịch, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của ủyban nhân dân tỉnh. Thủ tướng có quyền đình chỉ, bãi bỏ Quyết định, Chỉ thị của ủy ban nhân dân tỉnh nếu tráiHiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm tổ chức triểnkhai các văn bản của Chính phủ trên phạm vi địa bàn. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan địa phương ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Chính phủ.* Mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân:- Với Ủy ban nhân dân:Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê chuẩn kết quả bầu UBND cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm,cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp huyện; đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luậtcủa UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện. UBND cấp tỉnh nhận các báo cáo công tác của UBNDhuyện, chỉ đạo và kiểm tra UBND cấp huyện thực hiện các văn bản cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dântỉnh, Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh.Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn kết quả bầu UBND cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, miễnnhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã; đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái phápluật của UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã. UBND cấp huyện nhận các báo cáo công tác của UBND xã, chỉđạo và kiểm tra UBND cấp xã thực hiện các văn bản cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, Quyếtđịnh, Chỉ thị của UBND cấp huyện.* Với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân:+ Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân tối cao: UBND với TAND tối cao, VKSND tối cao có tính độclập tương đối vì UBND là cơ quan hành chính ở địa phương, TAND tối cao, VKSND tối cao là cơ quan tư phápở trung ương. Về nguyên tắc, UBND có trách nhiệm tổ chức triển khai các văn bản của cơ quan cấp trên trongphạm vi địa bàn, trong đó có các văn bản của TAND tối cao, VKSND tối cao.+ Tòa án nhân dân địa phương:UBND chỉ đạo công tác phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiện công tác tuyên truyền giáo ducpháp luật ở địa bàn; thực hiện công tác giám định tư pháp, quản lý tổ chức luật sư và tư vấn pháp luật.TAND muốn thực hiện việc xét xử phải phụ thuộc vào kết quả điều tra của các cơ quan hành chính, sự hỗ trợ vềvật chất, điều kiện mới tiến hành được việc xét xử các vụ án; tổ chức chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.TAND có quyền xét sử các thành viên của UBND nếu họ có hành vi vi phạm pháp luật.+ Viện kiểm sát nhân dân địa phươngUBND chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiện công tác tuyên truyềngiáo dục pháp luật ở trên phạm vi địa bàn; thực hiện việc điều tra và kết quả điều tra chuyển cho Viện kiểm sátnhân dân để Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố.Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố các thành viên UBND nếu họ có hành vi vi phạm pháp luậthình sự.* Mối quan hệ pháp lý giữa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Ủy ban nhân dân cấp huyện, xãChủ tịch UBND cấp tỉnh phê chuẩn kết quả bầu UBND cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm,cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp huyện; đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luậtcủa UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện. UBND cấp tỉnh nhận các báo cáo công tác của UBNDhuyện, chỉ đạo và kiểm tra UBND cấp huyện thực hiện các văn bản cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dântỉnh, Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh.Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn kết quả bầu UBND cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, miễnnhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã; đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái phápluật của UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã. UBND cấp huyện nhận các báo cáo công tác của UBND xã, chỉđạo và kiểm tra UBND cấp xã thực hiện các văn bản cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, Quyếtđịnh, Chỉ thị của UBND cấp huyện.* Mối quan hệ pháp lý giữa Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh với Giám đốc sở:Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luậtvề toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dântỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định.Việc bổ nhiệm Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Xâydựng ban hành và theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. Việc miễn nhiệm, điều động, luânchuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc Sở thực hiện theoquy định của pháp luật.* Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân với Viện kiểm sát nhân dân:Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có mối liên hệ đặc biệt, bởi đây là các cơ quan tư pháp, đều cónhiệm vụ chung là bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tàisản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Tòa án nhândân và Viện kiểm sát cùng với các cơ quan khác nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp phòngngừa và chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tòa án nhân dân xét xử các vụ án do Viện kiểmsát tiến hành công tố. Viện kiểm sát thực hiện quyền giám sát đối với việc điều tra, tạm giam, tạm giữ, xét xử,thi hành án. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồngthẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận việc hướng dẫn áp dụng pháp luật. Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cấp trên hoặc cùng cấp có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết địnhchưa có hiệu lực của Tòa án nhân dân; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân.* Mối quan hệ giữa TAND với HĐND, UBND.- Giữa TAND với HĐND:+ Giữa TAND tối cao với HĐND:HĐND với TAND tối cao có ít quan hệ bởi chúng thuộc hệ thống các cơ quan khác nhau. TAND tối cao là cơquan tư pháp ở TW còn HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương. Về nguyên tắc, HĐND quyết định các biệnpháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luât, các văn bản cấp trên ở địa phương mình, trong đó ó văn bản củaHội đồng thẩm phán TAND tối cao, thong tư của chánh án TAND tối cao.HĐND phối hợp TAND tối cao khi thực hiện 1 số vấn đề như:Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động chánh án, phó chánh án các TAND địa phươngĐiều động thẩm phán các TAND địa phươngQuy định số lượng hội thẩm của các TAND địa phươngQuy hoạch cán bộ đối với các TAND đia phươngĐề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng khen thưởng đối với các cán bộ thuộc TAND địa phươngHình thức phối hợp này được thể hiện dưới dạng các thông báo hoặc trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc trựctiếp.+ Giữa TAND địa phương với HĐND:TAND là cơ quan xét xử, có tính dộc lập tương đối với các cơ quan nhà nước khác để đảm bảo sự độc lập trongquá trình xét xử. Tuy nhiên với việc thiết lập TAND theo đơn vị hành chính hiện nay, TAND có mối quan hệvới HĐND trên một số mặt sau:HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương, vì vậy có quyền giám sát hoạt động của tất cả các cơ quan chứcnăng khác trên phạm vi địa phương, trong đó có TAND. Để thực hiện quyền này, HDDND thực hiện quyềngiám sát thông qua các việc:Xét báo cáo công tác của TAND cùng cấpThực hiện việc chất vấn va xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án TAND cùng cấpBầu Hội thẩm nhân dân để tham gia việc xét xử và về nguyên tắc, khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyềnvới thẩm phánChủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh làm chủ tịch Hội đồng tuyển chọn thẩ phán TAND địa phươngTAND là cơ quan xét xử ở địa phương, có nhân viên độc lập so với HĐND cùng cấp, khi xét xử chỉ tuân theopháp luật. Kinh phí hoạt động của TAND được phân bố theo ngành dọc không lệ thuộc vào địa phương. TANDcó quyền xét xử các thành viên HĐND nếu họ có hành vi vi phạm pháp luật.- Giữa TAND với UBND+ Giữa TAND tối cao với UBND:TAND tối cao với UBND có tính độc lập tương đối vì TAND tối cao là cơ quan tư pháp ở TW còn UBND là cơquan hành chính ở địa phương.Về nguyên tắc, UBND có trách nhiệm tổ chức triển khai các văn bản của các cơ quan cấp trên trong phạm vi địabàn trong đó có TAND tối cao+ Giữa TAND địa phương với UBND:UBND chỉ đạo công tác phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiện công tác tuyên truyền giáo ducpháp luật ở địa bàn; thực hiện công tác giám định tư pháp, quản lý tổ chức luật sư và tư vấn pháp luật.TAND muốn thực hiện việc xét xử phải phụ thuộc vào kết quả điều tra của các cơ quan hành chính, sự hỗ trợ vềvật chất, điều kiện mới tiến hành được việc xét xử các vụ án; tổ chức chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.TAND có quyền xét sử các thành viên của UBND nếu họ có hành vi vi phạm pháp luật.* Mối quan hệ giữa TAND các cấp với nhau.Giữa TAND tối cao và TAND cấp dưới: TAND tối cao thi hành những nhiệm vụ sau:Hướng dẫn các TAND cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật.Giám đốc thẩm, tái thảm những vụ án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp tỉnh.Phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.Giải quyết khiếu nại đối với quyết định của TAND cấp tỉnh về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp và về việcgiải quyết các cuộc đình công.Chánh án TAND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm với các bản án, quyết địnhcó hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh và cấp huyện.Chánh án TAND tối cao có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phánTAND địa phương theo đề nghịcủa Hội đồng tuyển chọn thẩm phán.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó chánh án TAND địa phương.Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho thảm phán, Hội thẩm và các cán bộ của Tòa án.Quy định bộ máy giúp việc của TAND địa phương.Lập dự toán kinh phí hoạt động của TAND các cấp.Tổ chức việc kiểm tra quản lý và sử dụng kinh phí của TAND địa phương.Giữa TAND cấp tỉnh và TAND các cấp:Chuyển hồ sơ vụ án đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm mà có kháng cáo kháng nghị phúc thẩm để TAND tốicao xét xử phúc thẩm.Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bịkháng cáo, kháng nghị.Giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án, bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị.Thực hện các biện pháp bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất của TAND cấp huyệnThực hiện việc nhận, tổng kết báo cáo của các TAND cấp huyện và báo cáo lên TAND tối cao.Chánh án TAND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm với các bản án, quyết địnhđã có hiệu lực thi hành pháp luật của TAND cấp huyện.Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, hội đồng nhân dân và các cán bô tòa án cấp huyện.Giữa TAND cấp huyện và TAND các cấp:Chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm lên TAND cấp tỉnh, nếu bản án, quyết định sơthẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.Thực hiện việc báo cáo công tác lên TAND cấp tỉnh.* Mối quan hệ của Viện kiểm sát nhân dân với từng cơ quan còn lại trong bộ máy nhà nước.- Mối quan hệ giữa Viện KSND với Quốc hội:+ Quan hệ giữa Viện KSND tối cao với Quốc hội:Quốc hội quyết định thành lập VKSND tối cao, quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan này, quy địnhnhiệm vụ quyền hạn cho cơ quan này. Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm với chức danh Viện trưởng VKSND tối cao.Giám sát hoạt động thông qua việc xét báo cáo hoạt động và thực hiện việc chất vấn đối với VKSND tối cao.Khi phát hiện thấy văn bản của VKSND tối cao trái văn bản của UBTVQH thì có quyền bãi bỏ, nếu thấy tráivăn bản của Quốc hội thì đình chỉ và đề nghị Quốc hội bãi bỏ. VKSND tối cao phải chịu trách nhiệm trướcQuốc hội về việc thực hiện công việc được giao.VKSND tối cao có quyền trình dự án luật, pháp luật trước Quốc hội, UBTVQH. Bắt giữ và truy tố các đại biểuQuốc hội nếu họ vi phạm pháp luật.+ Quan hệ giữa VKSND địa phương với Quốc hội:
Tài liệu liên quan
- Tổng hợp đề thi và đáp án HSG các môn THCS
- 18
- 910
- 1
- TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN QUẢN TRỊ HỌC (CAO HỌC KINH TẾ)
- 18
- 4
- 138
- Tổng hợp đề thi và đáp án thi học sinh giỏi môn toán cấp tỉnh hệ bổ túc tỉnh Thanh Hóa năm 2009
- 5
- 1
- 4
- Tổng hợp đề thi và đáp án tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông
- 143
- 1
- 4
- Tuyển chọn tổng hợp đề thi và đáp án thi học sinh giỏi các tỉnh môn anh lớp 9
- 26
- 4
- 5
- tổng hợp Đề thi và đáp án tuyển sinh Đại học 2002-2007 pdf
- 27
- 488
- 0
- Tổng hợp đề thi và đáp án các kì thi chọn HSG quốc gia địa lý từ năm 1997 đến 2002
- 24
- 1
- 8
- Tổng hợp đề thi và đáp án thi học sinh giỏi cấp huyện môn sinh học lớp 8 chọn lọc
- 83
- 4
- 7
- Tổng hợp đề thi và đáp án môn cơ học
- 49
- 847
- 1
- Tổng hợp đề thi và đáp án giáo viên giỏi cấp huyện
- 37
- 780
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(78.22 KB - 33 trang) - Tổng hợp đề thi và đáp án tự luận pháp luật đại cương Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đề Tự Luận Môn Pháp Luật đại Cương
-
Đề Thi Pháp Luật Đại Cương Tự Luận Có đáp án - ViecLamVui
-
Bộ Câu Hỏi Tự Luận Và đáp án Môn Pháp Luật đại Cương - Áo Kiểu Đẹp
-
TỰ LUẬN & TRẮC NGHIỆM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (CƠ BẢN)
-
Pháp Luật đại Cương - NEU - StuDocu
-
ĐỀ TỰ LUẬN SỐ 1- Pháp Luật đại Cương - StuDocu
-
Đề Thi Cuối Kỳ Pháp Luật Đại Cương [Năm 1 - Đại Học Ngoại Ngữ]
-
Bài Tập Pháp Luật đại Cương.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Bộ 60 Câu Hỏi Tự Luận ôn Thi Môn Pháp Luật đại Cương
-
Câu Hỏi Tự Luận Môn Pháp Luật đại Cương - ĐH Cần Thơ - TaiLieu.VN
-
Top 15 đề Pháp Luật đại Cương Tự Luận
-
Top 15 đề Thi Môn Pháp Luật đại Cương Tự Luận
-
Bộ đề Cương Câu Hỏi ôn Thi Tự Luận Môn Pháp Luật đại Cương
-
Câu Hỏi Tự Luận Pháp Luật đại Cương - TaiLieu.VN
-
Đề Thi Pháp Luật đại Cương Tự Luận Có đáp án